Cuộc chiến biên giới Việt-Hoa năm 1979 một lần nữa xác định mối
thù bất cộng đái thiên giữa Trung cộng và Việt Nam và là sự phản bội
dân tộc của đảng CSVN khi nhường các vùng đất, biển và hải đảo cho Trung
cộng. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trần Củng Sơn với tựa đề: “40 Năm Cuộc Chiến Biên Giới – 17 tháng 2, 1979 ” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trần Củng Sơn
Trần Củng Sơn
Một buổi sáng đi bộ giữa mấy căn lều trong trại tị nạn Kota Bahru
nước Mã Lai, bỗng nghe tin tức của chương trình phát thanh BBC Luân Đôn
phát ra từ chiếc Radio của ai đó loan báo rằng Trung Cộng đang đổ quân
tiến đánh các tỉnh biên giới miền Bắc Việt Nam. Tin này thật đặc biệt và
ở mãi trong ký ức của tôi cho đến hôm nay dù 40 năm trôi qua. Đó là
ngày Thứ Bảy 17 tháng 2 năm 1979, nhằm ngày 21 Tháng Giêng Kỷ Mùi.
Thật ra chuyện Trung Cộng đánh Việt Nam cũng không bất ngờ đối với người theo dõi tình hình. Lúc đó Tổng bí thư Lê Duẫn là người có chủ trương theo Liên Xô và chống Tàu. Chuyện cho những người Việt gốc Hoa ở Miền Nam ra đi bán chính thức bằng đường vượt biển và trở thành thuyền nhân (Boat People) được thế giới cứu giúp và cho định cư, thời đó trung bình mỗi người đi phải đóng góp khoảng 10 cây vàng. Những cán bộ Cộng Sản gốc Hoa bị thanh trừng và chính Hoàng Văn Hoan, Ủy viên Bộ Chính Trị, một người thân Tàu đã phải bỏ trốn sang Bắc Kinh và chết già tại đây.
Thật ra chuyện Trung Cộng đánh Việt Nam cũng không bất ngờ đối với người theo dõi tình hình. Lúc đó Tổng bí thư Lê Duẫn là người có chủ trương theo Liên Xô và chống Tàu. Chuyện cho những người Việt gốc Hoa ở Miền Nam ra đi bán chính thức bằng đường vượt biển và trở thành thuyền nhân (Boat People) được thế giới cứu giúp và cho định cư, thời đó trung bình mỗi người đi phải đóng góp khoảng 10 cây vàng. Những cán bộ Cộng Sản gốc Hoa bị thanh trừng và chính Hoàng Văn Hoan, Ủy viên Bộ Chính Trị, một người thân Tàu đã phải bỏ trốn sang Bắc Kinh và chết già tại đây.
Rồi chuyện Trung Cộng hỗ trợ cho quân Khờ Me Đỏ với Pol Pot dành
chính quyền ở Cam Bốt rồi đánh phá các tỉnh biên giới Miền Tây Nam của
Việt Nam. Và Hà Nội đã đem quân tiến đánh Cam Bốt đuổi quân Pol Pot vào
rừng cuối năm 1978, giúp cho Hun Sen làm Thủ tướng từ đó cho đến hôm
nay.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, cả mấy trăm ngàn quân Trung Cộng tiến vào
các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng. Quân chủ
lực của Việt Cộng lúc đó đang ở Cam Bốt phải kéo về miền Bắc Việt Nam để
đối phó.
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, quân Trung Cộng rút quân sau khi tàn phá các
tỉnh biên giới. Lịch sử ghi lại rằng Trung Cộng chết mấy chục ngàn
người, số thương vong của Việt Nam cũng rất cao. Những con số hai bên
đưa ra đều không rõ ràng vì lý do tuyên truyền và chính trị; nhưng nhìn
những hình ảnh báo chí ghi lại thì người ta cũng hiểu được tình hình.
Sự thù địch giữa Việt Nam và Trung Quốc (Tàu, Trung Cộng, Trung Hoa
Lục Địa) lên cao thời Lê Duẫn. Đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1989 thì
Cộng Sản Việt Nam làm hòa với Trung Quốc với mật ước Thành Đô năm 1990,
bắt đầu một thời kỳ lệ thuộc Phương Bắc mới- theo lời của Bộ trưởng
Ngoại giao
Nguyễn Cơ Thạch lúc còn sống.
Nguyễn Cơ Thạch lúc còn sống.
Và từ năm 1990 trở đi thì cuộc chiến biên giới giữa Trung Quốc và
Việt Nam ngày 17/2/1979 đến ngày 5/3/1979 không được nhắc đến nhiều trên
báo chí truyền thông của Việt Nam. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với
Việt Nam càng ngày càng lớn. Với sự phát triển hùng mạnh của đế quốc
Trung Quốc trở
thành cường quốc nhất nhì thế giới và sự nhu nhược của một số lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam làm cho người dân Việt Nam lo ngại trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Tàu.
thành cường quốc nhất nhì thế giới và sự nhu nhược của một số lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam làm cho người dân Việt Nam lo ngại trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Tàu.
