Kính thưa quý thính giả, sau đây là tiết mục Trả Lời Thư Tín do ông Đằng Giang, quản nhiệm đài Đáp Lời Sông Núi thực hiện
Thưa quí thinh giả
Trong 2 tuần qua, chúng tôi đã nhận được khá nhiều thư thính giả gửi vào đài để chia sẻ thông tin, bày tỏ suy nghị và nêu ra những thắc mắc về nhiều vấn đề khác nhau, một trong những vấn đề được nhiều thình giả nêu ra đó lá vụ án Hồ Duy Hải, về vụ án này, chúng tôi nhận được thư của ông Vũ Minh ở Bà Rịa nêu ra ý kiến như sau: “Tôi cảm thấy xót xa cho một người trẻ bị vướng vào tội ác và tin rằng tử tội sẽ bị xử tử một ngày không xa sau phiên phúc thẩm, nay vụ án sẽ được mở lại để tái xét thì thật là một tin mừng cho tử tội và cho gia đình đương sự. Tôi thắc mắc không biết có điều gì bí ẩn đàng sau vụ án này hay sao mà kéo dài như vậy?”
Thưa ông Vũ Minh, chẳng những ông mà có rất nhiều người cũng thắc mắc như ông, nhất là qua những thông tin tường thuật về hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, cho thấy ngay từ đầu vụ án đã để lộ ra nhiều tình tiết rất mơ hồ, nhưng rồi Hồ Duy Hải vẫn bị án tử. Nếu nay vụ án được mở lại, được xét xử công bằng, biết đâu sẽ minh oan cho tử tội và những bí ẩn mà ông thắc mắc sẽ được giải tỏa. Tuy nhiên chúng tôi chưa tin vào hệ thông tư pháp của VN, nên không có hy vọng nhiều.
Cũng về vụ án Hồ Duy Hải, chúng tôi cũng nhận được thư của bà Lê T. Mai Anh ở Ninh Bình, bà nêu lên một khía cạnh khác, tôi xin trích: “Sự kiện đánh động tôi nhiều nhất khi nghe tin có đến hơn 25 ngàn chữ ký từ những người ở đâu đó đã kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải. Như thế vụ án đã được quốc tế quan tâm. Không biết các quan chức ở nước ta sẽ giải quyết thế nào, có phải đây là vụ án chính trị hay không?”
Thưa bà Mai Anh, tuy thư của bà chỉ có mấy dòng ngắn ngủi nhưng lại nêu ra nhiều vấn nạn, khiến tôi phải tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Vâng đúng như bà nêu ra, vụ án đã ở tầm mức quốc tế khi ông Tổng thư ký Ân Xá Quốc Tế Nauy là John Peder Egenaes, hôm 23/10 vừa qua đã gửi thư đến Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, kèm theo là chữ ký của 25,543 người kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải; và kêu gọi tái xét xử công bằng cho Hồ Duy Hải. Còn phía nhà nước CSVN sẽ giải quyết thế nào thì vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. Chúng tôi cũng đồng ý với nhận xét của bà là vụ án này có vẻ mang mầu sắc chính trị hơn là một vụ án hình sự thông thường.
Việc thứ hai được nhiều thính giả quan tâm theo dõi là “Sách Trắng Quốc Phòng 2019” được công bố hôm 25/11 vừa qua. Trong số quí thinh giả gửi thư cho đài, có thư của ông Trần Văn Cảnh ở Gia Kiệm, Đồng Nai, ông nêu lên việc nhà nước CSVN thay đổi chính sách quốc phòng từ 3 không thành 4 không. Trong thư có đoạn, tôi xin trích: “Chính sách quốc phòng 3 không đã là tự trói tay mình rồi, nay lại thêm một cái không thứ tư nữa là – Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, vậy thì chúng ta có quân đội nhân dân để làm gì? quân đội nhân dân không bảo vệ tổ quốc thì để đàn áp dân mình hay sao?”
Thưa Ông Cảnh, theo chúng tôi nhận định thì chính sách 3 không trước đây và bây giờ đổi thành 4 không, là VN phải tuân theo ý muốn của đàn anh Trung Cộng thôi, vì chính TC là nước luôn chủ trương dùng quân sự để giải quyết các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là đối với VN, như họ đã đánh chiếm Hoàng sa năm 1974 và một phần Trường Sa năm 1988, và nhiều lần đe dọa dùng vũ lực khi VN khai thác dầu khí ở Biển Đông. Nay VN thêm vào cái không thứ tư để chứng tỏ là VN đã đầu hàng và tuân thủ ý muốn của đàn anh TC rồi!
