Sự sụp đổ của độc tài xã hội chủ nghĩa tại Venezuela chỉ là
bước đầu. Các chế độ CS khác như CSVN sẽ nối tiếp chui vào thùng rác của
lịch sử.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hoa Nghi với tựa đề: “Venezuela ‘tháo chạy’: sự sụp đổ của một ‘tấm
gương XHCN’?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Hoa NghiMời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hoa Nghi với tựa đề: “Venezuela ‘tháo chạy’: sự sụp đổ của một ‘tấm
gương XHCN’?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Venezuela, đất nước từng được báo chí Việt Nam ca tụng như một “tấm gương, một tình anh em đồng chí thắm thiết, một chủ
nghĩa anh hùng, một khát vọng XHCN” đã ngày càng suy kiệt về đời sống kinh tế – xã hội. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro – một con người xuất thân từ tài xế, một thân phận đúng quy trình của cái gọi là “giai cấp nhân dân lao động”, và vị Tổng thống này đã đưa một quốc gia từ giàu có bậc nhất Mỹ La-tinh trở thành một quốc gia mà người dân buộc phải “lục thùng rác tìm miếng ăn”.
Vì sao? Bởi đơn giản, kể từ khi Hugo Chavez lên nắm quyền, ông ta dựa vào triết lý “đào múc xúc bán tài nguyên” (một triết lý quản trị quốc gia rất cộng sản), dần hình thành một nền kinh tế có sẵn và đầy tham nhũng. Chính vì vậy, khi Maduro lên nắm
quyền Tổng thống sau cái chết của Hugo Chavez năm 2013, thì một năm sau – nền kinh tế vốn phụ thuộc vào dầu mỏ đã gặp khó khăn bởi giá dầu toàn cầu giảm trong năm 2014, các doanh nghiệp không còn có thể nhập khẩu hàng hóa với tốc độ như trước, giá cả tăng vọt và lạm phát. Và sự co lại của GDP ở Venezuela trong giai đoạn 2013-2017 nghiêm trọng hơn so với Mỹ, trong cuộc đại khủng hoảng, hay Nga và Cuba sau sự sụp đổ của Liên Xô. Sự khủng hoảng này ảnh hưởng nặng nề đến điều kiện sống của hàng triệu người. Thế nhưng, Nicolas Maduro vẫn tại vị hết lần này qua lần khác thông qua hệ thống bầu cử dựa trên quyền lực vũ trang (cảnh sát và quân đội) cũng như chính sách “miếng bánh chống chết đói” để giữ bằng được quyền lực của mình.
Mọi chuyện có vẻ đã khác đi khi hàng triệu người dân Venezuela đã đổ xuống đường. Lãnh đạo phe đối lập ở Venezuela, ông Juan Guaido, ngày 23.1 đã tự nhận trở thành tổng thống lâm thời của quốc gia này và nhận được sự ủng hộ của Mỹ cùng nhiều quốc gia khác.
Mỹ trong tuyên bố của mình đã tỏ rõ tính chất bảo hộ dân chủ, cái làm nên tính “siêu cường” của nước này: “Người dân
Venezuela đã dám nói lên tiếng nói chống đối ông Maduro và chính quyền của ông ấy, yêu cầu tự do và thượng tôn pháp luật…
Tôi sẽ tiếp tục dùng toàn bộ sức mạnh kinh tế và ngoại giao của Mỹ để áp lực phục hồi dân chủ cho Venezuela”, ông Trump nói.
Nếu Nicolas Maduro “tháo chạy” thực sự, thì điều này gây ra sự nuối tiếc của hàng triệu người. Vì sau sự sụp đổ của Liên Xô và
liên minh Đông Âu, thế giới dường như mất cảnh giác với giới cánh tả mang yếu tố cộng sản. Khi Hugo Chavez lên nắm quyền, thế giới lập tức có thêm một “tấm gương sáng về CNXH hay XHCN” để soi vào. Chưa bao giờ người dân thế giới nhận thức về hiện thực XHCN sống động đến thế, cái chủ nghĩa mà dễ dàng phá hủy một quốc gia, mặc dù quốc gia đó đầy đủ tài nguyên và tiềm lực con người. Nếu so với Triều Tiên, thì Venezuela có tính “biểu tượng” hơn, vì nó có hệ thống bầu cử, có cái gọi là “đối lập”, và về mặt thông tin, nó hoàn toàn không đóng kín như Triều Tiên, thế giới vì thế có cái để nhìn vào và đối sánh.
Lại nói về Juan Guaido, 35 tuổi, người vừa được Mỹ và hàng loạt quốc gia khác công nhận, ông là ai?
Ông là lãnh đạo phe đối lập, người đứng đầu Quốc Hội, và là người có tuyên bố gây chú ý rằng, ông Maduro không phải là một nhà cai trị hợp pháp và bản thân Juan Guaido sẵn sàng chịu trách nhiệm chuyển đổi chính quyền.
Chính tuyên bố gây chú ý này, đã khiến Juan Guaido vượt ra khỏi một nhà lãnh đạo đối lập, trở thành một người lãnh đạo quốc gia tiềm năng mà nhiều người ở Venezuela và bên ngoài kỳ vọng. Nói cách khác, tính trách nhiệm, tính kiểm soát quyền lực, tính thách thức sự độc tài và lũng đoạn đã trở thành “bà mụ”, nâng đỡ Juan Guaido trở thành một tổng thống hợp hiến trong tương lai.
Nhưng điều cốt lõi là, Guaido không bao giờ muốn rời khỏi đất nước của mình, ông muốn tạo ra sự thay đổi bắt nguồn từ chính
vùng đất của mình. Ngoài ra, ý thức chính trị của người dân Venezuela là rất quan trọng, hàng triệu người xuống đường ngày 23.1.2019, nằm trong tiến trình xuống đường trước đó của người dân.
Năm 2014, hàng ngàn người đã xuống đường để phản đối lạm phát và điều kiện sống. Chính phủ đã đàn áp các cuộc biểu tình,
khiến ít nhất 11 người chết.
Năm 2015, lần đầu tiên các chính trị gia đối lập giành được đa số trong cơ quan lập pháp – Quốc hội – trong gần hai thập kỷ.
Năm 2016, chính phủ Venezuela đã tước bỏ quyền lực của Quốc hội để giám sát nền kinh tế và vào tháng 3.2017, chính phủ đã
giải tán Quốc hội. Các cuộc biểu tình sau đó đã khiến hơn 100 người chết và 1,000 người bị bắt.
Và tất nhiên, những kẻ ủng hộ và trung thành với Maduro luôn đổ lỗi về sự hỗn loạn, xung đột, bạo lực, yếu kém, nghèo đói của
đất nước chính từ phe đối lập hay thế lực thù địch nước ngoài… Một cách đổ lỗi rất đúng quy trình ở các nước XHCN.
Sự kiện ngày 23.1.2019 tại Venezuela được trang NYT bình luận rằng,
dù cho cộng đồng quốc tế đang gia tăng áp lực, nhưng điều này không có
nghĩa là chế độ sẽ sụp đổ. Nếu điều gì đó đã được chứng minh, thì giải
pháp cuối cùng phải đến từ trong nước, không phải từ bên ngoài.
Đó là sự thức tỉnh trong nhân dân, làm nên chủ quyền nhân dân./.
Đó là sự thức tỉnh trong nhân dân, làm nên chủ quyền nhân dân./.
No comments:
Post a Comment