Việt Nam Và Mỹ Đối Thoại Nhân Quyền Lần Thứ 22
Thứ năm 17/5, cuộc đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 22 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn của Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ khẳng định vấn đề nhân quyền vẫn luôn luôn là phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam trong khuôn khổ Đối tác toàn diện. Dựa theo bản phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình nhân quyền toàn cầu 2017, phía Hoa Kỳ chỉ trích tình hình nhân quyền tại Việt Nam về tình trạng tước đoạt sự sống một cách tùy tiên, về nạn tra tấn và đối xử tàn ác, phi nhân, hạ thấp phẩm giá con người, về việc bắt và giam giữ tùy tiện những tiếng nói đối lập ôn hòa, tình trạng vi phạm một cách có hệ thống trong lĩnh vực tư pháp, các hạn chế về quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp, đi lại, tự do báo chí. Hôm 25/4, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC gồm các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Dự Án Đập Thủy Điện Sambor Trên Sông Mêkông Sẽ Tiêu Diệt Nguồn Cá ở Việt Nam
Hãng thông tấn AP ngày 18/05 cho biết: sau ba năm nghiên cứu về dự án đập thủy điện Sambor, là đập thủy điện lớn nhất trên dòng sông Mêkông, và sau sáu tháng cung cấp kết quả nghiên cứu cho chính phủ Cam Bốt, Viện Bảo Vệ Môi Trường Natural Heritage Institute, Hoa Kỳ, đã công bố kết quả là: hồ thủy điện trên có diện tích 620 cây số vuông sẽ “có lợi cho Cam Bốt về điện lực, nhưng làm cho Việt Nam thiệt hại nặng nề, vì ngăn chận nguồn cá từ biển Hồ đổ xuống, đồng thời gây khó khăn cho việc lưu thông trên sông Tiền và sông Hậu”. Ngoài ra, đập này còn giảm lưu lượng nước và phù sa ở hạ nguồn, khiến ruộng đồng ở đồng bằng sông Cửu long sẽ thiếu phù sa mầu mỡ bồi đắp, và sẽ bị nước mặn từ biển xâm thực thêm. Do đó, hàng chục triệu dân Việt Nam có nguy cơ mất nguồn lương thực, và sẽ gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai nước láng giềng.
Các chuyên gia nghiên cứu trên đã đề nghị Cam Bốt chọn xây đập thủy điện trên một nhánh sông khác, nhưng vì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, nhà cầm quyền Cam Bốt đã không trả lời, cho dù nhận được yêu cầu từ tháng 12 năm 2017.
Hãng thông tấn AP ngày 18/05 cho biết: sau ba năm nghiên cứu về dự án đập thủy điện Sambor, là đập thủy điện lớn nhất trên dòng sông Mêkông, và sau sáu tháng cung cấp kết quả nghiên cứu cho chính phủ Cam Bốt, Viện Bảo Vệ Môi Trường Natural Heritage Institute, Hoa Kỳ, đã công bố kết quả là: hồ thủy điện trên có diện tích 620 cây số vuông sẽ “có lợi cho Cam Bốt về điện lực, nhưng làm cho Việt Nam thiệt hại nặng nề, vì ngăn chận nguồn cá từ biển Hồ đổ xuống, đồng thời gây khó khăn cho việc lưu thông trên sông Tiền và sông Hậu”. Ngoài ra, đập này còn giảm lưu lượng nước và phù sa ở hạ nguồn, khiến ruộng đồng ở đồng bằng sông Cửu long sẽ thiếu phù sa mầu mỡ bồi đắp, và sẽ bị nước mặn từ biển xâm thực thêm. Do đó, hàng chục triệu dân Việt Nam có nguy cơ mất nguồn lương thực, và sẽ gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai nước láng giềng.
Các chuyên gia nghiên cứu trên đã đề nghị Cam Bốt chọn xây đập thủy điện trên một nhánh sông khác, nhưng vì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, nhà cầm quyền Cam Bốt đã không trả lời, cho dù nhận được yêu cầu từ tháng 12 năm 2017.
Bắc Hàn Dọa Đình Chỉ Mọi Đối Thoại Với Nam Hàn
Sau nhiều tháng Bắc Hàn hạ bớt căng thẳng và mềm dẻo hơn trong lãnh vực ngoại giao thì bỗng nhiên Bắc Hàn hoàn toàn thay đổi giọng điệu. Thứ tư, 16/5, Bắc Hàn đột ngột tuyên bố đình chỉ vô thời hạn cuộc gặp đã được lên kế hoạch với Nam Hàn vào cùng ngày, vì Hoa Kỳ và Nam Hàn vẫn tiếp tục các cuộc tập trận quân sự chung. Hôm sau, 17/5, ông Ri Son Gwon, Chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Bắc Hàn, đã lên án các cuộc tập trận giữa Mỹ và Nam Hàn, đồng thời đe dọa đình chỉ mọi cuộc đàm phán với Seoul, trừ phi các yêu cầu của họ được đáp ứng.
