Kính thưa quý thính giả,
Một nhà trí thức muốn có những cải cách trong xã hội Việt Nam và là một nhà chính trị quan tâm đến những ước muốn của người dân. Ông được xem là một người có tấm lòng yêu nước và có tư tưởng tự hào dân tộc.
… Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Học Giả Lê Quý Đôn” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh&Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Một nhà trí thức muốn có những cải cách trong xã hội Việt Nam và là một nhà chính trị quan tâm đến những ước muốn của người dân. Ông được xem là một người có tấm lòng yêu nước và có tư tưởng tự hào dân tộc.
… Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Học Giả Lê Quý Đôn” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh&Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Việt Thái
Lê Quý Đôn tên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, là vị quan thời Lê trung hưng. Ông cũng là nhà thơ và được vinh danh là “nhà bác học của Việt Nam trong thời phong kiến”. Ông sinh ngày 2/8/1726 tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Cha của ông là Tiến sĩ Lê Phú Thứ, từng giữ chức Hình bộ Thượng thư. Mẹ ông họ Trương, là con gái thứ 3 của Tiến sĩ Trương Minh Lượng.
Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời xem là “thần đồng”. Năm tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm 12 tuổi, ông đã đọc gần như toàn bộ “kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”.
Năm Quý Hợi, đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ Giải nguyên lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang, con gái thứ 7 của Tiến sĩ Lê Hữu Kiều. Tuy đỗ đầu kỳ thi Hương, nhưng thi Hội mấy lần ông đều bị đánh rớt, nên ở nhà dạy học và viết sách trong khoảng 10 năm. Đại Việt thông sử là do ông viết trong giai đoạn này.
Năm 26 tuổi, ông lại dự thi Hội và lần này thì đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ luôn Bảng nhãn. Kể như là ba lần thi, ông đều đỗ đầu.
-Năm 1753, ông được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm 1754.
-Năm 1756, ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam. Tháng 5 năm đó, ông được chuyển qua Binh bộ. Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa… và sau đó, dẫn quân đi đánh Hoàng Công Chất.
-Năm 1757, ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện.
-Năm 1759, vua Lê Ý Tông mất, triều đình cử ông làm Phó sứ, cùng với Lê Duy Mật, Trịnh Xuân Chú sang Trung Hoa.
Trên đường đi sứ, ông thấy các quan nhà Thanh có thói quen gọi sứ đoàn của nước Đại Việt là “di quan, di mục” nên ông lên tiếng phản đối, từ đấy về sau sứ bộ của nước Việt có tên là “An Nam sứ”.
Trở về nước năm 1762, ông được thăng làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, lên chức Học sĩ.
-Năm 1763, ông viết Bắc sứ thông lục và được cử làm chủ khảo khoa thi Hội.
-Năm 1765, được cử làm Tham chính xứ Hải Dương, nhưng ông dâng sớ không nhận và xin về hưu.
Theo nhà sử học Phan Huy Chú, lời sớ đại khái cho rằng: “Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho về làng”. Được chấp thuận, ông trở về quê “đóng cửa, viết sách”.
-Năm 1767, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong quân doanh của Nguyễn Phan đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa.
-Năm 1768, ông viết xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh.
-Năm 1769, ông dâng sớ xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa.
-Năm 1770, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử.
– Năm 1772, ông được cử đi điều tra về tình hình nhũng lạm của quan lại ở Lạng Sơn.
-Năm 1774, chúa Trịnh Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa, ông được cử giữ chức Lưu thủ ở Thăng Long.
-Năm 1775, ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán.
-Năm Tân Sửu (1781), ông tái giữ chức Tổng tài Quốc sử quán.
-Năm 1783, ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công.
-Năm 1784, ông qua đời, hưởng dương 58 tuổi. Vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày, cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ an táng, truy tặng Lê Quý Đôn hàm Công bộ Thượng thư.
Lê Quý Đôn tên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, là vị quan thời Lê trung hưng. Ông cũng là nhà thơ và được vinh danh là “nhà bác học của Việt Nam trong thời phong kiến”. Ông sinh ngày 2/8/1726 tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Cha của ông là Tiến sĩ Lê Phú Thứ, từng giữ chức Hình bộ Thượng thư. Mẹ ông họ Trương, là con gái thứ 3 của Tiến sĩ Trương Minh Lượng.
Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời xem là “thần đồng”. Năm tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm 12 tuổi, ông đã đọc gần như toàn bộ “kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”.
Năm Quý Hợi, đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ Giải nguyên lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang, con gái thứ 7 của Tiến sĩ Lê Hữu Kiều. Tuy đỗ đầu kỳ thi Hương, nhưng thi Hội mấy lần ông đều bị đánh rớt, nên ở nhà dạy học và viết sách trong khoảng 10 năm. Đại Việt thông sử là do ông viết trong giai đoạn này.
Năm 26 tuổi, ông lại dự thi Hội và lần này thì đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ luôn Bảng nhãn. Kể như là ba lần thi, ông đều đỗ đầu.
-Năm 1753, ông được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm 1754.
-Năm 1756, ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam. Tháng 5 năm đó, ông được chuyển qua Binh bộ. Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa… và sau đó, dẫn quân đi đánh Hoàng Công Chất.
-Năm 1757, ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện.
