Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ
điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường
lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh (Cám ơn anh Quang Nam).
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin kính chào tái ngộ quý thính giả của đài PTDLSN và xin chào tái ngộ chị HA, thưa chị
Hoàng Ân: thua anh TA, HA xin được mở đầu với hồi tiếp theo của việc
ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Bá Linh. Theo tin HA
nhận được, hôm thứ Ba 12/2 vừa qua, cảnh sát Đức đã sang Slovakia để
thẩm vấn trực tiếp các nhân chứng về vụ bắt cóc này. Anh có ghi nhận gi
về việc này không thưa anh?
Trường An: kính thưa chị và quý thính giả của đài, đúng như chị vừa nói, hôm thứ Ba ngày 12/2, cảnh sát Đức đã sang Slovakia để thẩm vấn trực tiếp các nhân chứng về vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Bá Linh, sau đó dùng một máy bay công của Slovakia để đưa ông Thanh sang Nga rổi áp giải về Việt Nam.
Theo đó văn phòng Công tố ở thủ đô Slovakia đã xác nhận tin này vào ngày 11/2. Tổng cộng 14 nhân chứng đã có mặt tai các buổi thu thập lời khai. Hiện diện trong các phiên thẩm vấn, ngoài cảnh sát Đức, còn có một số thành viên công tố viện Slovakia.
Xin được nhắc lại là ông Trịnh Xuân Thanh là một quan chức cao cấp của Việt Nam đã đào thoát sang Đức và đệ đơn xin tỵ nạn. Vào tháng 7 năm 2017, ông Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại một công viên ở thủ đô Bá Linh, nhưng bộ công an Việt Nam tuyên bố là ông tự nguyện về nước để đầu thú.
Theo cáo buộc của công tố viện Slovakia, chính bộ trưởng công an Việt Nam Tô Lâm, là người đã lợi dụng lòng tốt của Slovakia để mượn một chiếc máy bay chở ông Thanh sang Nga trước khi đưa về Việt Nam. Đa số các nhân chứng trong các buổi thẩm vấn là những người tận mắt chứng kiến cảnh ông Thanh bị áp giải lên máy bay trong tình trạng mặt mũi bơ phờ vì bị hành hung và bị cho uống thuốc an thần thưa chị
Hoàng Ân: vâng thưa anh TA, Trong một diễn biến khác, vào hôm 15/2,
ba Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ đã đồng ký tên vào 1 bức thư gửi Ngoại
Trưởng Mike Pompeo bày tỏ sự lo ngại về việc mất tích của ông Trương
Duy Nhất sau khi ông này đến Bangkok để tìm kiếm quy chế tị nạn chính
trị. Xin Anh vui lòng nhắc lại việc này a?
Trường An: kính Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Được biết 3 Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ gồm ông Alan Lowenthal, ông Harley Rouda và bà Zoe Lofgren đã ký tên vào bức thư gửi Ngoại Trưởng Mike Pompeo bày tỏ sự lo ngại về việc mất tích của ông Trương Duy Nhất.
Bức thư của ba Dân biểu Liên bang, được đăng tải trên các báo đài Việt ngữ đã tiết lộ rằng, ông Nhất đến Bangkok, Thái Lan lúc 4 giờ chiều ngày 19/1/2019 và làm đơn xin tị nạn chính trị tại văn phòng của Cao ủy tị nạn Liên Hiệp quốc về người tị nạn hôm 25/1.
5 giờ ngày hôm sau, cô Trương Thục Đoan, con gái ông Nhất cho biết cô hoàn toàn mất liên lạc với cha của cô.
Hôm 11/2, Giám đốc điều hành của Cơ quan Hoa Kỳ về Truyền Thông Toàn Cầu (USAGM), ông John Lansin bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc về việc mất tích của ông Trương Duy Nhất, blogger của Đài Á Châu Tự Do, tin là đã bị bắt cóc tại BangKok, Thái Lan sau khi ông Nhất tới đó để xin tị nạn chính trị.”
