Tuesday, May 15, 2018

Cuộc chiến trong bầy

Chuyện Nước Non Mình

Kính thưa quý thính giả,ô tham nhũng ngày càng phình lớn nhưng mồi ăn ngày càng thiếu hụt nhỏ đi thì chuyện cắn xé giết nhau là chuyện đương nhiên phải xảy ra.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Cuộc chiến trong bầy” của Đỗ Ngà sẽ được Quê Hương trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.


Lương cán bộ công chức nhà nước chỉ chưa tới 15 triệu. Thế nhưng nhà chục tỷ, trăm tỷ của cán bộ cứ ngang nhiên xuất hiện. Đấy là bài toán đơn giản mà ai cũng nhìn ra. Nó là một lời khẳng định rằng chính quyền CS là một hệ thống quan chức sống bằng tham nhũng. Có thể nói những quan chức CS nhận lương 0 đồng họ vẫn giàu nứt đố đổ vách.

Tựa như ăn kiểu lùa hốt ở nhà hàng, quan chức CS cũng vậy, sức ăn của họ 1 nhưng lo hốt đến 10, đến 100 vv… Máy móc nào thì nhiên liệu đó. Có loại máy móc hoạt động được là nhờ xăng, cũng có loại hoạt động được là nhờ dầu Diesel. Tương tự vậy, bộ máy chính quyền Âu, Mỹ vận hành được là nhờ lương, còn bộ máy chính quyền CSVN vận hành được là nhờ tham nhũng. Chính phủ liên bang Mỹ sẽ bị sụm nếu thiếu tiền trả lương. Còn bộ máy chính quyền CS thì sao? Thì bộ máy này cũng sẽ bị sụm bà chè nếu thiếu tiền cho nó tham nhũng. Câu khẳng định như thế tưởng là nói đùa nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Chính sách thuế kiểu vặt lông vịt là một phương cách mà bộ máy này nạp năng lượng cho túi tham để duy trì sự hoạt động của nó. Cái hố nợ công bị khoét ngày càng sâu và rộng cũng là vì đi vay để duy trì tham nhũng, vay càng nhiều càng tốt không cần tính đến kế hoạch trả nợ. Vì khi trả nợ cứ đè cổ hơn 90 triệu con vịt ra vặt lông, cắt tiết là xong. Còn nữa, họ dùng bộ não để nghĩ ra đủ thứ chiêu trò để dụ khị Việt kiều gởi đô về nuôi họ. Bài ca “khúc ruột ngàn dặm” cũng là trò dụ dỗ ấy mà thôi. Mục đích để câu kiều hối về nhét vào túi tham nuôi chính quyền CS tồn tại.
Thằng ăn trộm đang thăm viếng một cửa hàng đá quý, nó vào đó để ngắm nghía xem chủ cửa hàng có sơ hở nào thì ra tay. Thấy chủ tiệm bận nói chuyện với khách, nó thò tay lấy một viên kim cương cho vào miệng và nuốt gọn. Khi phát giác mất đồ, chủ tiệm chẳng biết ai lấy vì lục hết mọi người ở đó đều không thấy. Về đến nhà, tên trộm ranh ma dùng bô nhựa xổ ra cho sạch ruột rồi banh tìm viên đá quý mà hắn đã nuốt. Cuối cùng hắn cũng tìm được thứ mà hắn đã ăn cắp. Hắn đem nó ngâm vào chậu để rửa, kỳ cọ cho sạch rồi dùng nó để sống phè phỡn.
Tương tự như vậy, trong hệ thống chính quyền CS có tham ô thì chắc chắn phải có hệ thống rửa. Đồng tiền từ thuế do dân lao động đến còng lưng nộp vào, một tấm màn đen được dựng lên để che mắt nhân dân, tấm màn đó có tên là “thiếu minh bạch”. Sau bức màn, một đám người đông đúc chen chúc tha hồ bốc hốt nuốt cho thật nhiều. Rồi mỗi tên lại đem nó về thải vào chậu để rửa cho sạch những đồng tiền bẩn. Vậy chậu rửa cho đám quan chức là cái gì và đặt ở đâu? Nói trắng ra, chậu rửa đồ ăn trộm là những doanh nghiệp sân sau. Tiền tham nhũng được cho vào đó rửa rồi các sếp lấy ra xài. Ở Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp lớn nhanh như thánh Gióng, nó không tuân thủ theo quy luật lớn mạnh của bất kỳ một doanh nghiệp chân chính nào. Có khi lấy tiền đưa vào đó rồi lấy ra, có khi đám quan chức tạo kế hoạch cho doanh nghiệp sân sau hốt tiền rồi chuyển lại cho mình. Có cung thì ắt có cầu. Nhìn đâu cũng thấy dấu hiệu của một bộ máy nhà nước chạy bằng thứ nhiên liệu “tham nhũng”.
Hồi xưa tôi học cấp 2, vào giờ thực hành sinh học, cô phân công mỗi tổ mang theo một con ếch sống để giải phẫu, tức mổ xem bên trong nội tạng con ếch có gì. Sau giờ thực hành tôi mới hiểu đúng về cấu tạo con ếch. Việc bắt ếch mổ xẻ là một việc làm chỉ mang ý nghĩa là làm sao cho bọn tôi hiểu chứ việc giết mấy con ếch không thể xóa sạch loài ếch được.
Với bộ máy sống bằng tham nhũng thì hôm nay họ bắt một vài tên để mần thịt, thì điều đó nó chỉ có tác dụng cho ta một cái nhìn tường tận hơn cái bộ máy tham nhũng của nó mà thôi, sẽ không thể diệt hết tham nhũng đâu. Năm 2010, trong một phiên họp của quốc hội bù nhìn, ông Nguyễn Sinh Hùng nói “Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý: ‘cách chức đi, kỷ luật đi’, ngày mai thấy sai chỗ kia: ‘cách chức đi, kỷ luật đi’, lấy ai mà làm việc các đồng chí?”. Câu nói này gây phẫn nộ trong nhân dân nhưng cũng phải công nhận là ông ta nói thật. Không một quan chức nào mà tay không nhúng chàm.
Khi lòng tham ngự trị thì cái ác sẽ trỗi dậy. Đằng sau bức màn đen, họ che mắt dân để bốc hốt. Khi những kẻ tham chụm lại một mỏ vàng vô chủ thì mâu thuẫn giữa những kẻ giành ăn nảy sinh là điều tất yếu.
Đỗ Ngà.

No comments:

Post a Comment