Và năm nay, đúng 40 năm trận chiến Trung-Việt 17/2/1979 thì đồng loạt
các báo chí được Hà Nội bật đèn xanh để đăng các bài viết về trận chiến
năm xưa. Họ gọi thẳng là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối
với Việt Nam.
Trước diễn biến bất ngờ thì có bao nhiêu suy đoán tại sao như vậy.
-Có người cho rằng Bộ Chính Trị CSVN đang dằng co giữa phe Thân Tàu và phe yêu nước, tình hình Hoa Kỳ đang đối đầu Trung Quốc và muốn lôi kéo Việt Nam thành đồng minh trong vấn đề Biển Đông. Nhất là cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Hà Nội
cuối tháng 2/2019 làm tăng uy tín của Việt Nam trên thế giới, làm cho phe Chống Tàu có tiếng nói mạnh . Và cuộc chiến 17/2/1979 phải được công bố cho giới trẻ biết, phải đưa vào sách giáo khoa dạy cho thế hệ mai sau.
-Có người cho rằng Bộ Chính Trị CSVN đang dằng co giữa phe Thân Tàu và phe yêu nước, tình hình Hoa Kỳ đang đối đầu Trung Quốc và muốn lôi kéo Việt Nam thành đồng minh trong vấn đề Biển Đông. Nhất là cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Hà Nội
cuối tháng 2/2019 làm tăng uy tín của Việt Nam trên thế giới, làm cho phe Chống Tàu có tiếng nói mạnh . Và cuộc chiến 17/2/1979 phải được công bố cho giới trẻ biết, phải đưa vào sách giáo khoa dạy cho thế hệ mai sau.
-Có người e ngại rằng đây cũng chỉ là một việc làm để xả bớt sự đòi
hỏi của lòng dân vì sự ảnh hưởng của Tàu quá mạnh. Chuyện đưa ra 3 đặc
khu kình tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc ra Quốc Hội vào tháng 6 năm
2018 để biểu quyết đã dấy lên cuộc biểu tình rộng rãi nhiều tỉnh thành
Miền Nam, lớn
nhất kể từ tháng 4 năm 1975 là một thí dụ.
nhất kể từ tháng 4 năm 1975 là một thí dụ.
Không ai đoán được là vấn đề 3 Đặc khu Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân
Phong, Phú Quốc có được đưa ra trở lại để Quốc Hội biểu quyết vào năm
2019 hay không. Nếu đưa ra thì Quốc Hội sẽ thuận vì Đảng Cộng Sản quyết
định và 3 đặc khu này sẽ lọt vào tay Trung Quốc và sau 99 năm sẽ trở
thành lãnh thổ của Tàu.
40 năm trôi qua, Trung Cộng đổ hàng trăm ngàn quân đánh các tỉnh biên
giới miền Bắc Việt Nam, sau khi tàn phá thì rút về. Thành công hay thất
bại của họ tùy theo suy nghĩ mỗi phe. Nhưng vào ngày 12 tháng 10 năm
2018, Việt Nam đã cho phép lưu hành tiền Nhân Dân Tệ của Trung Quốc tại
các tỉnh biên giới Việt Nam- Trung Quốc là một chiến thắng không đổ máu
của sự xâm lăng Phương Bắc, nói lên sự lệ thuộc càng nhiều về kinh tế và
sự mất chủ quyền tiền tệ của Việt Nam.
40 năm trôi qua, Trung Quốc phát triển mọi mặt trở thành cường quốc
nhất nhì thế giới trong khi Việt Nam càng ngày càng đắm chìm trong tham
nhũng, thụt lùi trong các vấn đề văn hóa, kỹ thuật,kinh tế, xã hội…
Bắc Hàn có võ khí nguyên tử, Trung Cộng đưa phi thuyền lên mặt trăng,
trong khi Việt Nam có mấy chục ngàn tiến sĩ, thế mà chế tạo ra một con
ốc vặn cũng không xong. Tất cả các công trình xây dựng kỹ thuật đều nhờ
chuyên viên ngoại quốc làm. Cầu Bắc Mỹ Thuận, Cầu Cần Thơ do kỹ thuật
của Nhật và Úc; khả năng kỹ thuật của Việt Nam không làm nổi.
40 năm trôi qua, từ cuộc chiến đấu tự vệ của người Việt Nam trước xâm
lăng Phương Bắc thì hôm nay kẻ xâm lăng năm đó đang dần dần áp đảo mọi
mặt trên đất nước Việt Nam.
40 năm, trôi qua, người tị nạn Việt Nam năm xưa đang ở đất nước Hoa
Kỳ, trở thành công dân Mỹ, nhìn về quê hương với bao trăn trở.
Hi vọng những ký ức cuộc chiến năm xưa 17/2/2019 sẽ giúp người Việt Nam thức tỉnh và tránh được nguy cơ bị Bắc Thuộc lần thứ nhì trong tương lai.
Hi vọng những ký ức cuộc chiến năm xưa 17/2/2019 sẽ giúp người Việt Nam thức tỉnh và tránh được nguy cơ bị Bắc Thuộc lần thứ nhì trong tương lai.
No comments:
Post a Comment