Trong 2 tuần qua, chúng tôi đã nhận được khá nhiều thư thính giả gửi vào đài để chia sẻ thông tin, bày tỏ suy nghị và nêu ra những thắc mắc về nhiều vấn đề khác nhau, một trong những vấn đề được nhiều thình giả nêu ra đó lá vụ án Hồ Duy Hải, về vụ án này, chúng tôi nhận được thư của ông Vũ Minh ở Bà Rịa nêu ra ý kiến như sau: “Tôi cảm thấy xót xa cho một người trẻ bị vướng vào tội ác và tin rằng tử tội sẽ bị xử tử một ngày không xa sau phiên phúc thẩm, nay vụ án sẽ được mở lại để tái xét thì thật là một tin mừng cho tử tội và cho gia đình đương sự. Tôi thắc mắc không biết có điều gì bí ẩn đàng sau vụ án này hay sao mà kéo dài như vậy?”
Thưa ông Vũ Minh, chẳng những ông mà có rất nhiều người cũng thắc mắc như ông, nhất là qua những thông tin tường thuật về hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, cho thấy ngay từ đầu vụ án đã để lộ ra nhiều tình tiết rất mơ hồ, nhưng rồi Hồ Duy Hải vẫn bị án tử. Nếu nay vụ án được mở lại, được xét xử công bằng, biết đâu sẽ minh oan cho tử tội và những bí ẩn mà ông thắc mắc sẽ được giải tỏa. Tuy nhiên chúng tôi chưa tin vào hệ thông tư pháp của VN, nên không có hy vọng nhiều.
Cũng về vụ án Hồ Duy Hải, chúng tôi cũng nhận được thư của bà Lê T. Mai Anh ở Ninh Bình, bà nêu lên một khía cạnh khác, tôi xin trích: “Sự kiện đánh động tôi nhiều nhất khi nghe tin có đến hơn 25 ngàn chữ ký từ những người ở đâu đó đã kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải. Như thế vụ án đã được quốc tế quan tâm. Không biết các quan chức ở nước ta sẽ giải quyết thế nào, có phải đây là vụ án chính trị hay không?”
Thưa bà Mai Anh, tuy thư của bà chỉ có mấy dòng ngắn ngủi nhưng lại nêu ra nhiều vấn nạn, khiến tôi phải tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Vâng đúng như bà nêu ra, vụ án đã ở tầm mức quốc tế khi ông Tổng thư ký Ân Xá Quốc Tế Nauy là John Peder Egenaes, hôm 23/10 vừa qua đã gửi thư đến Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, kèm theo là chữ ký của 25,543 người kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải; và kêu gọi tái xét xử công bằng cho Hồ Duy Hải. Còn phía nhà nước CSVN sẽ giải quyết thế nào thì vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. Chúng tôi cũng đồng ý với nhận xét của bà là vụ án này có vẻ mang mầu sắc chính trị hơn là một vụ án hình sự thông thường.
Việc thứ hai được nhiều thính giả quan tâm theo dõi là “Sách Trắng Quốc Phòng 2019” được công bố hôm 25/11 vừa qua. Trong số quí thinh giả gửi thư cho đài, có thư của ông Trần Văn Cảnh ở Gia Kiệm, Đồng Nai, ông nêu lên việc nhà nước CSVN thay đổi chính sách quốc phòng từ 3 không thành 4 không. Trong thư có đoạn, tôi xin trích: “Chính sách quốc phòng 3 không đã là tự trói tay mình rồi, nay lại thêm một cái không thứ tư nữa là – Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, vậy thì chúng ta có quân đội nhân dân để làm gì? quân đội nhân dân không bảo vệ tổ quốc thì để đàn áp dân mình hay sao?”
Thưa Ông Cảnh, theo chúng tôi nhận định thì chính sách 3 không trước đây và bây giờ đổi thành 4 không, là VN phải tuân theo ý muốn của đàn anh Trung Cộng thôi, vì chính TC là nước luôn chủ trương dùng quân sự để giải quyết các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là đối với VN, như họ đã đánh chiếm Hoàng sa năm 1974 và một phần Trường Sa năm 1988, và nhiều lần đe dọa dùng vũ lực khi VN khai thác dầu khí ở Biển Đông. Nay VN thêm vào cái không thứ tư để chứng tỏ là VN đã đầu hàng và tuân thủ ý muốn của đàn anh TC rồi!
Một sự kiện khác được thính giả quan tâm là hôm 25/11/2019, Quốc hội
VN thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, quy định miễn
thị thực có thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh
tế ven biển. Chúng tôi nhận được nhiều thư có chung sự quan tâm, trong
ấy có thư của cô Đỗ Thu Vân ở Huế, thư của ông Phan Bình ở Quảng Nam và
thư một bạn tên Đinh Thắng quận Tân Bình, Sài Gòn. Cả ba vị đều nhắc
lại các cuộc biều tình xuống đường chống Luật Đặc Khu năm ngoái, tuy QH
đã tạm dừng cứu xét luật này, nhưng trên thực tế các đặc khu ấy vẫn được
tiến hành xây dựng, đặc biệt là Đặc Khu Vân Đồn ở Quảng Ninh. Như vậy
nhà nước đã lừa người dân chăng?
