VN BỊ ĐẶT TRONG DANH SÁCH CÁC NƯỚC ĐÀN ÁP TÍN ĐỒ THIÊN CHÚA GIÁO
Tổ chức tôn giáo quốc tế Open Doors vừa công bố bảng xếp hạng các nước đàn áp tôn giáo trong năm qua, theo đó thì VN xếp hạng 18 trong số 50 quốc gia đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo có mức độ tồi tệ nhất.
Theo phúc trình của Open Doors International thì mặc dù hiến pháp VN ghi rõ quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, nhưng VN vẫn kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo bằng các đạo luật và quy định khắt khe.
Phúc trình dẫn chứng là trong năm 2017, ít nhất 50 người Thượng ở Tây nguyên đã phải đào thoát sang Campuchia và Thái Lan để tỵ nạn chỉ vì họ theo đạo Tin Lành. Một bằng chứng khác là vào tháng 6 năm ngoái, một nhà thờ Công giáo đã bị côn đồ tấn công đập phá ở Nghệ An sau khi các giáo dân và tu sĩ xuống đường phản đối thảm họa Formosa. Cũng trong năm 2017, rất nhiều tín đồ và mục sư Tin Lành bị tống giam.
ĐỀ NGHỊ TUYÊN ÁN ÔNG ĐINH LA THĂNG 15 NĂM TÙ
Viện kiểm sát thành phố Hà Nội vào hôm qua đề nghị quan tòa tuyên án ông Đinh La Thăng từ 14 đến 15 năm tù, đồng thời đề nghị bản án chung thân dành cho ông Trịnh Xuân Thanh về các cáo buộc “cố ý làm sai” và “ăn cắp tài sản nhà nước”.
Hai đề nghị nói trên hoàn toàn mâu thuẫn với cáo trạng của viện kiểm sát, vì theo cáo trạng thì ông Thăng chính là người chủ chốt gây ra các sai phạm tại tập đoàn PetroVN, thế nhưng lại được đề nghị mức án thấp hơn ông Trịnh Xuân Thanh.
Khi đưa ra đề nghị nói trên, viện kiểm sát cũng không đề cập gì đến lời khẳng định của ông Thăng vào hôm trước, theo đó thì ông Thăng chỉ thi hành các quyết định của bộ chính trị CSVN và nội các Nguyễn Tấn Dũng.
HÀ NỘI CÔNG BỐ TÊN TUỔI TƯ LỆNH PHÓ TÁC CHIẾN TRÊN MẠNG
Báo chí lề đảng đồng loạt đưa tin là ông Tống Viết Trung, mang cấp bậc đại tá và là phó tổng giám đốc tập đoàn viễn thông Viettel của quân đội, được bổ nhiệm vào ghế tư lệnh phó lực lượng tác chiến trên mạng gồm 10 ngàn binh sĩ.
Theo các bản tin trên thì ông Trung có hơn 14 năm làm việc tại tập đoàn Viettel và đã giữ một vai trò quan trọng trong việc khuếch trương các dịch vụ của Viettel. Cần nói thêm, Viettel là tập đoàn kinh doanh lớn của quân đội VN, với tổng tài sản lên đến cả chục tỷ Mỹ kim. Hiện chưa rõ là ai sẽ thay thế nắm quyền chỉ huy tập đoàn này.
Trong một diễn biến khác cũng liên quan đến quân đội VN thì trong năm nay, một số binh sĩ VN sẽ được đưa sang Nam Sudan, một quốc gia ở châu Phi, để phục vụ trong lực lượng bảo vệ hòa bình quốc tế. Vào năm ngoái, có khoảng 20 sĩ quan VN đã được cử sang Nam Sudan để học hỏi kinh nghiệm.
CAMPUCHIA XÉT XỬ 4 NGƯỜI BUÔN LẬU URANIUM TỪ VN
Vào hôm thứ Ba 9/1, tòa án Phnom Penh đã mở phiên xét xử 4 người Campuchia với cáo buộc nhập lậu một lượng uranium từ VN.
Bốn bị cáo nói trên bị bắt giữ hơn một năm rưỡi trước đây. Họ cung khai đã mua số uranium này từ một người Việt có tên là Mai. Bị cáo Chea Yu 44 tuổi cho biết người bán nói rằng đấy là một loại hóa chất dạng lỏng, dùng để khử vàng, với giá mỗi lít là 400 ngàn Mỹ kim.
Vụ án này đang khiến giới chuyên gia nguyên tử thế giới chú ý vì VN chưa có khả năng tinh luyện uranium, dù chỉ là dạng rắn chứ đừng nói là dạng lỏng.
