Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân và Miên Dương trình bày sau đây:
1) TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ ĐÀO QUANG THỰC CHẾT VÌ BẠO BỆNH VÀ KHÔNG ĐƯỢC MANG XÁC VỀ MAI TÁNG.
Dư luận trong và ngoài nước vô cùng bàng hoàng khi biết tin thầy
giáo Đào Quang Thực, người đang thọ án 14 năm tù, vừa qua đời tại bệnh
viện Hữu nghị Đa khoa, Nghệ An vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 10 tháng
12 năm 2019.
Điều vô lý là quản lý tù không cho phép gia đình mang thi hài ông
Thực về quê an táng, khiến các tổ chức nhân quyền quốc tế ào ạt chỉ
trích hành vi vô nhân đạo của bạo quyền Hà Nội. Trong thông cáo đưa ra
vào hôm qua, tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi bạo quyền Hà Nội phải lập tức
can thiệp, buộc trại giam số 6 phải giao trả ngay thi hài cho gia đình
ông Thực.
Năm nay 58 tuổi, ông Đào Quang Thực từng là một giáo viên dạy tại
trường tiểu học Triệu Phúc Lịch, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trong hơn
30 năm trước khi về hưu. Ông bị bắt giữ vào tháng 10 năm 2017 với cáo
buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ”. Bị hành hung dã man suốt 2 năm bị
bắt giữ và trong phiên toà phúc thẩm, ngày 17/1/02019 , ông Thực bị
bạo quyền tỉnh Hòa Bình tuyên án 13 năm tù. giảm 1 năm tù của toà
sơ thẩm
Ông Thực trở thành tù nhân chính trị thứ nhì bị thiệt mạng trong năm
nay khi đang thọ án tù. Người thứ nhất là ông Đoàn Đình Nam, người
bị tuyên án 16 năm tù với cáo buộc tương tự như ông Thực, đã bất ngờ qua
đời trong nhà tù Phú Yên,vào tháng 10 vừa qua.
2) GIA ĐÌNH TÙ NHÂN NGUYỄN VĂN HÓA GỬI THƯ CẦU CỨU QUỐC HỘI HOA KỲ.
Gia đình tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hóa, người bị nhà cầm quyền
CSVN tuyên án 7 năm tù, vừa gửi thư cho dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal,
kêu gọi các dân biểu Mỹ bảo trợ và lưu ý đến tình trạng giam cầm ông Hóa
tại trại tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam.
Bà Nguyễn Thị Huệ, chi ruột của ông Hóa, cho biết là bà càng thêm lo
lắng cho sinh mạng của ông Hóa khi hay tin về cái chết của ông Đào Quang
Thực tại trại giam số 6 tỉnh Nghệ An.
Là một phóng viên tự nguyện, ông Nguyễn Văn Hóa là người đầu tiên
dùng fly cam để thu nhiều phóng sự về thảm họa Formosa tại miền Trung
vào năm 2016. Ông bị bạo quyền Hà Tĩnh bắt giam vào tháng Giêng năm
2017, sau đó bị tuyên án 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống
phá chế độ”. Ông Hóa liên tục bị tra tấn trong đồn công an sau khi bị
bắt và thường xuyên bị ngược đãi một cách tàn tệ trong trại tù suốt hai
năm qua. Chính vì thế, cả gia đình lẫn ông Hóa đều mong có được sự đỡ
đầu từ quốc hội Hoa Kỳ và Âu châu.
3) MỘT TRĂM SÁU MƯƠI BỐN DU HỌC SINH VIỆT NAM BIẾN MẤT Ở NAM HÀN.
Giới hữu trách Nam Hàn đang mở cuộc truy tìm 164 du học sinh Việt đã
biến mất trong khi theo học khóa sinh ngữ Đại Hàn tại đại học Incheon.
Theo trình báo của đại học nói trên, tổng cộng có 164 du học sinh
Việt Nam biến mất suốt nửa tháng qua, trong tổng số 1900 học sinh Việt
Nam theo học tại trung tâm giảng dạy Hàn ngữ. Đây là chương trình kéo
dài một năm và chỉ mới khai giảng vào 4 tháng trước. Hiện bộ tư pháp và
bộ giáo dục Nam Hàn đang phối hợp mở cuộc điều tra và truy lùng các du
học sinh Việt đang bỏ trốn.
