Cách đây hơn một tháng, một loạt báo “lề đảng” đã đưa tin về một sự kiện đáng chú ý: Tàu container liên vận Việt Nam – Trung Quốc bắt đầu hoạt động.
Theo thông tin trên các tờ báo, đoàn tàu gồm 33 container 40 feet
chứa các loại hàng hoá như vật dụng văn phòng, thực phẩm, phụ tùng linh
kiện ô tô… xuất phát từ Nam Xương, Giang Tây ngày 22/11 và đến ga Yên
Viên, Hà Nội ngày 25/11. Sau khi đến Việt Nam, đoàn tàu quay về cùng các
hàng hóa như nông sản, khoáng sản, sản phẩm điện tử… Việc tổ chức chạy
tàu giúp rút ngắn thời gian vận chuyển từ 15 ngày bằng đường biển xuống
còn 4 ngày; cước phí vận chuyển chỉ bằng một nửa so với đường bộ. Dự
kiến, hai bên sẽ tiến hành chạy đều đặn với tần suất 1 chuyến/tuần, rồi
nâng dần lên 3 chuyến/tuần.
Nếu sự kiện nói trên là bằng chứng cho thấy sự tăng cường kết nối
giữa hai nền kinh tế láng giềng nào đấy thì chắc chắn đó là tin vui cho
cả lãnh đạo lẫn nhân dân hai nước.
Tuy nhiên, điều này lại không đúng với hai quốc gia “núi liền núi,
sông liền sông” Việt Nam – Trung Quốc. Và trong khi một số cơ quan
truyền thông nhà nước đưa tin về sự kiện này với thái độ hồ hởi (một số
khác tỏ ra bình thản) thì công chúng Việt Nam lại đón nhận thông tin
trên vừa bất ngờ, vừa không khỏi âu lo.
Vì sao vậy?
Câu trả lời tưởng không có gì khó hiểu. Đối với ban lãnh đạo Việt
Nam, Trung Quốc là một đối tác như tất cả các quốc gia khác trên thế
giới, theo đường lối ngoại giao “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy”
của các nước trong cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, đối với phần lớn người Việt, hai chữ Trung Quốc lại đồng nghĩa với hiểm hoạ, mà bằng chứng là từ lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước, cũng như từ những vấn nạn “made in China” trên khắp Việt Nam hiện nay. Nghĩa là với họ, Trung Quốc là một “đối tượng” cần thường xuyên đề cao cảnh giác.
Trong khi đó, đối với phần lớn người Việt, hai chữ Trung Quốc lại đồng nghĩa với hiểm hoạ, mà bằng chứng là từ lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước, cũng như từ những vấn nạn “made in China” trên khắp Việt Nam hiện nay. Nghĩa là với họ, Trung Quốc là một “đối tượng” cần thường xuyên đề cao cảnh giác.
Mối quan hệ Việt – Trung dưới thời cộng sản cũng lúc thăng lúc trầm
giống như lịch sử hàng ngàn năm trước. Dù vậy, bất kể mối quan hệ đó
đang thăng hay trầm, nồng ấm hay lạnh nhạt thì thực tế không bao giờ
thay đổi là: Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính quốc gia
láng giềng phương Nam – một “chân lý” đã được “kiểm nghiệm” qua hàng
ngàn năm lịch sử.
“Đỉnh cao” của “chân lý” ấy là việc Bắc Kinh phát động cuộc chiến
tranh biên giới với Việt Nam suốt 10 năm liền, từ năm 1979 đến 1989. Xen
giữa quãng thời gian đó là sự kiện Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ QĐND
Việt Nam và chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ngày 14/3/1988. Hệ quả là
trong Lời nói đầu Hiến pháp Việt Nam 1980, Trung Quốc bị vạch mặt, chỉ
tên là một quốc gia “bá quyền”, “xâm lược”.
Trong khi đó, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn coi quốc gia
láng giềng phương Bắc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, tức là “đối
tượng” mà người Việt không được phép lơ là, mất cảnh giác.
Dưới thời cộng sản, cho dù các nhà lãnh đạo Việt Nam mô tả mối quan
hệ Việt – Trung bằng những mỹ từ cao đẹp đến đâu đi nữa, họ cũng không
thể che lấp được một sự thật là Trung Quốc vẫn luôn rình rập nhằm phá
hoại và thôn tính Việt Nam.
Vậy điều gì đã góp phần quyết định khiến các bản tuyên bố chung Việt –
Trung thời gian sau này luôn kèm theo những thoả thuận hợp tác cụ thể
và nguy hại, dẫn đến thực trạng báo động đỏ hiện nay là đâu đâu trên
khắp Việt Nam người ta cũng thấy bàn tay lông lá của Tàu cùng những hiểm
hoạ “made in China” lơ lửng trên đầu dân tộc?
Việc “đối tượng” Trung Quốc được ban lãnh đạo Việt Nam phù phép thành
“đối tác” đã mở đường cho việc hai nước ký kết hàng loạt thoả thuận hợp
tác nguy hại cho Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp lãnh đạo nước này thăm
viếng nước kia, vốn diễn ra với tần suất xoành xoạch. Kết quả là vô số
người Tàu lũ lượt theo chân hàng trăm “dự án kinh tế” – đến 90% dự án hạ
tầng trọng điểm quốc gia dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – trên
khắp Việt Nam, từ một Hà Nội ồn ào náo nhiệt đến những cánh rừng đầu
nguồn biên giới xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là những vị trí xung yếu về an
ninh quốc phòng.
“Đối tượng” Trung Quốc đã trở thành “đối tác” nên TBT Nguyễn Phú
Trọng cứ việc vô tư hợp tác với Bắc Kinh để họ đào tạo cán bộ cấp cao
cho Việt Nam hay phó thác cho họ nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho một loạt
tỉnh biên giới.
Chưa dừng lại ở đó, Việt Nam còn đang đứng trước làn sóng xâm lăng kinh tế mới của “đối tác tốt” Trung Quốc thông qua những phương thức như “tàu container liên vận”, thương mại điện tử, mua bất động sản hay thâu tóm doanh nghiệp… bất chấp thực tế những gì mà các doanh nghiệp Trung Quốc đem đến cho người dân Việt Nam luôn “lợi bất cập hại”.
Chưa dừng lại ở đó, Việt Nam còn đang đứng trước làn sóng xâm lăng kinh tế mới của “đối tác tốt” Trung Quốc thông qua những phương thức như “tàu container liên vận”, thương mại điện tử, mua bất động sản hay thâu tóm doanh nghiệp… bất chấp thực tế những gì mà các doanh nghiệp Trung Quốc đem đến cho người dân Việt Nam luôn “lợi bất cập hại”.
Không còn nghi ngờ gì, chủ trương biến đối tượng thành đối tác trên
thực tế đã trở thành chủ trương “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày
mả tổ”. Và nếu không phải là mưu đồ bán nước thì đó cũng là sai lầm
chiến lược vô cùng nguy hiểm của ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam./.
Lê Anh Hùng
No comments:
Post a Comment