TRUNG QUỐC PHẢN ĐỐI VN MỜI GỌI ẤN ĐỘ ĐẦU TƯ VÀO BIỂN ĐÔNG
Vào hôm qua, bộ ngoại giao Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối VN kêu gọi Ấn Độ đầu tư khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Lời phản đối được đưa ra hai ngày sau khi ông Tôn Sinh Thành, đại sứ VN tại Ấn Độ, tuyên bố trong một cuộc họp báo ở thủ đô New Delhi là VN hoan nghênh mọi đầu tư của Ấn Độ ở Biển Đông. Ông Thành còn tuyên bố là mối hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt – Ấn có một tầm quan trọng rất lớn trong việc gia tăng khả năng quân sự của VN.
Trong tuyên bố hôm qua, Trung Cộng cho biết là họ không phản đối các mối quan hệ Việt – Ấn nhưng không chấp nhận việc mời gọi Ấn Độ đầu tư ở Biển Đông vì điều này xâm phạm chủ quyền của Trung Cộng.
Cũng liên quan đến Biển Đông thì giới quan sát viên quốc tế tiên đoán là Trung Quốc sẽ gia tăng các cuộc tập trận tại vùng biển này trong năm nay. Trong mấy ngày qua, chiếc Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc, đã di chuyển đến Biển Đông để tham gia cuộc tập trận tại quần đảo Hoàng Sa.
TRUNG QUỐC PHẢN ĐỐI HOA KỲ VỀ DỰ LUẬT BẢO VỆ ĐÀI LOAN
Trung Quốc đã giận dữ phản đối ngay sau khi Ủy ban Đối ngoại của hạ viện Hoa Kỳ thông qua 2 dự luật có nội dung bảo vệ Đài Loan và tăng cường uy thế của Đài Loan trên trường quốc tế.
Hai dự luật nói trên được thông qua vào hôm thứ Ba 9/1, trong đó có dự luật ủng hộ Đài Loan làm thành viên chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thay vì chỉ là quan sát viên như trong suốt mấy chục năm qua. Một dự luật khác có nội dung yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải tăng cường quan hệ ngoại giao với Đài Loan qua các cuộc viếng thăm chính thức và thường xuyên của giới lãnh đạo hai nước.
Trong cuộc họp báo hôm qua, bộ ngoại giao Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ hai dự luật nói trên, và nhắc nhở quốc hội Hoa Kỳ về chính sách “Một nước Trung Hoa” mà Hoa Kỳ công nhận từ nhiều thập niên qua. Trung Quốc cũng không quên đe dọa Hoa Kỳ là mối quan hệ Mỹ – Hoa sẽ trở nên căng thẳng nếu hai dự luật nói trên trở thành luật.
Tổ chức tôn giáo quốc tế Open Doors vừa công bố bảng xếp hạng các nước đàn áp tôn giáo trong năm qua, theo đó thì VN xếp hạng 18 trong số 50 quốc gia đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo có mức độ tồi tệ nhất.
Theo phúc trình của Open Doors International thì mặc dù hiến pháp VN ghi rõ quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, nhưng VN vẫn kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo bằng các đạo luật và quy định khắt khe.
Phúc trình dẫn chứng là trong năm 2017, ít nhất 50 người Thượng ở Tây nguyên đã phải đào thoát sang Campuchia và Thái Lan để tỵ nạn chỉ vì họ theo đạo Tin Lành. Một bằng chứng khác là vào tháng 6 năm ngoái, một nhà thờ Công giáo đã bị côn đồ tấn công đập phá ở Nghệ An sau khi các giáo dân và tu sĩ xuống đường phản đối thảm họa Formosa. Cũng trong năm 2017, rất nhiều tín đồ và mục sư Tin Lành bị tống giam.
ĐỀ NGHỊ TUYÊN ÁN ÔNG ĐINH LA THĂNG 15 NĂM TÙ
Viện kiểm sát thành phố Hà Nội vào hôm qua đề nghị quan tòa tuyên án ông Đinh La Thăng từ 14 đến 15 năm tù, đồng thời đề nghị bản án chung thân dành cho ông Trịnh Xuân Thanh về các cáo buộc “cố ý làm sai” và “ăn cắp tài sản nhà nước”.
Hai đề nghị nói trên hoàn toàn mâu thuẫn với cáo trạng của viện kiểm sát, vì theo cáo trạng thì ông Thăng chính là người chủ chốt gây ra các sai phạm tại tập đoàn PetroVN, thế nhưng lại được đề nghị mức án thấp hơn ông Trịnh Xuân Thanh.
Khi đưa ra đề nghị nói trên, viện kiểm sát cũng không đề cập gì đến lời khẳng định của ông Thăng vào hôm trước, theo đó thì ông Thăng chỉ thi hành các quyết định của bộ chính trị CSVN và nội các Nguyễn Tấn Dũng.
