Giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 chứng kiến 3 hiện tượng quan trọng sau đây:
1. Cuộc cách mạng tin học bắt đầu từ thập niên 80, bùng nổ vào thập niên 90 và gia tốc không ngừng nghỉ.
2. Sự suy thoái bất khả vãn hồi của mọi hình thức độc tài, từ cá nhân trị đến quân phiệt, giáo phiệt, đảng phiệt và nhất là mô hình nhà nước Mác-Lê
3. Bước tiến cũng bất khả vãn hồi tương tự của quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên trên toàn thế giới.
Trong khi lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam vận chuyển không ngừng nghỉ thì đảng CSVN, năm 2011 bầu ông Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ TBT của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng.
Ông là một nhân vật có khuynh hướng bảo thủ và chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi ông không chấp nhận sự vận hành khách quan của lịch sử và dùng mọi phương pháp hầu tái phục hồi bản chất của đảng CSVN như một lực lượng cách mạng chuyên chính vô sản Bolshevik nguyên thủy của thời đại Lê Nin và Stalin.
Chúng ta có thể duyệt lại một số biến chuyển chính trị sau đây, hầu nhận diện tư duy sâu thẳm của người đứng đầu đảng CSVN và là nhân vật cầm vận mệnh của dân tộc Việt suốt 7 năm qua:
1. Qua chiến dịch bài trừ tham nhũng bằng hành động bắt giữ và truy tố 2 cán bộ cao cấp đảng là Trịnh Xuân Thanh và Đinh La thăng, ông Trọng muốn chứng minh rằng, như TBT của đảng CSVN, ông đứng trên và đứng ngoài luật pháp và hiến pháp.
2. Qua tác động cộng khai họp và chỉ đạo nội các của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 28 tháng 12 vừa qua, TBT Nguyễn Phú Trọng chứng minh hùng hồn rằng Hiến Pháp không tối cao bằng ý chí của Tổng Bí Thư Đảng
3. Qua tác động ký Quy định mang số 105/QĐ/TW có tên là “Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử” ngày 19 tháng 12 vừa qua, ông cũng chứng minh rằng, quyền hạn bổ nhiệm tướng lãnh các lực lượng vũ trang cũng thuộc vào Bộ Chính Trị do ông chỉ đạo, chức vụ hiến định CTN của Trần Đại Quang chỉ là cấp thừa hành.
4. Qua tác động tái kích hoạt Hội đồng Lý luận Trung ương dưới sự điều động của GS TS Nguyễn Xuân Thắng ngày 14 tháng 12 vừa qua, ông muốn tái kiểm soát tư tưởng của từng người dân trong CHXHCN Việt Nam.
5. Qua việc công khai hóa Lực Lượng 47 ngày 25 tháng 12 vừa qua, TBT Nguyễn Phú Trọng muốn dùng một lực lượng của quân đội, giới hạn quyền tự do ngôn luận của mọi con dân Việt trên không gian mạng.
Câu hỏi chúng ta phải nêu ra là: TBT Nguyễn Phú Trọng có thành công
trong cố gắng đưa đảng CSVN trở về tình trạng chuyên chính và quyền uy
tuyệt đối nguyên thủy hay không?
Câu trả lời là một chữ KHÔNG to lớn.
Lý do đơn giản là vì những biến động chính trị luôn phát xuất từ sự vận hành của những trào lưu tư tưởng.
Duyệt lại lịch sử nhân loại, chúng ta nhận xét ngay rằng sau cuộc Cách Mạng Pháp 1789, tuy Napoleon Bonaparte thành lập đế chế tại thượng tầng xã hội, nhưng tại cấu trúc hạ tầng, những tư tưởng khai phóng của cuộc cách mạng này (như Tự do, Tình huynh đệ và Công bằng) đã được luật hóa trong Bộ Luật Civil Code còn gọi là Bộ Luật Napoleon, trong đó lý tưởng này được triển khai và áp dụng như: Sự phân định giữa giáo quyền và thế quyền, sự tái cấu trúc các đơn vị hành chánh trong quốc gia hầu giảm thiểu quyền lực giai cấp quý tộc, sự bình đẳng trong thăng tiến xã hội, tôn vinh vai trò của giai cấp thợ thuyền và thương gia tại các thành thị v…v…
Napoleon tay phải vung gươm chinh phục toàn thể lục địa Âu Châu, nhưng tay trái cầm Bộ Luật Napoleon và đoàn quân viễn chinh của ông đến đâu thì toàn bộ xã hội của quốc gia đó được cải tổ sâu rộng.
Chính vì thế, cuộc cách mạng Pháp 1789, qua những chiến công lừng danh của ông, đã thay đổi gốc rễ xã hội Âu Châu, dọn đường cho cuộc cách mạng kỹ nghệ bộc phát, biến Âu Châu, từ Pháp Quốc, Đức Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan etc… trở thành những cường quốc kỹ nghệ của tương lai.
Khi chúng ta nghiên cứu kỹ những bản giá trị cốt lõi của quan điểm dân chủ đương đại là quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên thì, tuy có nhiều điểm đặc thù của thế kỷ 21, nhưng vẫn lấy nguồn cảm hứng từ những tư tưởng gia đằng sau cả 2 cuộc cách mạng Hoa Kỳ và Pháp như Montesquieu (Tam Quyền Phân Lập), Jean Jacques Rousseau (Khế Ước Xã Hội), Voltaire (tự do tư tưởng), John Locke (quyền tự do cá thể).
