Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Ngày mai, 22 tháng 1, ‘phiên xử Đinh La Thăng’ về ‘tội cố ý làm trái’
sẽ tuyên án. Song, những gì đã diễn ra trong ‘phiên tòa’ này một lần
nữa cho công luận tiến bộ thấy rõ: Công lí cộng sản chỉ là một trò hề;
và các quan chức cộng sản càng leo cao càng trở thành những kẻ tham lam,
hèn nhược.
Nhưng trong ‘phiên tòa’ này có một chi tiết đặc biệt. Lần đầu tiên công luận không thấy chiếc vành móng ngựa. Tất cả các bị cáo đều chỉ phải đứng trước một bục gỗ cao khi trả lời hay diễn giải. Sự thay đổi này là sự cụ thể hóa thông tư 01/2017 TT-TANDTC của Tòa án Nhân dân Tối cao, quyết định từ tháng 01 năm 2018, các phiên tòa tại Việt Nam sẽ thay ‘vành móng ngựa’ bằng ‘bục khai báo’. Nhiều anh chị em và quí vị đã rất phấn khởi với quyết định này, cho rằng đây là chỉ dấu tiến bộ. Báo chí của chính quyền cũng thừa dịp tung hứng, ngợi ca sự tiến bộ của ‘tòa án không vành móng ngựa’.
Nhưng trong ‘phiên tòa’ này có một chi tiết đặc biệt. Lần đầu tiên công luận không thấy chiếc vành móng ngựa. Tất cả các bị cáo đều chỉ phải đứng trước một bục gỗ cao khi trả lời hay diễn giải. Sự thay đổi này là sự cụ thể hóa thông tư 01/2017 TT-TANDTC của Tòa án Nhân dân Tối cao, quyết định từ tháng 01 năm 2018, các phiên tòa tại Việt Nam sẽ thay ‘vành móng ngựa’ bằng ‘bục khai báo’. Nhiều anh chị em và quí vị đã rất phấn khởi với quyết định này, cho rằng đây là chỉ dấu tiến bộ. Báo chí của chính quyền cũng thừa dịp tung hứng, ngợi ca sự tiến bộ của ‘tòa án không vành móng ngựa’.
Thưa anh chị em và quí vị, sự thật thì chế độ độc tài cộng sản Việt
Nam đã phải thay đổi rất nhiều, đã phải tiến hành nhiều điều mới so với
quá khứ và bọn chúng sẽ còn tiếp tục phải thay đổi và thực hiện nhiều
điều mới nữa. Giả dụ, ‘Trọng lú’ đã đích thân đi thăm Mĩ, đã vào tận
Phòng Bầu Dục để đàm đạo với Tổng thống Mĩ, nhưng ‘Trọng lú’ vẫn ngoan
cố duy trì chế độ độc tài, độc đảng và cưỡng ép công an phải là lực
lượng ‘còn đảng, còn mình’.
Việc dùng ‘bục khai báo’ thay cho ‘vành móng ngựa’ cũng chỉ là một sự
đổi mới tương tự như thế mà thôi. Bởi, một phiên xử đáng tin cậy và
công bằng phải cần có rất nhiều yếu tố quan trọng khác. Đây là một vấn
đề rất phức tạp, nhưng chúng ta vẫn có thể nắm được cốt lõi của vấn đề
hệ trọng này với một phác họa sơ lược như sau:
Mệnh hệ của một bị cáo hay sự đúng-sai của một vấn đề khi phải đối
diện với sự truy xét của pháp luật, nói chung, sẽ phụ thuộc vào 5 thành
tố chính:
Một, cơ quan điều tra, là cơ quan thực hiện công việc xem xét, tìm
hiểu, thu thập mọi thông tin liên quan tới đương sự đang bị tình nghi đã
vi phạm pháp luật.
Hai, cơ quan công tố – ở Việt Nam gọi là ‘Viện kiểm sát’ – là cơ quan
có chức năng giám sát, kiểm tra sự thực thi công vụ của cơ quan điều
tra nhằm giảm thiểu các hành vi trái luật của cơ quan điều tra; đồng
thời là cơ quan xem xét các kết luận của cơ quan điều tra trước khi
quyết định truy tố-xét xử hay bãi bỏ truy tố-xét xử đối với đương sự.
Ba, thiết chế xét xử (tòa án, hay các thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn).
Đây là thiết chế có chức năng lắng nghe, xem xét các lập luận, chứng cớ
của các bên để đưa ra phán định đúng-sai, có tội-vô tội một khi đương sự
bị đưa ra trước tòa. Chúng ta có thể tạm hiểu ngắn gọn, Tòa án-Thẩm
phán-Bồi thẩm đoàn là những người đóng vị trí quan tòa, trọng tài trước
sự tranh cãi, tranh luận giữa Bị cáo và Cơ quan Công tố.
Bốn, cơ quan trợ giúp pháp lí – tức các luật sư đoàn, các luật sư tư
vấn, các luật sự biện hộ trước tòa. Đây là một thiết chế có chức năng
chính để trợ giúp, đại diện và biện hộ cho các đương sự khi phải đối mặt
với phán xét của công lí.
Năm, ý kiến công luận. Đây là một sức mạnh tự nhiên của xã hội có
nhiệm vụ canh chừng, báo động và canh giữ công lí một cách tự động trước
mọi thế lực hắc ám bất kể là cá nhân hay tổ chức công quyền hay tư
nhân.
Một nguyên tắc xuyên suốt cơ bản đối với cả năm thành tố này là các
thành tố đều phải hoạt động, tác đông trên cơ sở độc lập, phi đảng phái,
phi chính trị; đặc biệt, tòa án – thẩm phán – bồi thẩm đoàn phải được
tự do xem xét và phán quyết chỉ dựa trên pháp luật và lương tâm.
Qua năm thành tố vừa nêu, chúng ta thấy ngay rằng cho dù cả năm thành
tố đều tự do, độc lập, nhưng chỉ cần một trong năm thành tố này sai lầm
hoặc cố ý bất chính thì việc đạt được công lí, công bằng sẽ trở nên hết
sức khó khăn.
Ví dụ, nếu ngay từ đầu, cơ quan điều tra đã cố tình bóp méo sự thật,
cố tình giấu diếm chứng cớ hay tạo tác chứng cớ giả mạo, hoặc cố tình ép
cung, mớm cung thì việc xác định công lí đã bị ngáng trở, bóp ngẹt ngay
từ đầu.
Hoặc nếu các thẩm phán và toàn bộ bồi thẩm đoàn đều bị một đảng phái
kiểm soát, chi phối, mua chuộc thì chắc chắn không ai còn dám tin tưởng
sẽ có công lí.
Thế nhưng, hiện nay tại Việt Nam, trong năm thành tố vừa nêu đã có
tới bốn thành tố (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và luật sư
đoàn), đều phải nằm dưới sự kiểm soát, chỉ đạo trực tiếp của đảng cộng
sản. Thành tố còn lại, ý kiến công luận, không bị khống chế trực tiếp
nhưng luôn luôn bị đảng cộng sản đe dọa, thao túng, trấn áp bằng rất
nhiều cách thức.
Đến đây, chúng ta cần phải khẳng định rằng ‘phiên tòa không móng
ngựa’ chỉ là một thủ đoạn chính trị vặt của bọn chóp bu cộng sản nhằm
đánh lạc hướng dư luận và câu giờ thêm cho sự độc tài, vơ vét của chúng.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
Tiến Văn
No comments:
Post a Comment