Kính thưa quý thính giả, cả một hệ thống dốt nát, trơ
trẽn, lỳ lợm chuyên nói ngược, làm ngược để biện minh, lấp
liếm cho thủ đoạn sâu độc là cướp tiền hầu vét cho tận cùng
xương máu của toàn dân.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: ” Thu phí, thu giá – Từ điển tra ngược: Cướp có tổ chức ” của Nguyễn Hữu Vinh sẽ được Quê Hương trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: ” Thu phí, thu giá – Từ điển tra ngược: Cướp có tổ chức ” của Nguyễn Hữu Vinh sẽ được Quê Hương trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao việc chỉ qua một đêm, các
trạm BOT bị người dân phản đối dữ dội lâu nay, làm cho nhà cầm quyền
lúng túng đối phó, loay hoay tìm mọi cách để dẹp bỏ sự phản ứng tập thể
của người dân với những trạm thu phí đặt “nhầm chỗ” nhằm cướp tiền dân
được thay bằng “Trạm Thu Giá BOT”.
Người dân đã phản ứng BOT bằng nhiều cách khác nhau, từ việc dùng tiền lẻ để trả phí gây ách tắc giao thông cho đến việc yêu cầu di chuyển các trạm BOT về đúng vị trí và minh bạch việc đầu tư, xây dựng cũng như chi phí mà họ phải trả.
Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ chăm lo cho việc lưu thông, đi lại của người dân là Bộ Giao thông Vận tải đã làm ngược lại những chức năng của họ mà lại đi lấp liếm, bao biện, dọa dẫm người dân nhằm bảo vệ kẻ đã cướp không tiền của và ngăn cản sự đi lại của người dân.
Nhiều biện pháp được đưa ra để đối phó từ thấp đến cao như dùng côn đồ trấn áp, dùng công an giả dạng côn đồ, công an có sắc phục kết hợp với trạm thu phí BOT hù dọa người dân, cho đến việc dựng biển cấm dừng quá 5 phút, dùng công an, Cảnh sát các loại, triệu tập hăm dọa… Nhưng tất cả đều bị vô hiệu hóa bởi sự kiên trì, thông minh và đoàn kết của người dân.
Bởi điều duy nhất nhà nước thiếu là: Lẽ phải.
Và sự lỳ lợm, bất chấp của nhà nước đối với nhu cầu tối thiểu của người dân là hãy trả BOT về những vị trí của nó, không được tự dưng chặn đường cướp tiền dân và ngăn cản người dân đi lại, người dân không thể trả tiền cho những cái họ không hưởng, không mua, không bán…
Thế rồi, chỉ trong một đêm, trạm thu phí BOT bỗng nhiêu hóa thân thành một từ lạ hoắc: Trạm thu giá BOT.
Người dân cũng như mạng xã hội lập tức nóng lên với chiêu trò mới của những kẻ núp đằng sau những trò này. Sự xôn xao bàn tán đó không phải không có lý.
Thực chất, đây chỉ là trò xảo ngôn, đánh lận con đen vốn có và được hành xử xưa nay khi nhà cầm quyền Cộng sản bí lối trước những sự thật, lẽ phải không thể chối cãi mà họ thất lý.
Có lẽ cũng cần nhắc lại đôi điều về BOT.
Các “nhà đầu tư BOT” chính là các sân sau của đám quan chức Cộng sản và để thỏa mãn cơn khát giàu có một cách bất chính thì người ta đã nghĩ ra đủ những chiêu trò cướp.
Đó là “nhà đầu tư BOT” Pháp Vân – Cầu Giẽ, Đỗ Thị Huyền Tâm, theo dư luận thì bồ của con trai và giờ là vợ của Nông Đức Mạnh. Được Đinh La Thăng ưu ái nịnh lãnh đạo, cho cái BOT này nhằm cứu vãn sự sụp đổ của Tập đoàn Minh Tâm trước nguy cơ tù tội. Thế rồi sau khi nhận được dự án, bán sang tay cho đám người khác và hàng ngàn tỷ đồng chạy vào túi như chuyện lấy kẹo ra ăn.