-Năm 1759, vua Lê Ý Tông mất, triều đình cử ông làm Phó sứ, cùng với Lê Duy Mật, Trịnh Xuân Chú sang Trung Hoa.
Trên đường đi sứ, ông thấy các quan nhà Thanh có thói quen gọi sứ đoàn của nước Đại Việt là “di quan, di mục” nên ông lên tiếng phản đối, từ đấy về sau sứ bộ của nước Việt có tên là “An Nam sứ”.
Trở về nước năm 1762, ông được thăng làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, lên chức Học sĩ.
-Năm 1763, ông viết Bắc sứ thông lục và được cử làm chủ khảo khoa thi Hội.
-Năm 1765, được cử làm Tham chính xứ Hải Dương, nhưng ông dâng sớ không nhận và xin về hưu.
Theo nhà sử học Phan Huy Chú, lời sớ đại khái cho rằng: “Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho về làng”. Được chấp thuận, ông trở về quê “đóng cửa, viết sách”.
-Năm 1767, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong quân doanh của Nguyễn Phan đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa.
-Năm 1768, ông viết xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh.
-Năm 1769, ông dâng sớ xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa.
-Năm 1770, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử.
– Năm 1772, ông được cử đi điều tra về tình hình nhũng lạm của quan lại ở Lạng Sơn.
-Năm 1774, chúa Trịnh Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa, ông được cử giữ chức Lưu thủ ở Thăng Long.
-Năm 1775, ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán.
-Năm Tân Sửu (1781), ông tái giữ chức Tổng tài Quốc sử quán.
-Năm 1783, ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công.
-Năm 1784, ông qua đời, hưởng dương 58 tuổi. Vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày, cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ an táng, truy tặng Lê Quý Đôn hàm Công bộ Thượng thư.
Nhà sử học Phan Huy Chú cho rằng, Lê Quý Đôn là một “nhà bác học ham
đọc, ham biết và ham viết” và là “một nhà bác học có kiến thức hết sức
uyên bác và đa dạng”.
Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người tri thức của thời đại. Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 của nước Việt đều được bao quát vào trong các tác phẩm của ông. Chính vì thế mà tên ông được đặt cho nhiều trường học, nhiều đường phố ở khắp nơi trong nước.
Thế nhưng, nếu đọc kỹ tiểu sử của Lê Quý Đôn thì ông không chỉ là một người thông kim bác cổ, mà còn là một nhà quân sự có tài từng tham gia vào các vụ dẹp loạn. Chính vì sự đa tài của ông đã khiến cho triều đình nhà Thanh phải khâm phục.
Điều đáng nói là bối cảnh xã hội Việt Nam khi ấy đã bước vào thời Lê mạt, với Trịnh – Nguyễn phân tranh khiến Đại Việt biến thành 2 nước. Tuy nhiên trong giai đoạn đó, nước Việt vẫn sản sinh ra nhiều thiên tài như Lê Quý Đôn hay La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.v.v. không chỉ hiếu học mà họ còn là những người biết quan tâm đến vận mệnh đất nước, chấp nhận dấn thân tích cực vào việc cải tổ xã hội, cứu vớt dân chúng thoát khỏi cơn loạn lạc.
Trong tình hình đất nước VN hiện nay, một số sĩ phu mang tinh thần Lê Quý Đôn đã chấp nhận bước vào con đường đấu tranh, vùng lên bất chấp sự đàn áp của bạo quyền cộng sản. Thế nhưng, nếu con số này không được nhân lên gấp bội lần, thì khó có thể giải trừ chế độ cộng sản. Chỉ khi nào chế độ CS sụp đổ thì VN mới tránh khỏi thảm họa mất nước.
Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người tri thức của thời đại. Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 của nước Việt đều được bao quát vào trong các tác phẩm của ông. Chính vì thế mà tên ông được đặt cho nhiều trường học, nhiều đường phố ở khắp nơi trong nước.
Thế nhưng, nếu đọc kỹ tiểu sử của Lê Quý Đôn thì ông không chỉ là một người thông kim bác cổ, mà còn là một nhà quân sự có tài từng tham gia vào các vụ dẹp loạn. Chính vì sự đa tài của ông đã khiến cho triều đình nhà Thanh phải khâm phục.
Điều đáng nói là bối cảnh xã hội Việt Nam khi ấy đã bước vào thời Lê mạt, với Trịnh – Nguyễn phân tranh khiến Đại Việt biến thành 2 nước. Tuy nhiên trong giai đoạn đó, nước Việt vẫn sản sinh ra nhiều thiên tài như Lê Quý Đôn hay La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.v.v. không chỉ hiếu học mà họ còn là những người biết quan tâm đến vận mệnh đất nước, chấp nhận dấn thân tích cực vào việc cải tổ xã hội, cứu vớt dân chúng thoát khỏi cơn loạn lạc.
Trong tình hình đất nước VN hiện nay, một số sĩ phu mang tinh thần Lê Quý Đôn đã chấp nhận bước vào con đường đấu tranh, vùng lên bất chấp sự đàn áp của bạo quyền cộng sản. Thế nhưng, nếu con số này không được nhân lên gấp bội lần, thì khó có thể giải trừ chế độ cộng sản. Chỉ khi nào chế độ CS sụp đổ thì VN mới tránh khỏi thảm họa mất nước.
No comments:
Post a Comment