Dân chủ là bước đi bất khả vãn hồi của nhân loại văn minh. Dân
tộc Việt Nam sẽ hoàn thành tiến trình dân chủ hóa nhanh chóng, nếu biết
nuôi dưỡng và vun trồng giấc mơ dân chủ này.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Phú Khải với tựa đề: “Dân chủ? Nếu biết mơ” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Phú Khải với tựa đề: “Dân chủ? Nếu biết mơ” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Vào dịp 30 tháng Tư, tôi muốn hỏi tại sao Việt Nam vẫn chưa có dân
chủ? Tại sao tiến trình dân chủ hóa vẫn dậm chân tại chỗ, nếu không phải
thụt lùi, trong những năm vừa qua?
Tiến trình dân chủ hóa của bất cứ một quốc gia nào, kể cả Việt Nam,
nhất là trong thời đại toàn cầu hiện nay, đều chịu ảnh hưởng chung của
nền chính trị quốc tế, quốc nội và các phong trào vận động dân chủ trong
và ngoài quốc gia đó.
Trên bình diện quốc tế, trào lưu dân chủ khắp nơi đều gặp khó khăn và
suy thoái. Tạp chí Foreign Affairs số mới nhất tháng Năm/Sáu “Dân chủ
đang dẫy chết? – Bản tổng kết toàn cầu”, có những nhận định sâu sắc về
chủ đề này. Tập trung quyền lực vào chính quyền (ngành hành pháp), chính
trị hóa ngành tư pháp hay các định chế vốn hoạt động độc lập, tấn công
vào sự độc lập của truyền thông, lợi dụng công quyền để gia tăng tư
quyền/lợi, v.v… là những dấu hiệu thoái trào của dân chủ.
Từ Hungary, Ba Lan thuộc Đông Âu cho đến Ý, Anh thuộc Tây Âu, và cả
Hoa Kỳ, chủ nghĩa dân tuý và các xu hướng chuyên quyền đang vươn mình
trổi dậy giành ảnh hưởng khắp nơi. Ngay cả Đan Mạch, Hòa Lan và Thụy Sĩ…
cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung trên. Trong khi đó, các chế độ
chuyên quyền như Nga, Trung Quốc không những ngày càng hung bạo đối với
người dân của mình mà còn trở nên hung hãn, gây hấn qua sự can thiệp vào
nội tình chính trị của Hoa Kỳ hay các quốc gia khác, hoặc qua các biện
pháp có vẻ như mềm mỏng hơn, như văn hóa, chẳng hạn, điển hình là Viện
Khổng Tử của Trung Quốc.
Còn các phong trào vận động dân chủ trong và ngoài Việt Nam thì sao?
Phe chống cộng chống mọi thứ thuộc về chế độ hiện nay, từ lá cờ, chủ
nghĩa, cho đến tất cả những gì trực tiếp thuộc về nó. Như các nhân vật
lãnh đạo của ĐCSVN, hay các ban, ngành, cơ quan chính phủ, nhà nước,
v.v… ĐCSVN, như đã nói trên, lãnh đạo trực tiếp và toàn diện, cho nên
hầu như không có cái gì mà không thuộc về nó trong xã hội Việt Nam, kể
cả các tổ chức xã hội, kinh tế, văn hóa hay tôn giáo.
Phe vận động dân chủ thì cũng tứ bề thọ địch. Lực của họ quá mỏng và
họ quá cô đơn. Chung quanh họ là tư duy và cung cách hành xử, nếu không
là kẻ thù, thì cũng là sự cản trở lớn cho tiến trình dân chủ: Lười biếng
và vô kỹ luật. Đấu tranh vô tổ chức và chỉ muốn thấy kết quả liền là
các thái độ này.
Người yêu chuộng dân chủ là người có khả năng thể hiện tinh thần kỹ
luật cao. Họ biết nguyên tắc hành xử dân chủ và áp dụng nghiêm khắc với
chính mình. Họ tôn trọng tối đa giá trị tự do, bình đẳng và công lý.
Thay vì loại trừ, họ tìm cách dung hợp. Thay vì chụp mũ, vu khống, mạ
lỵ, họ dùng lý luận và tinh thần khách quan khoa học để thuyết phục.
