CSVN không ngừng đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên
Thứ năm 3/5 vừa qua, Tổ chức Nhân quyền cho người Thượng và Chiến dịch Bãi bỏ Tra tấn ở Việt Nam đã công bố một báo cáo dài 25 trang tố cáo nhà cầm quyền CSVN tiếp tục đàn áp một cách khốc liệt đồng bào Thượng theo đạo Thiên Chúa giáo thuộc những hội thánh không được nhà nước công nhận. Những người muốn thực hành tôn giáo một cách độc lập hay phản đối lại việc cưỡng chế thu hồi đất đều bị cáo buộc tội ‘làm gián điệp’ hoặc ‘muốn lật đổ chính phủ’ và bị đánh đập, bắt bớ và cầm tù.”
Vào tháng 3/2018, lực lượng cảnh sát Gia Lai đã bắt giữ 25 Kitô hữu người Thượng với tội danh theo đạo Tin lành Dega không được nhà nước công nhận, và với tội sử dụng internet để “phổ biến thông tin sai về đất đai, tôn giáo và nhân quyền để vu khống chính phủ Việt Nam.
Tháng 7/2016, cảnh sát đã giải tán một cách khốc liệt một cuộc biểu tình của 400 người Thượng ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhằm phản đối việc bán 100 ha đất của cộng đồng người Thượng thiểu số ở đây cho một công ty tư nhân. Hai mươi người biểu tình đã bị thương và bảy người bị bắt và bị biệt giam.
Thứ năm 3/5 vừa qua, Tổ chức Nhân quyền cho người Thượng và Chiến dịch Bãi bỏ Tra tấn ở Việt Nam đã công bố một báo cáo dài 25 trang tố cáo nhà cầm quyền CSVN tiếp tục đàn áp một cách khốc liệt đồng bào Thượng theo đạo Thiên Chúa giáo thuộc những hội thánh không được nhà nước công nhận. Những người muốn thực hành tôn giáo một cách độc lập hay phản đối lại việc cưỡng chế thu hồi đất đều bị cáo buộc tội ‘làm gián điệp’ hoặc ‘muốn lật đổ chính phủ’ và bị đánh đập, bắt bớ và cầm tù.”
Vào tháng 3/2018, lực lượng cảnh sát Gia Lai đã bắt giữ 25 Kitô hữu người Thượng với tội danh theo đạo Tin lành Dega không được nhà nước công nhận, và với tội sử dụng internet để “phổ biến thông tin sai về đất đai, tôn giáo và nhân quyền để vu khống chính phủ Việt Nam.
Tháng 7/2016, cảnh sát đã giải tán một cách khốc liệt một cuộc biểu tình của 400 người Thượng ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhằm phản đối việc bán 100 ha đất của cộng đồng người Thượng thiểu số ở đây cho một công ty tư nhân. Hai mươi người biểu tình đã bị thương và bảy người bị bắt và bị biệt giam.
Hội nghị trung ương 7 sắp khai mạc vào ngày 7/5
Thứ hai, ngày 7/5 sắp tới, Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ khai mạc tại Hà Nội. Mức độ gay cấn và biến động nhân sự của hội nghị này cũng rất cao tương tự như Đại hội 12 vào đầu năm 2016. Điểm lớn nhất thu hút dư luận tại Hội nghị trung ương 7 là Trần Đại Quang. Một nhà bình luận cho rằng Trần Đại Quang sẽ từ bỏ chức vụ chủ tịch nước tại Hội nghị trung ương 7 do vấn đề sức khỏe và phải điều trị tại Nhật, nhưng tờ Nikkey của Nhật đã xác nhận rằng không có bất kỳ cơ sở nào cho thấy ông Quang đi Nhật chữa bệnh.
Cho tới nay, dường như mọi chuyện đang nằm gọn trong quỹ đạo tính toán của ông Trọng. Hội nghị trung ương 7 có thể có một sự thay đổi lớn về nhân sự cấp cao trong Bộ Chính trị.
