Thưa quý thính giả, trong suốt gần 2 nhiệm kỳ làm Tổng
Bí Thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trong đã dồn mọi công sức vào cái gọi
là “công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng”. Thế nhưng, thực trạng
Việt Nam cho thấy tệ nạn tham nhũng chẳng những không bị đẩy lùi mà
ngược lại, ngày càng tăng cao, lan rộng. Mời quý thính giả đài ĐLSN theo
dõi bài Quan Điểm của LLCQ với tựa đề: “HIỂU ĐÚNG ĐỂ THỐNG NHẤT NHẬN THỨC LÀ CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG SẼ CHẲNG BAO GIỜ THÀNH CÔNG!” qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Kính thưa quý thính giả,
Báo Quân Đội Nhân Dân, một trong những cơ quan tuyên truyền chủ chốt
của đảng CSVN, trong mục nhân định ngày 14 tháng 11 vừa qua đã đăng bài
viết của tác giả Hoàng Quý Lân tựa đề “Hiểu đúng để thống nhất nhận thức và hành động về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng“.
Bài viết dài gần 1300 chữ này mở đầu bằng những câu từ ca ngợi cái
gọi là “ý chí tiến hành công tác Phòng chống Tham nhũng” của Tổng Bí Thư
kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với những từ ngữ thật nổi, thật
kêu, như “thẳng thắn”, “quyết liệt”, “không khoan nhượng”, “không có
vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, vân vân.
Tiếp đó, bài viết đã dành một đoạn dài để liệt kê “thành tích” của
công tác Phòng chống Tham nhũng do ông Trọng thực hiện. Đứng đầu bảng
thành tích này là chi tiết chỉ riêng từ Đại hội 12 đến nay đã có hơn 70
cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị thi
hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự. Sau đó là một loạt những con số và
những địa danh nơi có các cấp bộ bị xử phạt. Cuối cùng là bảng phân loại
hàng nghìn cán bộ, đảng viên cấp thấp bị xử phạt về tội tham nhũng
trong vòng không đày 2 năm qua.
Nhưng bên cạnh các luận cứ xưng tụng, đề cao kể trên, bài viết cũng
nêu ra các khó khăn trong công cuộc PCTN mà ông Trọng đang phải đương
đầu. Một trong những khó khăn được tác giả bài viết đề cặp là sự “chống
phá của các thành phần phản động”, nguyên văn như sau, “Trên không
gian mạng, có những đối tượng phản động, cơ hội, cố tình xuyên tạc nhằm
hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, nói xấu chế độ. Chúng cho rằng “tham
nhũng tồn tại ở Việt Nam vì bản chất thể chế không thay đổi được, tham
nhũng là bản chất cố hữu của Việt Nam” (hết trích).
Và như để biện minh cho sự thành công của ông Trọng, tác giả bài nhận định viết, xin trích, ”Thực
ra, vấn đề tham nhũng không phải riêng có ở Việt Nam mà có ở nhiều nước
trên thế giới, kể cả những nước lớn, có nền kinh tế phát triển thì vấn
nạn tham nhũng cũng vẫn diễn ra. Tuy nhiên, việc phòng, chống như thế
nào, kết quả ra sao là phụ thuộc hệ thống chính trị và pháp luật ở mỗi
nước” (hết trích).
Nực cười là với 2 câu vừa trích dẫn này, bài bình luận của tác giả
Hoàng Quý Lân thay vì đề cao và xưng tụng nỗ lực và thành tích phòng
chống tham nhũng của ông Trọng thì nó lại trở thành một bài ủng hộ cho
quan điểm của “những phần tử phản động” nhằm xổ toẹt nỗ lực phòng chống
tham nhũng của đảng CSVN!
Thật vậy, đúng như tác giả bài bình luận nhận xét trong câu đầu, tệ
trạng tham nhũng hiện hữu ở tất cả các nước, kể các nước lớn, các nước
phát triển. Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đang bị luận tội có thể
mất chức cũng vì nhận hối lộ. Tại Mỹ, Dân Biểu Duncan Hunter tiểu bang
Cali bị tước quyền vì tội nhũng lạm, xử dụng quỹ tranh cử cho những chi
tiêu cá nhân!
Đây chỉ là vài ví dụ về các vụ án tham nhũng đang diễn ra được báo
chí các nước loan tin. Nếu làm một bản liệt kê đày đủ các vụ án tham
nhũng trên thế giới trong vòng 5 năm qua thì chắc phải cần cả trăm trang
giấy để nêu tên các nhân vật hàng đầu các nước phạm tôi tham nhũng hoặc
bị điều tra vì nghi ngờ phạm tội này. Vài khuôn mặt tiêu biểu như nữ
tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Chí Lợi, Thủ tướng Pháp, Thủ tướng Mã
Lai, vân vân…
Một điểm chung trong tất cả các vụ án tham nhũng kể trên là chúng
hoặc do báo chí phanh phui, hoặc do đảng chính trị đối lập tố cáo, và
được xét xử, quy tội qua những phiên xử công khai do một hệ thống tòa án
chí công vô tư thực hiện.
Và đây chính là điểm khác biệt vô cùng quan trọng so với cái gọi là
“công cuộc phòng chống tham nhũng” của Việt Nam, trong đó đảng viên đảng
CSVN truy tố, xét xử các đảng viên khác của đảng, dựa theo luật pháp
cũng do chính đảng này đặt ra.
Nếu dựa vào câu trích thứ hai của tác giả Hoàng Quý Lân, “việc phòng, chống như thế nào, kết quả ra sao là phụ thuộc hệ thống chính trị và pháp luật ở mỗi nước” thì
rõ ràng là hệ thống chính trị và luật pháp của Việt Nam hoàn toàn khác
biệt với hệ thống chính trị và luật pháp của các nước có các vụ án tham
nhũng kể trên. Một bên là độc tài toàn trị, trong đó đảng CSVN là tập
đoàn thống trị tuyệt đối và vĩnh viễn, còn báo chí chỉ là công cụ của
đảng. Trong khi đó các nước khác đều theo thể chế chính trị dân chủ, tam
quyền phân lập, với nền báo chí hoàn toàn độc lập!
Chính vì đảng CS đứng trên và đứng ngoài luật pháp, vừa đá bóng, vừa
thổi còi, cho nên tệ trạng tham nhũng tại Việt Nam mặc dù đã được đảng
xem như một “quốc nạn” từ gần 30 năm nay, thế nhưng chẳng những nó không
bị ngăn chận, tân diệt, mà trái lại ngày càng ăn xâu, lan rông. Điển
hình nhất cho thực trạng này là cuộc biểu tình tố cáo tham nhũng của các
cựu viên chức công an với đày đủ sắc phục, lon lá, vừa diễn ra tại Hà
Nội.
Cho nên tựa đề bài nhận định của tác giả Hoàng Quý Lân, để cho đúng với thực trạng của Việt Nam, cần sửa lại thành: “Hiểu đúng để thống nhất nhận thức là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng sẽ chẳng bao giờ thành công!“./.
No comments:
Post a Comment