Đó là nhà đầu tư BOT Cai Lậy được dư luận vạch rõ là của con trai Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN. Và hàng loạt BOT, dự án khác cũng tương tự.
Các đại gia ở Việt Nam, hầu hết là “sân sau” và được sự bảo kê chia chác của quan chức cộng sản. Chính vì vậy, việc các “chính trị gia” các lãnh đạo bao che, lấp liếm và che chắn nhằm chia phần cho nhau trong cac dự án bòn rút tiền dân và tài nguyên đất nước làm giàu bất chính là điều dễ hiểu.
Cướp có bảo kê.
Chỉ có thể như vậy thì cả hệ thống công quyền mới bỏ công sức, tiền của lực lượng công an và cả hệ thống đi bảo vệ chứ đâu có đơn giản. Vì bản chất những BOT này là cướp có bảo kê. Điều này bắt nguồn sâu xa từ bản chất chế độ.
Ngay từ đầu khi chính quyền Cộng sản lên cầm quyền tại Việt Nam, cũng bằng việc “Cướp chính quyền” ở miền Bắc. Rồi việc dùng bom đạn, bạo lực để “thống nhất” thì thực chất cũng là việc “Cướp chính quyền” ở Miền Nam.
Rồi những cuộc “cướp chính quyền” bằng cách tinh vi và thậm chí trắng trợn hơn là những cuộc “bầu cử, đảng cử dân bầu”… và cho đến nay thì là “thu hồi đất đai”, BOT, độc quyền các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của đời sống người dân như năng lượng, xăng dầu, điện nước và mặc sức tăng giá, dân chỉ có kêu trời không thấu…Bởi thực chất, chế độ này cũng là một chế độ BOT được Quốc tế Cộng sản đưa vào Việt Nam cướp đoạt những điều cơ bản của người dân Việt Nam.
Trí trá và xảo ngôn, đánh tráo khái niệm.
Xưa nay, món tuyên truyền của cộng sản vốn là một thứ mà thế giới phải kinh sợ. Họ học tập xuất sắc Adolf Hitler – Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa – dạy rằng: “Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực”.
Ngoài việc nói dối triền miên, có hệ thống, bền bỉ và bất chấp thái độ thiên hạ, người Cộng sản Việt Nam còn “Vận dụng vào tình hình thực tiễn Việt Nam” bằng việc sáng tác ngôn ngữ mới để che đậy bản chất sự việc. Để nêu rõ trước tình hình khi mà nhà nước ngày càng thất lý, hệ thống công quyền mục ruỗng hết chỗ che đậy thì cần một Từ điển tra ngược dành cho ngành công an. Chẳng hạn:
– CSGT bắt tay lái xe lấy tiền rồi cho đi: Hành động hữu nghị, thân mật giữa CSGT và lái xe.
– Công an dùng tay tát vào mặt công dân chảy máu: “Gạt tay trúng má”. – Công an đánh nghi can trong khi hỏi cung: “Biện pháp nghiệp vụ”-
– Công an đến đánh dân, cướp đất của dân: “Hỗ trợ cưỡng chế”.
– Công an và quân đội vô cớ đến bắn phá nhà dân cướp đất: “Trận đánh đẹp”.
Thế rồi giờ đây, cả hệ thống có cụm từ mới “Trạm Thu giá BOT” để thay thế cho Trạm thu phí BOT bị phản đối dữ dội bấy lâu nay. Người ta có định nghĩa mới cho từ “Trạm thu giá” – một từ hoàn toàn vô nghĩa trong tiếng Việt, nay được dùng để che đậy từ “Cướp đường” của nhóm lợi ích đảng.