Thứ hai, ngày 7/5 sắp tới, Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ khai mạc tại Hà Nội. Mức độ gay cấn và biến động nhân sự của hội nghị này cũng rất cao tương tự như Đại hội 12 vào đầu năm 2016. Điểm lớn nhất thu hút dư luận tại Hội nghị trung ương 7 là Trần Đại Quang. Một nhà bình luận cho rằng Trần Đại Quang sẽ từ bỏ chức vụ chủ tịch nước tại Hội nghị trung ương 7 do vấn đề sức khỏe và phải điều trị tại Nhật, nhưng tờ Nikkey của Nhật đã xác nhận rằng không có bất kỳ cơ sở nào cho thấy ông Quang đi Nhật chữa bệnh.
Cho tới nay, dường như mọi chuyện đang nằm gọn trong quỹ đạo tính toán của ông Trọng. Hội nghị trung ương 7 có thể có một sự thay đổi lớn về nhân sự cấp cao trong Bộ Chính trị.
Thêm một người bị Đức nêu đích danh trong vụ bắt cóc Trinh Xuân Thanh.
Báo Der Spiegel, tạp chí đứng đầu nước Đức, ra ngày 02/05/2018, đã cung cấp một số chi tiết mới về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc. Đó là từ 11g00 trưa đến 5g00 chiều ngày 26/07/2017, có một cuộc gặp gỡ chính thức giữa các quan chức an ninh cao cấp của Việt Nam và Slovakia. Ngoài ông KALIŇÁK là Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm phó thủ tướng Slovakia và ba cộng sự, thì phía Việt Nam có Thượng tướng Tô Lâm làBộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, có Trung tướng Đường Minh Hưng là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, và ông Vũ Quang Dũng là một sĩ quan tình báo. Ông Vũ Quang Dũng đã bay từ Việt Nam sang Berlin để làm trợ lý cho Trung tướng Đường Minh Hưng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Qua máy camera thu hình của khách sạn, cơ quan điều tra Đức có cả hình ảnh của ông Vũ Quang Dũng, người đích thân tham gia trực tiếp vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Thị Minh Phương. Ông Vũ Quang Dũng trước đây đã từng sang Berlin tập huấn nghiệp vụ tình báo do chính phía Đức tài trợ, thì nay đã quay lại Đức để gây án.
Trần Đại Quang vắng mặt nhiều lần tạo tin đồn ông sẽ mất chức chủ tịch nước
Truyền thông trong nước đưa tin, với lý do bận công tác và chuẩn bị cho hội nghị trung ương 7 của đảng cộng sản sắp diễn ra, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã “xin vắng mặt” trong buổi tiếp xúc cử tri của ba quận 1, 3 và 4 của thành Hồ được dự định diễn ra vào Thứ Bảy 5/5. Nhiều lần vắng mặt trong thời gian qua khiên dư luận có nhiều đồn đoán rằng ông sẽ bị thay thế trong cuộc họp đảng vào tháng 5 này.
Có nhiều tin đồn về việc ông Quang sắp mất chức chủ tịch nước. Có tin ông sẽ bị thay thế bởi ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư thành ủy TPHCM. Nhưng cũng có tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm luôn chức tổng bí thư đảng lẫn chủ tịch nước theo quan thầy ở Bắc Kinh tập trung hầu hết quyền lực vào một mối.
Hải quân Mỹ khôi phục Hạm đội Hai để đối trọng với Nga
Sau Thế chiến Hai, Hoa Kỳ đã thành lập một hạm đội với tên “Hạm đội Tác chiến Thứ hai”. Năm 1950, hạm đội này đã đổi tên thành Hạm đội Hai để ủng hộ NATO, có nhiệm vụ trông coi 126 tàu thủy, 4.500 phi cơ và 90.000 nhân viên trong khu vực rộng 17 km vuông ở Bắc Đại Tây Dương. Đến năm 2011, vì lý do tiết kiệm chi phí và cấu trúc nhân sự, hạm đội này đã bị giải thể.
Nay, trong Chiến lược coi Nga và Trung Quốc là đối trọng ưu tiên hàng đầu, Hoa Kỳ quyết định tái lập lại Hạm đội Hai với quyền điều hành về tác chiến và hành chính đối với các tàu chiến, phi cơ và lực lượng bộ binh được giao phó trên Bờ Đông Mỹ và tại biển Bắc Đại Tây Dương. Hạm đội Hai sẽ đóng tại Norfolk, thuộc tiểu bang Virginia, là nơi hạm đội này đã từng đóng trước đây, và hiện nay cũng là nơi đóng của Ban chỉ huy Lực lượng chung NATO khu vực Đại Tây Dương.
