Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Nguyễn Phú Trọng hiện đang giữ cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam. Trên thực tế Trọng còn thể hiện là kẻ hiện đang nắm giữ quyền
lực bao trùm toàn bộ máy lãnh đạo đất nước. Uy thế của Trọng đã lớn tới
mức cả Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh khi đứng trước tòa đều đã phải
công khai van nài, cầu xin đích thân Trọng tha thứ, nhẹ tay. Nhưng, thưa
quí vị và các bạn, chính sự quị lụy, van xin Trọng của Thăng và Thanh
ngay trong một phiên tòa cũng đã tự bộc lộ rõ bản chất hoàn toàn giả tạo
của những cái gọi là ‘phiên tòa’, ‘pháp luật’ trong xã hội đang nằm
dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam. Và chính sự cầu xin Trọng
của Thăng và Thanh đã chứng tỏ ‘cuộc chiến chống tham nhũng’ của Trọng
đích thị chỉ là một chiêu bài để loại bỏ phe cánh đối nghịch trong nội
bộ đảng cộng sản Việt Nam.
Như chúng ta đã thấy, việc quyết định có tội hay không; việc định tội
nào, và định án phạt nặng nhẹ thế nào cho Đinh La Thăng và Trịnh Xuân
Thanh phải là công việc của riêng Tòa án, hay của Hội đồng xét xử trong
phiên tòa dành cho Thăng và Thanh. Không ai khác có thẩm quyền làm những
việc định đoạt đó. Thế nhưng, nực cười thay, những lời cầu xin tha
thiết, não nùng nhất, để mong được hưởng khoan hồng, ân giảm án, của cả
Thanh và Thăng đều được hai đương sự nhấn mạnh gửi tới Trọng – một kẻ
không liên quan gì tới Tòa án, càng không có chức năng thuộc hội đồng
xét xử. Trong khi đó, Thăng và Thanh đều đã từng nắm giữ những vị trí
cao trong hệ thống quyền lực của chính quyền, là những người phải hiểu
rõ sự vận hành của bộ máy chính quyền, pháp luật. Do vậy, chính những
lời cầu xin Trọng của Thanh và Thăng đã tự là một chứng cớ không thể phủ
nhận về bản chất ‘tòa án’, ‘hội đồng xét xử’, hay nói rộng hơn là toàn
bộ hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp của Việt Nam, chỉ là những công
cụ trình diễn cho bọn chóp bu trong đảng cộng sản Việt Nam mỗi khi chúng
thấy cần đàn áp, cách li, vu khống, triệt hạ người yêu nước và những
đối thủ quyền lực của chúng.
Rõ ràng Thăng và Thanh đều bị cáo buộc vào những hình luật làm thất
thoát tài sản công. Theo lẽ thường của pháp luật, nếu quả thực Thăng và
Thanh đã phạm vào những hình luật đó, thì không ai có thế ân giảm, tha
thứ cho Thăng và Thanh. Còn, nếu ngược lại, trên thực tế Thăng và Thanh
đều trong sạch, chưa hề mắc vào bất cứ hành động, hành vi tham nhũng,
làm thất thoát tài sản công nào, thì đương nhiên Thăng và Thanh phải
được tuyên vộ tội và không ai có quyền ghép tội cho Thăng và Thanh, bất
kể người đó là ai, có nắm quyền lực to lớn đến mấy cũng không thể kết
tội cho Thanh và Thăng đúng như một khẩu hiệu cộng sản thường rêu rao:
“Mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.”. Vì vậy mọi
lời cầu xin ân giảm tội trước tòa đều là vô nghĩa vì pháp luật không vị
tình. Trong trường hợp của Thăng, Thanh, lời cầu xin một kẻ như Trọng
để hòng được ân giảm lại càng vô nghĩa và vô lí hơn nữa. Nhưng, thực tế,
cả Thăng và Thanh đều đã công khai quị lụy gọi tên Trọng, van xin Trọng
ngay trong ‘phiên tòa’ và được toàn hệ thống truyền thông của chính
quyền đưa tin đậm nét. Do đó, đây là một chứng cớ không thể chối cãi cho
thấy sự thất sủng, bị kết tội, kết án của Thăng và Thanh chỉ là sự ngã
ngựa, thua cuộc đau đớn, nhục nhã của Thăng và Thanh trong một cuộc đấu
đá quyền lực giữa một bên là phe của Thăng, Thanh và bên kia là phe của
Trọng.
Đương nhiên, cuộc đấu đá này sẽ vẫn còn tiếp tục và tiếp tục dập
khuôn theo kịch bản của Bắc Kinh, vừa để đánh lạc hướng dư luận quên đi
những vấn nạn căn bản của đất nước, vừa để một số bọn chóp bu thân Tàu
củng cố quyền lợi, quyền lực độc tôn cho bản thân chúng và phe cánh của
chúng. Kết cục của cuộc đấu đá nội bộ này sẽ như thế nào, phe của Trọng
toàn thắng, sẽ có thêm những nhân vật cao cấp hơn của phe kia bị thanh
trừng, hay hai phe sẽ có những thỏa thuận, thỏa hiệp với nhau để tránh
sự rạn nứt, tan vỡ của đảng cộng sản; hay phe của Trọng bị lật kèo rồi
chính Trọng lại bị đưa ra ‘tòa’ và cũng lại khóc lóc, xin lỗi? Đây là
những điều chưa ai có thể biết. Nhưng, chúng ta có thể chắc chắn rằng,
nhân dân ta sẽ vẫn còn phải sống trong một xã hội vô pháp, vô luật và
ngày càng bị nhiễm độc về thân thể, tinh thần; tha hóa về lối sống, nhân
cách chừng nào đảng cộng sản Việt Nam còn tồn tại.
Một cách ngắn gọn, chúng ta cần phải thẳng thắn đồng ý với nhau rằng:
“Còn đảng thì mất nước. Mất đảng thì nước cường.”
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
Tiến Văn
No comments:
Post a Comment