Theo tin của truyền thông Nam Hàn, tình trạng người Việt bỏ trốn
thường xuyên xảy ra tại Nam Hàn sau khi đặt chân đến nước này theo nhiều
diện khác nhau, từ xuất cảng lao động cho đến du lịch ngắn hạn. Vào
cuối năm ngoái, 9 người đã bỏ trốn khi tháp tùng phái đoàn Quốc hội cs
VN, do bà chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cầm đầu, sang viếng thăm Nam
Hàn. Đến nay chỉ mới có 3 người được tìm thấy và bị trục xuất về Việt
Nam.
4) CÔNG AN THÀNH HỒ BẮN CHẾT MỘT TÀI XẾ KHI CHẬN BẮT HÀNG LẬU.
Trong một vụ chận bắt hàng lậu, công an thành Hồ đã nổ súng bắn chết một người tài xế ở huyện Bình Chánh vào tối thứ Sáu 6/12.
Vụ giết người xảy ra vào 4 ngày trước, nhưng đến hôm qua, thứ Ba
10/12, bộ công an mới xác nhận là công an huyện Bình Chánh đã nổ súng
bắn chết người tài xế với cáo buộc là chiếc xe chở thuốc lá lậu đã bỏ
chạy khi bị chận bắt. Một cáo buộc nữa là chiếc xe xử dụng bảng số giả
và khi bỏ chạy đã tông ngã xuống đường hai phụ nữ đi xe gắn máy. Đám
công an đã bắn nhiều phát đạn vào phòng lái xe khi truy đuổi theo gần 2
cây số.
Một tờ báo khác cho biết người tài xế này bị trúng một phát đạn
xuyên phổi và chết trên đường đưa đến bệnh viện, để lại người vợ 24 tuổi
bị mù lòa, cùng hai đứa con thơ 5 tuổi và 2 tuổi.
5) MỘT NGHỊ VIÊN ÂU CHÂU TỪ CHỨC VÌ BỊ CÁO BUỘC LIÊN QUAN VỚI ĐẢNG CSVN.
Một nghị viên Liên hiệp Âu châu vào hôm qua, thứ Ba ngày 10/12, đã đệ
đơn xin từ chức sau khi bị cáo buộc là giấu diếm mối liên quan giữa ông
và đảng CSVN.
Là một thành viên trong phái đoàn đàm phán thương mại của Âu châu với
phía Việt Nam, ông Jan Zahradil đã giấu diếm không khai báo việc ông
giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cho liên đoàn Người Việt Hải
ngoại, một tổ chức do nhà nước cs VN sáng lập. Đây là một hành động
“xung đột lợi ích”, vi phạm quy tắc đạo đức của nghị viện Âu châu.
Trong lời bào chữa trên mạng vào hôm qua, ông Zahradil bác bỏ cáo
buộc “xung đột lợi ích” nói trên nhưng quyết định rút lui khỏi vai trò
“báo cáo viên thường trực” về hiệp định tự do mậu dịch giữa Âu châu và
Việt Nam, gọi tắt là EVFTA. Hiệp định này đến nay vẫn chưa được quốc
hội Âu châu thông qua dù đã nhiều năm đàm phán.
6) HOA KỲ TRỪNG PHẠT CÁC QUAN CHỨC CAMPUCHIA VÌ THAM NHŨNG VÀ PHÁ RỪNG.
Bộ ngoại giao Campuchia vào hôm thứ Ba 10/12 đã bày tỏ sự tức giận
sau khi Hoa Kỳ ban hành lệnh trừng phạt nhiều doanh nhân và quan chức
Campuchia về tội tham nhũng và tiếp tay cho các băng nhóm đốn gỗ lậu.
Trong tuyên bố, bộ ngoại giao Campuchia chỉ trích Hoa Kỳ đã dựa trên
những cáo buộc vô lý và vô căn cứ khi ra lệnh trừng phạt “những người đã
đóng góp công sức rất lớn cho sự phát triển của Campuchia”.
Vào hôm Chủ nhật 8/12, Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố lệnh trừng phạt
ông Try Pheap và 11 công ty của ông này về tội tham nhũng, đưa hối lộ và
khai thác gỗ bất hợp pháp. Là một cố vấn của Thủ tướng Hun Sen, ông Try
Pheap bị Hoa Kỳ cáo buộc là đã thành lập một mạng lưới đốn gỗ lậu và
mua chuộc giới quan chức và quân đội để xuất cảng gỗ ra các nước.
Một số doanh nhân nổi tiếng khác của Campuchia cũng nằm trong danh
sách trừng phạt của Hoa Kỳ về các tội danh nói trên, trong đó có ông Kun
Kim, một đàn em của Hun Sen và đang là bộ trưởng cựu chiến bình.
No comments:
Post a Comment