Bởi có như vậy, thì hệ thống tuyên truyền mới có cái để mà tuyên truyền “đúng đường lối” của đảng, của nhà nước. Chỉ có điều, nó đi ngược lại lợi quyền của người lao động, của nhân dân và Tổ quốc, dân tộc. Và đi kèm với những cuốn từ điển như vậy, nhà nước cần kèm theo cho hệ thống quan chức và đám tuyên giáo một hệ thống mặt nạ thật dày, thật bền. Bởi tất cả ý nghĩa của cuốn “Từ điển tra ngược” này, chỉ có một chữ có ý nghĩa đúng đắn và thực chất nhất: Cướp
Người dân đã phản ứng BOT bằng nhiều cách khác nhau, từ việc dùng tiền lẻ để trả phí gây ách tắc giao thông cho đến việc yêu cầu di chuyển các trạm BOT về đúng vị trí và minh bạch việc đầu tư, xây dựng cũng như chi phí mà họ phải trả.
Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ chăm lo cho việc lưu thông, đi lại của người dân là Bộ Giao thông Vận tải đã làm ngược lại những chức năng của họ mà lại đi lấp liếm, bao biện, dọa dẫm người dân nhằm bảo vệ kẻ đã cướp không tiền của và ngăn cản sự đi lại của người dân.
Nhiều biện pháp được đưa ra để đối phó từ thấp đến cao như dùng côn đồ trấn áp, dùng công an giả dạng côn đồ, công an có sắc phục kết hợp với trạm thu phí BOT hù dọa người dân, cho đến việc dựng biển cấm dừng quá 5 phút, dùng công an, Cảnh sát các loại, triệu tập hăm dọa… Nhưng tất cả đều bị vô hiệu hóa bởi sự kiên trì, thông minh và đoàn kết của người dân.
Bởi điều duy nhất nhà nước thiếu là: Lẽ phải.
Và sự lỳ lợm, bất chấp của nhà nước đối với nhu cầu tối thiểu của người dân là hãy trả BOT về những vị trí của nó, không được tự dưng chặn đường cướp tiền dân và ngăn cản người dân đi lại, người dân không thể trả tiền cho những cái họ không hưởng, không mua, không bán…
Thế rồi, chỉ trong một đêm, trạm thu phí BOT bỗng nhiêu hóa thân thành một từ lạ hoắc: Trạm thu giá BOT.
Người dân cũng như mạng xã hội lập tức nóng lên với chiêu trò mới của những kẻ núp đằng sau những trò này. Sự xôn xao bàn tán đó không phải không có lý.
Thực chất, đây chỉ là trò xảo ngôn, đánh lận con đen vốn có và được hành xử xưa nay khi nhà cầm quyền Cộng sản bí lối trước những sự thật, lẽ phải không thể chối cãi mà họ thất lý.
Có lẽ cũng cần nhắc lại đôi điều về BOT.
Các “nhà đầu tư BOT” chính là các sân sau của đám quan chức Cộng sản và để thỏa mãn cơn khát giàu có một cách bất chính thì người ta đã nghĩ ra đủ những chiêu trò cướp.
Đó là “nhà đầu tư BOT” Pháp Vân – Cầu Giẽ, Đỗ Thị Huyền Tâm, theo dư luận thì bồ của con trai và giờ là vợ của Nông Đức Mạnh. Được Đinh La Thăng ưu ái nịnh lãnh đạo, cho cái BOT này nhằm cứu vãn sự sụp đổ của Tập đoàn Minh Tâm trước nguy cơ tù tội. Thế rồi sau khi nhận được dự án, bán sang tay cho đám người khác và hàng ngàn tỷ đồng chạy vào túi như chuyện lấy kẹo ra ăn.
Đó là nhà đầu tư BOT Cai Lậy được dư luận vạch rõ là của con trai Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN. Và hàng loạt BOT, dự án khác cũng tương tự.
Các đại gia ở Việt Nam, hầu hết là “sân sau” và được sự bảo kê chia chác của quan chức cộng sản. Chính vì vậy, việc các “chính trị gia” các lãnh đạo bao che, lấp liếm và che chắn nhằm chia phần cho nhau trong cac dự án bòn rút tiền dân và tài nguyên đất nước làm giàu bất chính là điều dễ hiểu.