Vâng thưa Cô Vân, ông Bình anh bạn Thắng, nhiều thông tin chính thức cho thấy Đặc Khu Vân Đồn vẫn được tiến hành xây dựng rất qui mô, tiền bạc đến từ đâu chúng ta không biết. Cụ thề Ngày 21/11/19 Thủ tướng Phúc đã ký “Nghị Quyết thí điểm thành lập Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vân Đồn”. Rồi sau đó 3 ngày thì QH mới sửa đổi luật nhập cảnh, rõ ràng có sự sắp xếp trùng khớp để đưa người nước ngoài, nói đúng ra là để cho người Trung Quốc ra vào các đặc khu ấy mà không cần Visa. Nên dư luận cho rằng nhà nước đánh lừa người dân, thì suy luận ấy là có cơ sở.
Vâng thưa Cô Vân, ông Bình anh bạn Thắng, nhiều thông tin chính thức cho thấy Đặc Khu Vân Đồn vẫn được tiến hành xây dựng rất qui mô, tiền bạc đến từ đâu chúng ta không biết. Cụ thề Ngày 21/11/19 Thủ tướng Phúc đã ký “Nghị Quyết thí điểm thành lập Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vân Đồn”. Rồi sau đó 3 ngày thì QH mới sửa đổi luật nhập cảnh, rõ ràng có sự sắp xếp trùng khớp để đưa người nước ngoài, nói đúng ra là để cho người Trung Quốc ra vào các đặc khu ấy mà không cần Visa. Nên dư luận cho rằng nhà nước đánh lừa người dân, thì suy luận ấy là có cơ sở.
Một đề tài khác được giới trí thức, sinh viên học sinh đặc biệt quan
tâm, đó là việc thành phố Đà Nẵng muốn lấy tên giáo sĩ Alexandre de
Rhodes để đặt tên cho một đường phố, nhưng đã bị một số người phản đối,
nên thành phố đã rút lại ý muốn trên. Sự kiện này chúng tôi nhân được
thư của bà Nguyễn Thị Sương ở Sông Cầu, Phú Yên. Thư bà viết có đoạn:
“Chúng ta luôn dậy dỗ con cái phải biết ơn những người làm ơn cho mình,
nên việc lấy tên một người đã có công soạn ra chữ quốc ngữ cho nước mình
để đặt tên cho một con đường thì có gì sai trái, sao lại phản đối?”
Thưa bà Suơng, đúnh như bà nói, biết ơn người làm ơn cho mình là một đức tính của người Việt chúng ta, nên luôn luôn phải nhắc nhớ con cháu mình. Sự kiện có một số người chống đối giáo sĩ Alexandre de Rhodes, mà trước đây thời VNCH phiên dịch giáo sĩ Đắc Lộ, nên đã có Trung Tâm Đắc Lộ rồi trường trung học Đắc Lộ ở Sài Gòn. Sở dĩ một số người chống đối và lên án vị giáo sĩ đã có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ mà chúng ta đang dùng ngày nay, là vì môn lịch sử Việt Nam đã bị bóp méo, bị sửa đổi theo định kiến của đảng CSVN, làm cho nhiều người không am tường lịch sử chính thống đã hiểu sai. Chẳng những sự kiện giáo sĩ Alexandre de Rhodes mà còn rất nhiều sự kiện lịch sử khác đã bị sửa đổi cho phù hợp với mục tiêu tuyên truyền của đảng. Chính vì vậy mà học sinh sinh viên VN coi thường môn lịch sử như chúng ta đã thấy trong những năm qua .
Thưa quí thính giả, vì thời lượng không cho phép, nên tôi phải ngưng mục TLTT hôm nay. Mong quí vị thông cảm.
DgG Quản nhiệm đài.
Thưa bà Suơng, đúnh như bà nói, biết ơn người làm ơn cho mình là một đức tính của người Việt chúng ta, nên luôn luôn phải nhắc nhớ con cháu mình. Sự kiện có một số người chống đối giáo sĩ Alexandre de Rhodes, mà trước đây thời VNCH phiên dịch giáo sĩ Đắc Lộ, nên đã có Trung Tâm Đắc Lộ rồi trường trung học Đắc Lộ ở Sài Gòn. Sở dĩ một số người chống đối và lên án vị giáo sĩ đã có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ mà chúng ta đang dùng ngày nay, là vì môn lịch sử Việt Nam đã bị bóp méo, bị sửa đổi theo định kiến của đảng CSVN, làm cho nhiều người không am tường lịch sử chính thống đã hiểu sai. Chẳng những sự kiện giáo sĩ Alexandre de Rhodes mà còn rất nhiều sự kiện lịch sử khác đã bị sửa đổi cho phù hợp với mục tiêu tuyên truyền của đảng. Chính vì vậy mà học sinh sinh viên VN coi thường môn lịch sử như chúng ta đã thấy trong những năm qua .
Thưa quí thính giả, vì thời lượng không cho phép, nên tôi phải ngưng mục TLTT hôm nay. Mong quí vị thông cảm.
DgG Quản nhiệm đài.
No comments:
Post a Comment