Thay vì phản ứng, một cách thiếu tự tin, khi gặp phải chỉ trích hay phê
bình, họ ôn tồn lý giải để trình bày quan điểm của mình, dùng nó như cơ
hội để “cưỡi sóng”, để thuyết phục đối thủ và những người chung quanh.
Tóm lại, dân chủ là đa nguyên, lắm khi trái chiều, cho nên người có tinh
thần dân chủ thật sự là người phải biết sử dụng trí tuệ và lý luận để
thuyết phục người khác quan điểm, chứ không phải đổ thừa hay gán nhãn
hiệu cho nó là tin tặc, là phản động, hay tội đồ dân tộc, v.v…
Dân chủ, vì thế, nên xây khó mà phá dễ. Một nền dân chủ vững ổn như
Hoa Kỳ thì khó thể nào phá đổ bằng một, hay nhiều, cá nhân đặc biệt như
Donald Trump, chẳng hạn. Nhưng một nền dân chủ non nớt, nền móng chưa
vững, thì rất dễ đổ vỡ. Dân chủ không hoàn hảo, nên nó cần luôn được cải
thiện. Thể hiện tính dân chủ không hề dễ hay tự nhiên, mà là một ý thức
tự giác cao độ. Ai cũng muốn quyết định nhanh chóng, hiệu quả để công
việc được chạy cho tốt, trong khi đó dân chủ có nghĩa là tham khảo ý
kiến, thảo luận rốt ráo và tôn trọng khác biệt và các quyết định chung.
Tuy chậm nhưng chắc.
Trong chính trị, mọi chính sách hay quyết định lớn đòi hỏi sự suy
nghĩ và kế hoạch rốt ráo, sự thách thức thường xuyên giữa những người
cùng chung trách nhiệm, giữa các đảng phái, công chúng, truyền thông và
quan trọng không kém là sự phê bình hay chỉ trích nặng nề của công
chúng, truyền thông hay đối lập. Không có một chính sách hay một kế sách
nào hoàn hảo cả, dù được thiết kế bởi những đầu óc ưu tú nhất. Không có
chính sách nào thoả mãn mọi ước vọng hay nhu cầu của xã hội đa nguyên
cả. Nó chỉ mang tính tương đối và lắm khi đầy rủi ro. Phê bình là sự
bình thường của xã hội và chính là sức mạnh của xã hội đó.
Xu hướng vận động dân chủ của Việt Nam, vì các lý do trình bày trên,
cũng chỉ là thiểu số so với xu hướng chống cộng trong và ngoài nước.
Đồng minh của họ thì ngày càng ít và yếu, trong khi đối thủ của họ ngày
càng nhiều và mạnh. Nhưng không có gì là bất khả cả. Một khi đã nghĩ bất
khả thì chỉ có thất bại, chưa đánh mà đã thất bại, nói chi đến thành
công!
Tại sao phải là dân chủ?
Bởi vì thể thế chính trị dân chủ tuy bất toàn nhưng nó đỡ tệ hại nhất trong tất cả các thể chế chính trị đã được thử nghiệm. Trong nền dân chủ, mạng sống con người được coi trọng tối đa, nhân phẩm được tôn trọng tối đa và mọi người trong xã hội được tự do để phát triển tối đa tiềm năng của mình.
Bởi vì thể thế chính trị dân chủ tuy bất toàn nhưng nó đỡ tệ hại nhất trong tất cả các thể chế chính trị đã được thử nghiệm. Trong nền dân chủ, mạng sống con người được coi trọng tối đa, nhân phẩm được tôn trọng tối đa và mọi người trong xã hội được tự do để phát triển tối đa tiềm năng của mình.
Hơn 80 triệu người Việt trong nước nghĩ gì, muốn gì, có ai biết không? Sức dân là sức nước mà. Họ đưa thuyền và cũng lật thuyền.
Chỉ lo người dân Việt Nam không chịu mơ những giấc mơ lớn thôi. Nếu biết mơ, nếu có niềm tin, thì sẽ có hy vọng. Bởi không có thành công (lớn) nào mà không khởi đầu bằng giấc mơ (lớn).
Chỉ lo người dân Việt Nam không chịu mơ những giấc mơ lớn thôi. Nếu biết mơ, nếu có niềm tin, thì sẽ có hy vọng. Bởi không có thành công (lớn) nào mà không khởi đầu bằng giấc mơ (lớn).
Phạm Phú Khải
No comments:
Post a Comment