Ông John Lansin cũng nhắc lại trường hợp của phóng viên RFA Nguyễn Văn Hóa bị bỏ tù hồi đầu năm 2017 và cho rằng đây là “2 ví dụ về việc có rất nhiều nguy cơ nhắm đến tự do báo chí và sự an toàn của những nhà báo trên toàn cầu.”
Trong tuyên bố của ông, John Lansin cũng cho biết, Cơ quan Hoa Kỳ về Truyền Thông Toàn Cầu cùng với các tổ chức như Ân xá Quốc tế, Theo dõi Nhân Quyền, Ủy ban bảo vệ Ký giả và Phóng viên Không biên giới đồng kêu gọi chính phủ Thái Lan làm mọi việc có thể để xác định vị trí của ông Nhất và bảo đảm an toàn cho ông ấy, thưa chị
Trường An: kính Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Được biết 3 Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ gồm ông Alan Lowenthal, ông Harley Rouda và bà Zoe Lofgren đã ký tên vào bức thư gửi Ngoại Trưởng Mike Pompeo bày tỏ sự lo ngại về việc mất tích của ông Trương Duy Nhất.
Bức thư của ba Dân biểu Liên bang, được đăng tải trên các báo đài Việt ngữ đã tiết lộ rằng, ông Nhất đến Bangkok, Thái Lan lúc 4 giờ chiều ngày 19/1/2019 và làm đơn xin tị nạn chính trị tại văn phòng của Cao ủy tị nạn Liên Hiệp quốc về người tị nạn hôm 25/1.
5 giờ ngày hôm sau, cô Trương Thục Đoan, con gái ông Nhất cho biết cô hoàn toàn mất liên lạc với cha của cô.
Hôm 11/2, Giám đốc điều hành của Cơ quan Hoa Kỳ về Truyền Thông Toàn Cầu (USAGM), ông John Lansin bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc về việc mất tích của ông Trương Duy Nhất, blogger của Đài Á Châu Tự Do, tin là đã bị bắt cóc tại BangKok, Thái Lan sau khi ông Nhất tới đó để xin tị nạn chính trị.”
Ông John Lansin cũng nhắc lại trường hợp của phóng viên RFA Nguyễn Văn Hóa bị bỏ tù hồi đầu năm 2017 và cho rằng đây là “2 ví dụ về việc có rất nhiều nguy cơ nhắm đến tự do báo chí và sự an toàn của những nhà báo trên toàn cầu.”
Trong tuyên bố của ông, John Lansin cũng cho biết, Cơ quan Hoa Kỳ về Truyền Thông Toàn Cầu cùng với các tổ chức như Ân xá Quốc tế, Theo dõi Nhân Quyền, Ủy ban bảo vệ Ký giả và Phóng viên Không biên giới đồng kêu gọi chính phủ Thái Lan làm mọi việc có thể để xác định vị trí của ông Nhất và bảo đảm an toàn cho ông ấy, thưa chị
Hoàng Ân: Vang, Nhân đây, HA cũng xin hỏi anh TA về việc lại có thêm
một Blogger bị công an Bến Tre thẩm vấn vì tham gia biểu tình. Việc này
như thế nào thưa anh?
Trường An: Thưa chị và quý thính giả của đài!
ông Phan Chí Toàn bị cơ quan an ninh tỉnh Bến Tre gửi giấy gọi lên đồn để thẩm vấn với cáo buộc “tuyên truyền kích động biểu tình chống phá nhà nước”.
Ông Toàn là người thứ 3 bị an ninh tỉnh Bến Tre làm khó dễ vì đã phố biến trên mạng các bài viết mà nhà nước csvn cáo buộc là “chống phá đảng và nhà nước”. Hai người kia la` ông Đặng Trí Thức 55 tuổi ở Bến Tre đã bị tuyên phạt 55 triệu đồng vào cuối năm ngoái, và anh Trần Ngọc Phúc, cũng bị gọi lên đồn với cáo buộc “chống phá đảng và nhà nước”
Theo cáo trạng của giới an ninh Bến Tre thì ông Phan Chí Toàn, 35 tuổi, đã lập trang facebook có bút hiệu là “Phan Rio” để nối kết với nhiều tổ chức chính trị có chủ trương nhằm lật đổ chế độ, thưa chị
Trường An: Thưa chị và quý thính giả của đài!
