Rất khó tìm những ý kiến tán thành bản án mà Tòa án tỉnh Đắk Nông công bố hôm 3 tháng 1 đối với Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường bị cáo buộc “giết người”, Đoàn Văn Diện bị cáo buộc “che giấu tội phạm” và Nghiêm Xuân Thiên Sửu, Phạm Công Thiện cùng bị cáo buộc “hủy hoại tài sản”.
Vụ xung đột giữa dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk
Nông với nhân viên Công ty Long Sơn hồi tháng 10 năm 2016 đã làm 3 người
chết, 13 người bị thương. Tuy tất cả nạn nhân đều là nhân viên Công ty
Long Sơn nhưng cả công chúng lẫn hệ thống tư pháp đều không xem doanh
nghiệp này là bị hại, thậm chí Phó Giám đốc công ty (Nghiêm Xuân Thiên
Sửu) và Trưởng Ban Quản lý nhân sự (Phạm Công Thiện) còn bị truy tố, rồi
bị phạt tù (ông Sửu 6 năm, ông Thiện 4 năm)…
Tuy ông Hiến, ông Bình, ông Trường tước đoạt tính mạng của 3 người, gây thương tích cho 13 người khác song quyết định tử hình ông Hiến, phạt ông Bình 20 năm tù, ông Trường 12 năm tù, ông Diện 9 tháng tù vẫn bị công chúng chỉ trích là không “thấu tình, đạt lý”.
Tuy ông Hiến, ông Bình, ông Trường tước đoạt tính mạng của 3 người, gây thương tích cho 13 người khác song quyết định tử hình ông Hiến, phạt ông Bình 20 năm tù, ông Trường 12 năm tù, ông Diện 9 tháng tù vẫn bị công chúng chỉ trích là không “thấu tình, đạt lý”.
Thảm án hôm 23 tháng 10 năm 2016 ở Quảng Đức phát xuất từ việc Công
ty Long Sơn được chính quyền tỉnh Đắc Nông giao 1,079 héc ta đất tại
Tiểu khu 1536 để thực hiện “dự án nông – lâm nghiệp”.
Bởi đất đai vẫn thuộc “sở hữu toàn dân” nên sau khi được giao 1,079
héc ta công thổ, Công ty Long Sơn tổ chức “đẩy, đuổi” tất cả những gia
đình đang cư trú và canh tác trên phần đất mà chính quyền đã giao cho
họ.
Về nguyên tắc, khai phá – cư trú – canh tác trên công thổ là bất hợp
pháp nên Công ty Long Sơn tuyên bố không bồi thường, hỗ trợ cho bất kỳ
gia đình nào. Đó cũng là lý do dân chúng ở Quảng Đức đôn đáo ngược xuôi
xin cứu xét. Dẫu huyện không màng, tỉnh không xét nhưng theo tường thuật
của báo giới thì sau khi đến tận nơi thị sát, ông Trương Hòa Bình – Phó
Thủ tướng, đại diện chính phủ Việt Nam đã yêu cầu hệ thống công quyền ở
Đắk Nông ngăn chặn hoạt động cưỡng chế – thu hồi đất của Công ty Long
Sơn lại để kiểm tra.
Khi tường thuật về thảm án Quảng Đức, rất nhiều tờ báo tại Việt Nam
không cho độc giả tham gia bình luận qua Internet. Đối với những tờ báo
tiếp nhận – giới thiệu ý kiến độc giả thì số lượng bình luận đột nhiên
khiêm tốn một cách khác thường. Chẳng hạn tin Đặng Văn Hiến bị phạt tử
hình trên tờ Người Lao Động chỉ có 2 bình luận. Cả hai đều không tán
thành bản án. Độc giả Hoàng Trung Sỹ cho rằng, chưa thể đóng lại thảm án
này vì Hội đồng xét xử chưa khách quan, bỏ qua nguyên nhân sâu sa dẫn
tới thảm án.
Phản ứng của công chúng qua mạng xã hội khác hẳn diễn đàn điện tử của các cơ quan truyền thông chính thống.
Dẫn lời khai của một nhân chứng trước tòa trong phiên xử thảm án
Quảng Đức được tờ Pháp Luật TP.HCM tường thuật hôm 2 tháng 1 (Nếu đất bị
thu hồi, vườn tược bị phá, có mặt tại đó và có súng, nhân chứng cũng
siết cò), Hoai Nam Nguyen nêu thắc mắc: Ai chống lưng cho Công ty Long
Sơn? Đó cũng là thắc mắc chung của nhiều người suốt từ cuối năm ngoái
đến nay nhưng hệ thống công quyền không trả lời. Dường như đó chính là
lý do nhiều người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam tán thành hành động
của ông Hiến, ông Bình, ông Trường. Dường như chỉ ở Việt Nam mới có
chuyện đồng cảm, tán thành hành vi “giết người” như vậy!
Không có “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thì có xảy ra chuyện “giao”
đất, “giao” rừng một cách tùy tiện đẩy nhiều cá nhân và nhiều gia đình
vào tuyệt lộ hay không? Nếu tam quyền phân lập, có sự tách biệt rạch ròi
giữa lập pháp (làm luật), hành pháp (quản lý, điều hành theo qui định
pháp luật), tư pháp (điều tra, truy tố, xét xử một cách độc lập, không
bị chỉ đạo, chi phối bởi tổ chức Đảng cùng cấp) để cả 3 giám sát lẫn
nhau thì lãnh đạo tỉnh Đắk Nông, lãnh đạo huyện Tuy Đức, lãnh đạo xã
Quảng Đức có thể ngồi nhà theo dõi phiên xử thảm án Quảng Đức hay không?
Trong khi phân quyền được nhân loại xem là nguyên tắc cần tôn trọng
và thực thi để bảo đảm công bằng xã hội thì tại sao giới lãnh đạo Đảng
CSVN lại thù ghét “tam quyền phân lập” đến mức, tháng 11 năm ngoái, ban
hành Quy định 102 QĐ/TW, nhấn mạnh, sẽ khai trừ tất cả những đảng viên
đòi thực thi định chế này?
Thiên Hạ Luận
No comments:
Post a Comment