CSVN độc đảng độc tài, đưa ra những quy hoạch vô trách nhiệm về
đặc khu kinh tế sẽ lưu lại nhiều tai hại cho các thế hệ mai sau. Mời
quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trân Văn có tiêu đề: “Đặc
Khu Kinh Tế – Thảm Họa Mới qua giọng đọc của Song Thập để kết thúc
chương trình phát thanh tối hôm nay.
Tuy các đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa 14 chưa bỏ phiếu nhưng
gần như chắc chắn dự luật về “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (gọi
tắt là Luật Đặc khu) sẽ được họ thông qua ở kỳ họp lần thứ năm này.
Ngay sau đó, Luật Đặc khu sẽ được dùng để khai sinh cho ba đặc khu
đầu tiên của Việt Nam là: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh
Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang).
Đặc khu (Special Economic Zone) là cách gọi những khu vực mà việc
quản lý – điều hành được thực hiện theo phương thức ưu đãi đặc biệt,
khác hẳn lệ thường nhằm thu hút đầu tư ở cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh
thổ của một quốc gia, tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu cho công quỹ.
Tùy nơi, tùy hoàn cảnh mà những quốc gia quyết định thành lập các đặc
khu, quyết định gọi các đặc khu của họ là gì (Khu Kinh tế, Khu Kinh tế
Đặc biệt, Khu Thương mại tự do,…).
Xét về cả thông lệ quốc tế lẫn bản chất, không cần khai trương Vân
Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc thì ít nhất, Việt Nam cũng đã có 18 đặc
khu, trong số này có 15 được gọi là Khu Kinh tế ven biển và ba được gọi
là Khu Kinh tế (Thái Bình, Ninh Cơ, Đông Nam Quảng Trị).
Những viên chức hữu trách đang tô vẽ viễn cảnh xán lạn của ba đặc khu
mới, liệu có nhớ hệ thống công quyền đã từng tuyên bố những gì khi công
bố chủ trương thành lập các khu kinh tế hồi đầu thập niên 2000 không?
Nếu ba đặc khu mới cũng không như “kỳ vọng” sẽ có những ai sẽ chịu trách
nhiệm? Chịu trách nhiệm như thế nào?
Giữa thập niên 1990, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đề ra chủ
trương phát triển các Khu Công nghiệp để “hiện đại hóa đất nước”. Đến
nay, toàn Việt Nam có 324 khu công nghiệp, chiếm 92.000 héc ta đất nhưng
hiện có khoảng 4/5 diện tích các khu công nghiệp trên toàn Việt Nam
đang bỏ hoang. Ngoài thiệt hại tài chính, chủ trương phát triển các Khu
Công nghiệp còn là sự lãng phí nghiêm trọng tài nguyên quốc gia.
Đầu thập niên 2010, dưới sự dẫn dắt của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng CSVN quyết định xây dựng các đặc khu. Giống như các Khu
Công nghiệp, Khu Kinh tế, xây dựng các đặc khu là một “chủ trương lớn”
nữa của giới lãnh đạo Đảng CSVN.
Các đặc khu có phải là chiếc đũa thần, biến kinh tế – xã hội Việt Nam từ Lọ Lem thành công chúa? Câu trả lời là không.
Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng không giấu diếm băn khoăn khi con đường mà Việt Nam chọn để gầy dựng đặc khu lệch hướng (đem các đặc quyền về sử dụng đất và ưu đãi về thuế để mời gọi đầu tư).
Các đặc khu có phải là chiếc đũa thần, biến kinh tế – xã hội Việt Nam từ Lọ Lem thành công chúa? Câu trả lời là không.
Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng không giấu diếm băn khoăn khi con đường mà Việt Nam chọn để gầy dựng đặc khu lệch hướng (đem các đặc quyền về sử dụng đất và ưu đãi về thuế để mời gọi đầu tư).
Tuần vừa qua, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, liên
tục khẳng định với báo giới trong nước và quốc tế rằng, ba đặc khu kinh
tế đang chờ các đại biểu Quốc hội “bấm nút”, cấp khai sinh sẽ là “sân
chơi mới”. Tại đó, doanh giới sẽ được “ưu đãi mọi khía cạnh”: Miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm
tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Được hưởng thuế suất 10%
trong 30 năm. Riêng thu nhập từ đầu tư – kinh doanh bất động sản sẽ được
áp dụng thuế suất ưu đãi 17%…
Thật ra, những ưu đãi ấy đâu có mới. Có thể ông Dũng mắc chứng “suy
giảm trí nhớ” nên quên là hệ thống công quyền Việt Nam từng dành những
ưu đãi y hệt như thế cho… Formosa: Luật chỉ cho phép cho thuê đất 50 năm
nhưng Formosa được thuê đất tới 70 năm. Từ năm thứ 16 Formosa mới phải
trả tiền thuê đất. Chỉ tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi có thu nhập
chịu thuế và tỷ lệ chỉ là 10% thay vì phải 25% như thông lệ. Chưa kể khi
có thu nhập chịu thuế còn được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
trong 4 năm và trong 9 năm sau đó được giảm 50% tính trên tổng số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Tháng 6 năm 2014, Formosa đề nghị cho phép lập “Đặc khu kinh tế gang
thép Vũng Áng” với Ban Quản lý “trực thuộc Văn phòng Chính phủ”. Formosa
còn đề nghị: Thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép. Ưu đãi cân đối ngoại
tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh. Trực tiếp vay vốn từ các tổ chức
tài chính nước ngoài. Miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn. Miễn thuế nhập
khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu… Thậm chí “được cắt đất để bán
cho khoảng 15.000 nhân viên mà nếu tính cả thân nhân thì khoảng 60.000
người nhằm xây dựng một thị trấn”.
Bởi dân chúng, báo giới Việt Nam sôi lên vì giận, nhiều chuyên gia
tại Việt Nam xúm vào phân tích – chứng minh các đề nghị của Formosa
“không bình thường” và “không phù hợp với khung pháp luật của Việt Nam
hiện nay”, nên cuối cùng, chính phủ Việt Nam bác bỏ ý tưởng thành
lập“Đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” của Formosa.
Formosa nâng kinh tế – xã hội Việt Nam lên hay nhận kinh tế – xã hội Việt Nam chìm xuống sâu hơn thì câu trả lời đã có và còn ai không thấy, không biết?
Formosa nâng kinh tế – xã hội Việt Nam lên hay nhận kinh tế – xã hội Việt Nam chìm xuống sâu hơn thì câu trả lời đã có và còn ai không thấy, không biết?
Chỉ cần vài ngày nữa, sau khi Quốc hội “bấm nút”, dự luật về “Đơn vị
hành chính – kinh tế đặc biệt” sẽ trở thành luật, những “nhà đầu tư”
giống như Formosa có thể hiên ngang bước tới vì “khung pháp luật của
Việt Nam hiện nay” đã “phù hợp”. Thảm họa cho an ninh kinh tế, an ninh
tài chính, môi trường mà nhiều chuyên gia cả trong lẫn ngoài Việt Nam âu
lo vì khó tránh đâu có xảy ra lúc này. Đó là chuyện vài năm nữa. Lúc đó
các viên chức lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ đều đã nghỉ
hưu. Hơi đâu mà lo.
Trân Văn
No comments:
Post a Comment