Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua.
Bảo Trân: Thưa anh HD, anh có ghi nhận gì trước việc Thành phố Sài Gòn tiếp tục bị giới nghiêm thêm một tháng nữa?
Hướng Dương: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Ngày 15/8, UBND Thành Hồ ra công văn số 2718 về việc tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 trong 1 tháng từ 16/8 đến 15/9 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở yên đó”. Ngoài việc tiếp tục áp dụng lệnh giới nghiêm, người dân Sài Gòn sẽ không được ra đường trong 7 ngày với bất cứ lý do gì, kể cả đi mua lương thực thiết yếu. Trong bản tin hôm thứ 7 ngày 14 tháng 8, chúng tôi đã dự báo về tình trạng Sài Gòn sẽ bị siết chặt hơn cũng như các tin đồn sẽ trở thành hiện thực. Ba ngày trước khi ra công văn số 2718, lãnh đạo Thành Hồ đã phủ nhận thông tin sẽ cấm người dân ra đường trong 7 ngày. Đây là lần thứ 3 chỉ trong hai tháng, Thành Hồ phủ nhận tin đồn nhưng chỉ vài ngày sau lại ra công văn hiện thực hóa “tin đồn”, đẩy người dân vào cảnh điêu đứng, khổ cực.
Bảo Trân: Trong một diễn biến có liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Việt Nam. Hôm 18/8 vừa qua, Thủ tướng VN Phạm Minh Chính đã mạnh mẽ đổ thừa trách nhiệm cho người dân là đã “còn chủ quan, lơ là”, dẫn đến đại dịch vượt tầm khống chế. Anh vui long nói rõ hơn về sư việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Hướng Dương: Đúng như chị vừa nói. Lời đổ tội nói trên đã gây phẫn nộ từ nhiều thành phần trong xã hội, đặc biệt là từ các trí thức và chuyên gia đã lên tiếng chỉ trích các biện pháp chống dịch từ mấy tháng qua. Giáo sư Mạc Văn Trang tuyên bố là việc đổ lỗi cho dân là một điều sai trái vì thực tế cho thấy các biện pháp chống dịch, trong đó có các chỉ thị mang tính “thiết quân luật” hay “ngăn sông cấm chợ”, dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong xã hội.
Một số người khác mặc dù căm phẫn nhưng không ngạc nhiên cho lắm trước hành vi trút tội cho dân của Phạm Minh Chính. Lý do là từ khi “cướp được” chính quyền vào năm 1954, đảng CSVN “luôn cướp công lao” từ bất cứ thành công nào trong xã hội, nhưng nếu thất bại thì luôn đổ lỗi cho dân. Chính vì thế dân gian có câu vè: “Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài Đảng ta”.
Nhưng không hiểu là điều trùng hợp ngẫu nhiên hay cố ý, chỉ một ngày sau vụ đổ tội cho dân, vào hôm thứ Năm 19/8, số người bị nhiễm dịch đã vượt qua mức 10 ngàn người sau một tuần lễ dao động quanh mức 9 ngàn người mỗi ngày, nâng tổng số người bị nhiễm trên toàn quốc lên mức 312 ngàn, trong số đó có hơn 7 ngàn người chết.
Bảo Trân: Thưa anh, việc bạo quyền VN thu gần 9 ngàn tỷ đồng nhưng mới chi ra 200 tỷ để mua vaccine là sao anh?
Hướng Dương: Vâng đúng vậy!
Thêm một bằng chứng tham tàn của chế độ CSVN vừa được phơi bày trên truyền thông sau khi cái gọi là “Quỹ vắc xin chống dịch Covid-19” cho biết là đã thu được 9 ngàn tỷ đồng suốt 4 tháng qua nhưng chỉ mới chi ra 197 tỷ đồng để mua vắc xin chích ngừa cho dân.
Trả lời chất vấn của báo chí, ban quản trị Quỹ vắc xin cho biết là tính đến ngày thứ Tư 18/8 vừa qua, tổng số tiền quyên góp được là hơn 8600 tỷ đồng nhưng chỉ mới chi ra 197 tỷ đồng để đặt mua thuốc. Ban này cho biết là số tiền còn lại đều được gửi vào các ngân hàng thương mại để lấy lời và sẽ đưọc dùng để tài trợ cho việc nghiên cứu hay đặt mua các trang thiết bị sản xuất vắc xin chống dịch.
Được biết quỹ này được thành lập vào tháng 5 vừa qua, được giới truyền thông lề đảng rầm rộ tiếp tay để lạc quyên từ các công ty ngoại quốc đang đầu tư tại VN và người Việt trong cũng như ngoài nước. Theo kế hoạch ảo được công bố vào tháng 7, nhà cầm quyền csVN muốn đặt mua khoảng 150 triệu liều vắc xin để chích ngừa cho 75 triệu dân với tổng phí tổn ước tính là 25 ngàn tỷ đồng, tức khoảng hơn 1 tỷ Mỹ kim.
Bảo Trân: Nếu đại dịch Vũ Hán tiếp tục kéo dài thêm vài tháng nữa, gần 9 triệu người dân tại 24 tỉnh thành có nguy cơ lâm vào tình trạng thiếu ăn sau nhiều tháng bị phong tỏa và giới nghiêm. Anh có suy nghĩ gì về việc này?
Hướng Dương: Theo tôi được biết lời cảnh báo nói trên do chính bộ lao động, thương binh và xã hội VN công bố vào hôm thứ Năm 19/8, chứ không phải đến từ các “thế lực thù địch với chế độ”. Để giảm bớt nguy cơ nói trên, bộ lao động đề nghị nhà cầm quyền cung cấp 130 ngàn tấn gạo để trợ giúp khẩn cấp cho gần 9 triệu người dân đang điêu đứng sau hơn 3 tháng bị phong tỏa xã hội ở 24 tỉnh thành.
Trong 24 tỉnh thành mà bộ này liệt kê, Sài Gòn là nơi cần được trợ cấp nhiều nhất với 71 ngàn tấn, kể đó là Bình Dương với 11 ngàn tấn và Đồng Tháp với 6 ngàn tấn. Điều đáng nói là theo đề nghị nói trên, mỗi đầu người chỉ nhận khoàng 15 ký gạo, tức có thể cầm cự khoảng hơn một tháng.
No comments:
Post a Comment