Tuy nhiên, phía Nam Hàn vẫn khẳng định việc đình chỉ đối thoại có thể chỉ là tạm thời, vì Bắc Hàn không hề đề cập đến việc cắt đứt đối thoại mà chỉ nói đối thoại ‘không bao giờ dễ dàng’. Nam Hàn vẫn tiếp tục tìm cách hòa giải giữa Washington và Bắc Hàn, thúc đẩy thực hiện cuộc gặp gỡ thượng đỉnh như dự kiến.
Sau nhiều tháng Bắc Hàn hạ bớt căng thẳng và mềm dẻo hơn trong lãnh vực ngoại giao thì bỗng nhiên Bắc Hàn hoàn toàn thay đổi giọng điệu. Thứ tư, 16/5, Bắc Hàn đột ngột tuyên bố đình chỉ vô thời hạn cuộc gặp đã được lên kế hoạch với Nam Hàn vào cùng ngày, vì Hoa Kỳ và Nam Hàn vẫn tiếp tục các cuộc tập trận quân sự chung. Hôm sau, 17/5, ông Ri Son Gwon, Chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Bắc Hàn, đã lên án các cuộc tập trận giữa Mỹ và Nam Hàn, đồng thời đe dọa đình chỉ mọi cuộc đàm phán với Seoul, trừ phi các yêu cầu của họ được đáp ứng.
Tuy nhiên, phía Nam Hàn vẫn khẳng định việc đình chỉ đối thoại có thể chỉ là tạm thời, vì Bắc Hàn không hề đề cập đến việc cắt đứt đối thoại mà chỉ nói đối thoại ‘không bao giờ dễ dàng’. Nam Hàn vẫn tiếp tục tìm cách hòa giải giữa Washington và Bắc Hàn, thúc đẩy thực hiện cuộc gặp gỡ thượng đỉnh như dự kiến.
Tổng Thống Hoa Kỳ Tìm Cách Xoa Dịu Lãnh Tụ Bắc Hàn
Thứ Năm, 17/5, tại Phòng Bầu dục, trả lời các phóng viên về việc nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đe dọa sẽ hủy cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa hẹn sẽ bảo đảm an ninh cho ông Kim và Bắc Hàn sẽ không phải chịu chung số phận với Libya hầu từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ. Theo ông Trump thì có lẽ Bắc Hàn đã bị Trung Quốc chi phối sau hai chuyến thăm mới đây của giới chức Bắc Hàn sang Trung Quốc nên đã trở nên hoài nghi về cuộc gặp thượng đỉnh.
Bắc Hàn dọa hủy họp thượng đỉnh sau khi ông Bolton, cố vấn của ông Trump, hôm 13/5, đã đề xuất ‘mô hình Libya’ cho Bắc Hàn. Theo mô hình này, Tổng thống Libya là Gaddafi đã bị lật đổ và giết chết khi người dân Lybia nổi dậy, sau khi các nước phương Tây cố tìm cách thuyết phục ông từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt bị cấm. Nhưng ông Trump hứa sẽ dành cho ông Kim ‘những bảo đảm rất lớn’.
Thứ Năm, 17/5, tại Phòng Bầu dục, trả lời các phóng viên về việc nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đe dọa sẽ hủy cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa hẹn sẽ bảo đảm an ninh cho ông Kim và Bắc Hàn sẽ không phải chịu chung số phận với Libya hầu từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ. Theo ông Trump thì có lẽ Bắc Hàn đã bị Trung Quốc chi phối sau hai chuyến thăm mới đây của giới chức Bắc Hàn sang Trung Quốc nên đã trở nên hoài nghi về cuộc gặp thượng đỉnh.
Bắc Hàn dọa hủy họp thượng đỉnh sau khi ông Bolton, cố vấn của ông Trump, hôm 13/5, đã đề xuất ‘mô hình Libya’ cho Bắc Hàn. Theo mô hình này, Tổng thống Libya là Gaddafi đã bị lật đổ và giết chết khi người dân Lybia nổi dậy, sau khi các nước phương Tây cố tìm cách thuyết phục ông từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt bị cấm. Nhưng ông Trump hứa sẽ dành cho ông Kim ‘những bảo đảm rất lớn’.
Trung Quốc Phát Triển Vùng Nhận Dạng Phòng Không Trên Biển Đông
Thứ năm, 17/05, báo Philippines Daily Inquirer loan tin: Trung Quốc đã phát triển một vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở quần đảo Trường Sa để tạo một vùng cấm trong tương lai… Nghĩa là phi cơ bay qua vùng này phải báo cáo vị trí cho chính quyền Trung Quốc, đây là điều mà Mỹ, hay Nhật Bản chưa bao giờ tuân thủ. Vùng nhận dạng phòng không gồm các cơ sở hạ tầng như phi đạo, nhà chứa máy bay, các hệ thống radar gây nhiễu sóng, hỏa tiễn chống hạm và phòng không, các phi cơ vận tải quân sự, và sẽ thêm những máy bay tiêm kích. Trung Quốc đang đẩy mạnh việc quân sự hóa Trường Sa tại 3 địa điểm: Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Vành Khăn (Mischief), và Đá Xu Bi (Subi).