ông Phan Chí Toàn bị cơ quan an ninh tỉnh Bến Tre gửi giấy gọi lên đồn để thẩm vấn với cáo buộc “tuyên truyền kích động biểu tình chống phá nhà nước”.
Ông Toàn là người thứ 3 bị an ninh tỉnh Bến Tre làm khó dễ vì đã phố biến trên mạng các bài viết mà nhà nước csvn cáo buộc là “chống phá đảng và nhà nước”. Hai người kia la` ông Đặng Trí Thức 55 tuổi ở Bến Tre đã bị tuyên phạt 55 triệu đồng vào cuối năm ngoái, và anh Trần Ngọc Phúc, cũng bị gọi lên đồn với cáo buộc “chống phá đảng và nhà nước”
Theo cáo trạng của giới an ninh Bến Tre thì ông Phan Chí Toàn, 35 tuổi, đã lập trang facebook có bút hiệu là “Phan Rio” để nối kết với nhiều tổ chức chính trị có chủ trương nhằm lật đổ chế độ, thưa chị
Hoàng Ân: thua anh TA, trong những ngày tết kỉ hợi vừa qua, báo chí
lề đảng đưa tin về số người phải nhập viện trong 8 ngày đầu năm mới là
hơn 5 ngàn người. thật là kinh khủng phải không anh?
Trường An: dạ, thưa chị, không kể những người bị thiệt mạng hay thương tích trong các vụ tai nạn giao thông trong dịp Tết, mà số người nhập viện để cấp cứu chỉ vì đánh nhau lên đến hơn 5.300 người,
Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam, trong 8 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019, các bệnh viện lớn nhỏ trên toàn quốc đã tiếp nhận hơn 5.300 ca cấp cứu vì đánh nhau. Trong đó, 15 người chết vì thương tích quá nặng. Cũng theo báo cáo này, Tết năm nay có hơn 300 người bị thương vì đốt pháo, và 62 vụ cấp cứu vì các chất nổ khác, trong đó có một thiếu niên 10 tuổi ở tỉnh Đồng Nai bị bắn chết.
Ngoài ra, các bệnh viện cũng tiếp nhận hơn 3.200 ca ngộ độc thức ăn, trong đó có 817 ca ngộ độc bia rượu và một người chết vì uống nhầm thuốc trừ sâu, thưa chị
Trường An: dạ, thưa chị, không kể những người bị thiệt mạng hay thương tích trong các vụ tai nạn giao thông trong dịp Tết, mà số người nhập viện để cấp cứu chỉ vì đánh nhau lên đến hơn 5.300 người,
Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam, trong 8 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019, các bệnh viện lớn nhỏ trên toàn quốc đã tiếp nhận hơn 5.300 ca cấp cứu vì đánh nhau. Trong đó, 15 người chết vì thương tích quá nặng. Cũng theo báo cáo này, Tết năm nay có hơn 300 người bị thương vì đốt pháo, và 62 vụ cấp cứu vì các chất nổ khác, trong đó có một thiếu niên 10 tuổi ở tỉnh Đồng Nai bị bắn chết.
Ngoài ra, các bệnh viện cũng tiếp nhận hơn 3.200 ca ngộ độc thức ăn, trong đó có 817 ca ngộ độc bia rượu và một người chết vì uống nhầm thuốc trừ sâu, thưa chị
Hoàng Ân: Vâng, cám ơn anh Trường An, cám ơn quý thính giả và xin hẹn gặp lại vào chương trình tuần tới.
Trường An: dạ một lần nữa, TA xin kính chào tạm biệt quý thính giả của đài và xin chào tạm biệt chị HA
Trường An: dạ một lần nữa, TA xin kính chào tạm biệt quý thính giả của đài và xin chào tạm biệt chị HA
No comments:
Post a Comment