HÀ NỘI CÔNG BỐ TÊN TUỔI TƯ LỆNH PHÓ TÁC CHIẾN TRÊN MẠNG
Báo chí lề đảng đồng loạt đưa tin là ông Tống Viết Trung, mang cấp bậc đại tá và là phó tổng giám đốc tập đoàn viễn thông Viettel của quân đội, được bổ nhiệm vào ghế tư lệnh phó lực lượng tác chiến trên mạng gồm 10 ngàn binh sĩ.
Theo các bản tin trên thì ông Trung có hơn 14 năm làm việc tại tập đoàn Viettel và đã giữ một vai trò quan trọng trong việc khuếch trương các dịch vụ của Viettel. Cần nói thêm, Viettel là tập đoàn kinh doanh lớn của quân đội VN, với tổng tài sản lên đến cả chục tỷ Mỹ kim. Hiện chưa rõ là ai sẽ thay thế nắm quyền chỉ huy tập đoàn này.
Trong một diễn biến khác cũng liên quan đến quân đội VN thì trong năm nay, một số binh sĩ VN sẽ được đưa sang Nam Sudan, một quốc gia ở châu Phi, để phục vụ trong lực lượng bảo vệ hòa bình quốc tế. Vào năm ngoái, có khoảng 20 sĩ quan VN đã được cử sang Nam Sudan để học hỏi kinh nghiệm.
CAMPUCHIA XÉT XỬ 4 NGƯỜI BUÔN LẬU URANIUM TỪ VN
Vào hôm thứ Ba 9/1, tòa án Phnom Penh đã mở phiên xét xử 4 người Campuchia với cáo buộc nhập lậu một lượng uranium từ VN.
Bốn bị cáo nói trên bị bắt giữ hơn một năm rưỡi trước đây. Họ cung khai đã mua số uranium này từ một người Việt có tên là Mai. Bị cáo Chea Yu 44 tuổi cho biết người bán nói rằng đấy là một loại hóa chất dạng lỏng, dùng để khử vàng, với giá mỗi lít là 400 ngàn Mỹ kim.
Vụ án này đang khiến giới chuyên gia nguyên tử thế giới chú ý vì VN chưa có khả năng tinh luyện uranium, dù chỉ là dạng rắn chứ đừng nói là dạng lỏng.
TRUNG QUỐC PHẢN ĐỐI VN MỜI GỌI ẤN ĐỘ ĐẦU TƯ VÀO BIỂN ĐÔNG
Vào hôm qua, bộ ngoại giao Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối VN kêu gọi Ấn Độ đầu tư khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Lời phản đối được đưa ra hai ngày sau khi ông Tôn Sinh Thành, đại sứ VN tại Ấn Độ, tuyên bố trong một cuộc họp báo ở thủ đô New Delhi là VN hoan nghênh mọi đầu tư của Ấn Độ ở Biển Đông. Ông Thành còn tuyên bố là mối hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt – Ấn có một tầm quan trọng rất lớn trong việc gia tăng khả năng quân sự của VN.
Trong tuyên bố hôm qua, Trung Cộng cho biết là họ không phản đối các mối quan hệ Việt – Ấn nhưng không chấp nhận việc mời gọi Ấn Độ đầu tư ở Biển Đông vì điều này xâm phạm chủ quyền của Trung Cộng.
Cũng liên quan đến Biển Đông thì giới quan sát viên quốc tế tiên đoán là Trung Quốc sẽ gia tăng các cuộc tập trận tại vùng biển này trong năm nay. Trong mấy ngày qua, chiếc Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc, đã di chuyển đến Biển Đông để tham gia cuộc tập trận tại quần đảo Hoàng Sa.
TRUNG QUỐC PHẢN ĐỐI HOA KỲ VỀ DỰ LUẬT BẢO VỆ ĐÀI LOAN
Trung Quốc đã giận dữ phản đối ngay sau khi Ủy ban Đối ngoại của hạ viện Hoa Kỳ thông qua 2 dự luật có nội dung bảo vệ Đài Loan và tăng cường uy thế của Đài Loan trên trường quốc tế.
Hai dự luật nói trên được thông qua vào hôm thứ Ba 9/1, trong đó có dự luật ủng hộ Đài Loan làm thành viên chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thay vì chỉ là quan sát viên như trong suốt mấy chục năm qua. Một dự luật khác có nội dung yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải tăng cường quan hệ ngoại giao với Đài Loan qua các cuộc viếng thăm chính thức và thường xuyên của giới lãnh đạo hai nước.
Trong cuộc họp báo hôm qua, bộ ngoại giao Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ hai dự luật nói trên, và nhắc nhở quốc hội Hoa Kỳ về chính sách “Một nước Trung Hoa” mà Hoa Kỳ công nhận từ nhiều thập niên qua. Trung Quốc cũng không quên đe dọa Hoa Kỳ là mối quan hệ Mỹ – Hoa sẽ trở nên căng thẳng nếu hai dự luật nói trên trở thành luật.
No comments:
Post a Comment