Hàng Không Mẫu Hạm Do Trung Quốc Chế Tạo Đã Hoàn Thành Thử Nghiệm
Thứ sáu 18/5, truyền thông nhà nước Trung cộng cho biết: Hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc chế tạo vừa hoàn thành 5 ngày thử nghiệm trên biển. Hàng không mẫu hạm 50 ngàn tấn này hiện chưa được đặt tên, sau khi thử nghiệm đã quay trở về cảng Đại Liên, ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Là hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc chế tạo, nhưng là hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc. Sau khi bổ sung các trang thiết bị, tàu này sẽ được đưa vào hoạt động trước năm 2020.
Cũng nên nhắc lại là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc là tàu Liêu Ninh được mua từ Ukraina về rồi tân trang lại, và được đưa vào sử dụng từ năm 2012 cùng với các máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc.
Thứ sáu 18/5, truyền thông nhà nước Trung cộng cho biết: Hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc chế tạo vừa hoàn thành 5 ngày thử nghiệm trên biển. Hàng không mẫu hạm 50 ngàn tấn này hiện chưa được đặt tên, sau khi thử nghiệm đã quay trở về cảng Đại Liên, ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Là hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc chế tạo, nhưng là hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc. Sau khi bổ sung các trang thiết bị, tàu này sẽ được đưa vào hoạt động trước năm 2020.
Cũng nên nhắc lại là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc là tàu Liêu Ninh được mua từ Ukraina về rồi tân trang lại, và được đưa vào sử dụng từ năm 2012 cùng với các máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc.
Nghị Sĩ Mỹ Đề Nghị Tăng Ngân Sách Quốc Phòng Để Chống Lại Sự Trỗi Dậy Của Trung Quốc
Ngày 16/5 vừa qua, 4 thượng nghị sĩ Mỹ đã đệ trình lên Quốc Hội Hoa Kỳ một dự luật gọi tắt là ARIA, tức “Asia Reassurance Initiative Act” (tạm dịch “Luật Sáng kiến Tái đảm bảo Châu Á”), cho phép Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với Đài Loan và tăng thêm 7,5 tỷ đô la cho 5 năm vào ngân sách quốc phòng để tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương để chống lại tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực.
Ngày 16/5 vừa qua, 4 thượng nghị sĩ Mỹ đã đệ trình lên Quốc Hội Hoa Kỳ một dự luật gọi tắt là ARIA, tức “Asia Reassurance Initiative Act” (tạm dịch “Luật Sáng kiến Tái đảm bảo Châu Á”), cho phép Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với Đài Loan và tăng thêm 7,5 tỷ đô la cho 5 năm vào ngân sách quốc phòng để tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương để chống lại tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực.
Pháp Đóng Băng Tài Sản Các Công Ty Liên Hệ Tới Vũ Khí Hóa Học Syria
Thứ sáu, 18/5, khoảng 30 quốc gia đã gặp nhau ở Paris để xác định và trừng phạt những người chịu trách nhiệm sử dụng chất độc thần kinh như sarin và chlorine trong các vụ tấn công. Cũng trong ngày 18/5, ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp, vừa ban hành lệnh đóng băng trong sáu tháng tài sản của các công ty Trung Quốc, Syria và Li-băng, và của hai công dân Syria và một người sinh quán ở Li-băng. Những công ty và cá nhân này bị đóng băng tài sản vì đã làm việc trong chương trình vũ khí hóa học của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria CERS, cơ sở thí nghiệm chính của Syria phụ trách phát triển và sản xuất vũ khí hóa học không quy ước và thiết bị phóng hỏa tiễn đạn đạo.
Thứ sáu, 18/5, khoảng 30 quốc gia đã gặp nhau ở Paris để xác định và trừng phạt những người chịu trách nhiệm sử dụng chất độc thần kinh như sarin và chlorine trong các vụ tấn công. Cũng trong ngày 18/5, ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp, vừa ban hành lệnh đóng băng trong sáu tháng tài sản của các công ty Trung Quốc, Syria và Li-băng, và của hai công dân Syria và một người sinh quán ở Li-băng. Những công ty và cá nhân này bị đóng băng tài sản vì đã làm việc trong chương trình vũ khí hóa học của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria CERS, cơ sở thí nghiệm chính của Syria phụ trách phát triển và sản xuất vũ khí hóa học không quy ước và thiết bị phóng hỏa tiễn đạn đạo.
No comments:
Post a Comment