Tương tự, nhờ cuộc cách mạng tin học mà trào lưu tư tưởng đương đại là quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên đã thấm nhuần mọi tầng lớp xã hội, trong và ngoài Việt Nam, làm động lực chuyển hóa trong đảng CSVN lẫn ngoài xã hội.
TBT Nguyễn Phú Trọng và toàn bộ đảng CSVN hoàn toàn bất lực trước sự vận hành của trào lưu tư tưởng này.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể chủ quan và luôn luôn ý thức rằng mặc dù quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên của thế kỷ 21 có thể được chuyển tải bằng vận tốc ánh sáng, qua hệ thống internet toàn cầu, nhưng đối thủ của chúng ta lại là hậu duệ Phong Trào Cộng Sản Bolshevik và một trong những định chế cai trị có khả năng tàn ác vô giới hạn.
Chính vì thế, cuộc chiến đấu cho dân chủ và nhân quyền ngày hôm nay vô cùng khó khăn và trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ngày hôm nay phải là:
Mỗi lời nói của chúng ta, mỗi email chúng ta gởi đi, mỗi video trên YouTube, mỗi chương trình phát thanh, mỗi chương trình truyền hình, mỗi website và blog, đều chuyển tải thông điệp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên đến với người dân Việt.
Chúng ta tin tưởng tuyệt đối rằng thông điệp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên này soi sáng đến đâu thì bóng ma của độc tài sẽ tan biến đến đó./.
Câu trả lời là một chữ KHÔNG to lớn.
Lý do đơn giản là vì những biến động chính trị luôn phát xuất từ sự vận hành của những trào lưu tư tưởng.
Duyệt lại lịch sử nhân loại, chúng ta nhận xét ngay rằng sau cuộc Cách Mạng Pháp 1789, tuy Napoleon Bonaparte thành lập đế chế tại thượng tầng xã hội, nhưng tại cấu trúc hạ tầng, những tư tưởng khai phóng của cuộc cách mạng này (như Tự do, Tình huynh đệ và Công bằng) đã được luật hóa trong Bộ Luật Civil Code còn gọi là Bộ Luật Napoleon, trong đó lý tưởng này được triển khai và áp dụng như: Sự phân định giữa giáo quyền và thế quyền, sự tái cấu trúc các đơn vị hành chánh trong quốc gia hầu giảm thiểu quyền lực giai cấp quý tộc, sự bình đẳng trong thăng tiến xã hội, tôn vinh vai trò của giai cấp thợ thuyền và thương gia tại các thành thị v…v…
Napoleon tay phải vung gươm chinh phục toàn thể lục địa Âu Châu, nhưng tay trái cầm Bộ Luật Napoleon và đoàn quân viễn chinh của ông đến đâu thì toàn bộ xã hội của quốc gia đó được cải tổ sâu rộng.
Chính vì thế, cuộc cách mạng Pháp 1789, qua những chiến công lừng danh của ông, đã thay đổi gốc rễ xã hội Âu Châu, dọn đường cho cuộc cách mạng kỹ nghệ bộc phát, biến Âu Châu, từ Pháp Quốc, Đức Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan etc… trở thành những cường quốc kỹ nghệ của tương lai.
Khi chúng ta nghiên cứu kỹ những bản giá trị cốt lõi của quan điểm dân chủ đương đại là quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên thì, tuy có nhiều điểm đặc thù của thế kỷ 21, nhưng vẫn lấy nguồn cảm hứng từ những tư tưởng gia đằng sau cả 2 cuộc cách mạng Hoa Kỳ và Pháp như Montesquieu (Tam Quyền Phân Lập), Jean Jacques Rousseau (Khế Ước Xã Hội), Voltaire (tự do tư tưởng), John Locke (quyền tự do cá thể).
Tương tự, nhờ cuộc cách mạng tin học mà trào lưu tư tưởng đương đại là quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên đã thấm nhuần mọi tầng lớp xã hội, trong và ngoài Việt Nam, làm động lực chuyển hóa trong đảng CSVN lẫn ngoài xã hội.
TBT Nguyễn Phú Trọng và toàn bộ đảng CSVN hoàn toàn bất lực trước sự vận hành của trào lưu tư tưởng này.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể chủ quan và luôn luôn ý thức rằng mặc dù quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên của thế kỷ 21 có thể được chuyển tải bằng vận tốc ánh sáng, qua hệ thống internet toàn cầu, nhưng đối thủ của chúng ta lại là hậu duệ Phong Trào Cộng Sản Bolshevik và một trong những định chế cai trị có khả năng tàn ác vô giới hạn.
Chính vì thế, cuộc chiến đấu cho dân chủ và nhân quyền ngày hôm nay vô cùng khó khăn và trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ngày hôm nay phải là:
Mỗi lời nói của chúng ta, mỗi email chúng ta gởi đi, mỗi video trên YouTube, mỗi chương trình phát thanh, mỗi chương trình truyền hình, mỗi website và blog, đều chuyển tải thông điệp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên đến với người dân Việt.
Chúng ta tin tưởng tuyệt đối rằng thông điệp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên này soi sáng đến đâu thì bóng ma của độc tài sẽ tan biến đến đó./.
Đào Tăng Dực
No comments:
Post a Comment