Hai miền Triều Tiên đã thống nhất múi giờ
Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Bàn Môn Điếm hôm 27/04 vừa qua, lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un đã tuyên bố là “rất đau lòng” khi thấy đồng hồ ở Seoul và Bắc Hàn chênh nhau 30 phút. Vì thế, ngày 05/05/2018, vào lúc 0 giờ, Bắc Hàn đã đồng loạt chỉnh lại đồng hồ nhanh lên thêm 30 phút để cùng giờ với Nam Hàn. Việc chia sẻ cùng một múi giờ với Nam Hàn được cho là “biện pháp cụ thể đầu tiên từ sau thượng đỉnh Liên Triều lần thứ ba, mở đường cho việc thúc đẩy hai miền Nam Bắc chỉ còn là một”.
Trong khi đó, ngày 04/05/2018, tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump cho biết ngày giờ và địa điểm họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn “đã được ấn định” nhưng chưa được công bố. Cũng ngày 04/05, Tòa Bạch Ốc thông báo tổng thống Donald Trump sẽ tiếp đồng nhiệm Nam Hàn Moon Jae In tại Washington vào ngày 22/05 để thảo luận về hồ sơ Bắc Hàn. Theo nhiều nhà quan sát, đây là một dấu hiệu cho thấy, thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong Un có khả năng diễn ra ngay sau đó. Tổng thống Hoa Kỳ tin rằng đối thoại với Kim Jong Un sẽ “diễn ra tốt đẹp”.
Dự luật ngân sách quốc phòng Mỹ nhắm mục tiêu Nga, Trung
Thứ sáu 4/5 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã công bố chi tiết dự luật chính sách quốc phòng thường niên trị giá 717 tỷ đô la, bao gồm các nỗ lực cạnh tranh với Nga và Trung Quốc và một biện pháp nhằm tạm ngưng bán võ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ủy ban Quân vụ Hạ viện tuần tới cũng sẽ thảo luận về Đạo luật Thẩm quyền Quốc phòng ấn định mức chi tiêu quốc phòng và đề ra chính sách kiểm soát việc sử dụng ngân quỹ.
Đạo luật Thẩm quyền Quốc phòng cho tài khóa 2019 có các điều khoản như ban hành cấm vận mới lên ngành công nghiệp võ khí của Nga để đáp lại các vi phạm hiệp ước, cấm hợp tác giữa quân đội với quân đội, và cấp thêm quỹ cho cuộc chiến trên mạng. Dự luật cũng có mục cải thiện khả năng quốc phòng của Đài Loan và cấm bất kỳ cơ quan nào của chính phủ Mỹ sử dụng điện thoại ‘đầy rủi ro’ của tập đoàn Huawei và tập đoàn ZTE vì có liên hệ với bộ máy tình báo của đảng cộng sản Trung Quốc.
Đây mới chỉ là dự luật, còn phải qua nhiều bước nữa dự luật này mới có thể trở thành luật.
Chính quyền Trump quyết định trục xuất 57.000 người Honduras
Thứ sáu 4/5, Chính quyền Hoa Kỳ cho biết sẽ chấm dứt việc bảo vệ tạm thời dành cho những người nhập cư ở Mỹ đến từ Honduras vào ngày 5/1/2020, khiến 57.000 người rơi vào diện bị trục xuất. Chính phủ Honduras nói họ “hết sức lấy làm tiếc về việc hủy bỏ chương trình này” và cam kết hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người Honduras sinh sống ở Mỹ. Đại sứ Honduras tại Mỹ cho biết nước ông không đủ điều kiện để ứng phó với việc hàng chục ngàn người hồi hương như vậy.
Canada đã trở thành mục tiêu lựa chọn cho những người lo sợ bị trục xuất khỏi Mỹ. Năm ngoái, gần 10.000 người Haiti đã vượt biên bất hợp pháp vì lo ngại tư cách được bảo vệ tạm thời của họ ở Mỹ có thể bị đình chỉ.
No comments:
Post a Comment