Kính thưa quý thính giả, sự kiện Nghị Viện Âu Châu hoãn phê
chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Âu Châu, cho thấy một chế độ
chà đạp nhân quyền không còn chỗ đứng trong cộng đồng nhân loại văn
minh. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Chính thức hoãn EVFTA: Món quà năm mới cho chính thể độc trị ở Việt Nam” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Phạm Chí Dũng
Từ cuối tuần trước đã hé lộ một vài tin tức về khả năng Hội đồng châu
Âu, dù phải chịu sức ép không nhỏ của một nhóm nghị sĩ và phía sau đó
là những doanh nghiệp châu Âu đốc thúc cơ quan này phải nhanh chóng phê
chuẩn EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu), vẫn ra
quyết định hoãn lại việc phê chuẩn hiệp định này trong bối cảnh ‘nhân
quyền trên hết’ – điều kiện cần của Nghị viện châu Âu – cho tới nay đã
hoàn toàn bị chính thể độc trị ở Việt Nam phớt lờ.
Đến ngày 21/1/2019, đã có tin chính thức về quyết định hoãn EVFTA trên. Mặc dù lý do chính thức được nêu ra là “kỹ thuật”, nhưng bà nghị sĩ Jude Kirton-Darling đánh giá rằng mối quan hệ EU – Việt Nam thực sự là quan trọng, nhưng phải có sự tiến bộ về nhân quyền. Nhưng chúng tôi đã tự hỏi mình: Việc trì hoãn này có thể xảy ra không, nếu phía VN đã thúc đẩy cải thiện vấn đề nhân quyền?
Ngày 21/01/2019, Đại diện Liên minh châu Âu (EU) đã đề cập với phái đoàn VN tại LHQ về việc hoãn lại Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam vì EU yêu cầu Việt Nam cải thiện về nhân quyền nhưng không được Việt Nam đáp ứng.
Theo lịch trình dự kiến trước đây mà chính phủ Việt Nam đặt rất nhiều hy vọng và hết sức nỗ lực thúc đẩy, Hiệp định EVFTA có thể sẽ được Hội đồng Liên minh châu Âu xem xét phê chuẩn vào tháng Hai năm 2019. Tiếp đó, vào tháng Ba, hiệp định này sẽ được đưa ra Nghị viện châu Âu để thông qua.
Nhưng đã từ nhiều năm qua, chẳng có gì bảo chứng cho lời cam kết ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam. Quá nhiều bằng chứng đã tích tụ kể từ năm 2013 khi Việt Nam được chấp nhận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc: nhà cầm quyền Việt Nam vẫn liên tiếp truy bắt, bỏ tù hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền bằng những điều luật cực kỳ mơ hồ và ngụy tạo.
Chính quyền Việt Nam thậm chí còn thoải mái ký kết Công ước quốc tế về chống tra tấn, để ngay sau đó hàng năm cứ liên tiếp
xảy ra quá nhiều cảnh công an đánh đập dã man người hoạt động nhân quyền và người dân biểu tình, quá nhiều cảnh công dân phải ‘tự chết’ trong đồn công an, trong đó, số trường hợp các nhân viên công an bị phát hiện đã tra tấn đến chết người dân lại quá hiếm hoi.
Còn rất nhiều bằng chứng khác về tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng của chính quyền Việt Nam – như một bản sao của chế độ đảng độc trị ở Trung Quốc. Ngay trước mắt, Luật An ninh mạng của chính quyền Việt Nam sắp đi vào thực hiện từ đầu năm 2019 sẽ mang lại cơ chế siết bóp nặng nề đối với quyền tự do ngôn luận của người dân, những tiếng nói phản biện xã hội và tiếng nói bất đồng về quan điểm chính trị.
Đúng vào khoảng thời gian chính quyền Việt Nam đệ trình bản báo cáo nhân quyền cho Liên hiệp quốc với thành tích ‘bảo đảm tự do tôn giáo’, hàng loạt chùa chiền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất – từ Sài Gòn đến Đà Nẵng – đã bị nhà cầm quyền cưỡng chế giải tỏa và ủi sập không thương xót. Trong khi đó, hàng loạt tu sĩ Cao Đài, Tin Lành, Công giáo bị sách nhiễu, hành hung và đấu tố…
Chưa bao giờ diễn ra mối đồng cảm và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng như hiện nay giữa các tổ chức nhân quyền quốc tế
và nhiều nhà nước ở châu Âu. Rõ ràng là tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng ghê gớm của chính thể độc đảng ở Việt Nam, cộng hưởng với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, đã khiến phát sinh hiệu ứng nước tràn ly và nhiều chính phủ đã phải bày tỏ thái độ phản ứng trực tiếp với sự trơ tráo của Hà Nội.
Quyết định hoãn EVFTA của Hội đồng châu Âu là bằng chứng rõ ràng nhất cho tới nay về việc Liên minh châu Âu không còn
đáng bị xem là yếu thế và nhu nhược trong con mắt của chính quyền Hà Nội, và quyết định này là sự tuân thủ một cách triệt để và kiên định tinh thần bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện châu Âu.
Giới chóp bu Hà Nội đã thất bại cay đắng: Chiến thuật câu giờ nhân quyền và chỉ hứa không làm của họ đã không còn ma mị
được EU theo cái cách mà họ đã qua mặt Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để được tham gia vào tổ chức này vào năm 2007. Quá nhiều ‘thành tích nhân quyền’ của chính thể Việt Nam trong một thập kỷ qua, đặc biệt vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ đã khiến cả châu Âu được ‘sáng mắt sáng lòng’.
Quyết định hoãn EVFTA cũng là một cảnh báo gián tiếp đối với chính quyền Việt Nam: Không chịu cải thiện nhân quyền một
cách thực tâm, thực chất và mang tính chứng minh được, sẽ chẳng có EVFTA nào tự động chui vào dạ dày của những kẻ chỉ biết ăn, không biết làm.
Và nếu những kẻ đó vẫn chỉ biết ăn mà không biết làm, thậm chí quốc hội mới của châu Âu sau tháng 5 năm 2019 cũng sẽ không tái xem xét hiệp định này cho những kẻ chỉ biết đàn áp đồng bào của mình./.
No comments:
Post a Comment