Cướp có bảo kê.
Chỉ có thể như vậy thì cả hệ thống công quyền mới bỏ công sức, tiền của lực lượng công an và cả hệ thống đi bảo vệ chứ đâu có đơn giản. Vì bản chất những BOT này là cướp có bảo kê. Điều này bắt nguồn sâu xa từ bản chất chế độ.
Ngay từ đầu khi chính quyền Cộng sản lên cầm quyền tại Việt Nam, cũng bằng việc “Cướp chính quyền” ở miền Bắc. Rồi việc dùng bom đạn, bạo lực để “thống nhất” thì thực chất cũng là việc “Cướp chính quyền” ở Miền Nam.
Rồi những cuộc “cướp chính quyền” bằng cách tinh vi và thậm chí trắng trợn hơn là những cuộc “bầu cử, đảng cử dân bầu”… và cho đến nay thì là “thu hồi đất đai”, BOT, độc quyền các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của đời sống người dân như năng lượng, xăng dầu, điện nước và mặc sức tăng giá, dân chỉ có kêu trời không thấu…Bởi thực chất, chế độ này cũng là một chế độ BOT được Quốc tế Cộng sản đưa vào Việt Nam cướp đoạt những điều cơ bản của người dân Việt Nam.
Trí trá và xảo ngôn, đánh tráo khái niệm.
Xưa nay, món tuyên truyền của cộng sản vốn là một thứ mà thế giới phải kinh sợ. Họ học tập xuất sắc Adolf Hitler – Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa – dạy rằng: “Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực”.
Ngoài việc nói dối triền miên, có hệ thống, bền bỉ và bất chấp thái độ thiên hạ, người Cộng sản Việt Nam còn “Vận dụng vào tình hình thực tiễn Việt Nam” bằng việc sáng tác ngôn ngữ mới để che đậy bản chất sự việc. Để nêu rõ trước tình hình khi mà nhà nước ngày càng thất lý, hệ thống công quyền mục ruỗng hết chỗ che đậy thì cần một Từ điển tra ngược dành cho ngành công an. Chẳng hạn:
– CSGT bắt tay lái xe lấy tiền rồi cho đi: Hành động hữu nghị, thân mật giữa CSGT và lái xe.
– Công an dùng tay tát vào mặt công dân chảy máu: “Gạt tay trúng má”. – Công an đánh nghi can trong khi hỏi cung: “Biện pháp nghiệp vụ”-
– Công an đến đánh dân, cướp đất của dân: “Hỗ trợ cưỡng chế”.
– Công an và quân đội vô cớ đến bắn phá nhà dân cướp đất: “Trận đánh đẹp”.
Thế rồi giờ đây, cả hệ thống có cụm từ mới “Trạm Thu giá BOT” để thay thế cho Trạm thu phí BOT bị phản đối dữ dội bấy lâu nay. Người ta có định nghĩa mới cho từ “Trạm thu giá” – một từ hoàn toàn vô nghĩa trong tiếng Việt, nay được dùng để che đậy từ “Cướp đường” của nhóm lợi ích đảng.
Bởi có như vậy, thì hệ thống tuyên truyền mới có cái để mà tuyên truyền “đúng đường lối” của đảng, của nhà nước. Chỉ có điều, nó đi ngược lại lợi quyền của người lao động, của nhân dân và Tổ quốc, dân tộc. Và đi kèm với những cuốn từ điển như vậy, nhà nước cần kèm theo cho hệ thống quan chức và đám tuyên giáo một hệ thống mặt nạ thật dày, thật bền. Bởi tất cả ý nghĩa của cuốn “Từ điển tra ngược” này, chỉ có một chữ có ý nghĩa đúng đắn và thực chất nhất: Cướp
Nguyenhuuvinh.
No comments:
Post a Comment