Khép lại một năm 2017, cảm giác chung của đa số người dân bình thường cho tới những người có quan tâm về tình hình chính trị xã hội và thường xuyên sử dụng mạng xã hội, báo chí độc lập để chia sẻ thông tin, viết bài…về thực trạng và tương lai của VN, có lẽ vẫn là nhiều tiêu cực, bi quan hơn là tích cực, lạc quan.
Nhưng ngược lại, năm 2017 cũng là năm có những dấu hiệu tích cực, giống như đêm đã gần hết, chuẩn bị bình minh, hay những cơn sóng ngầm ngày càng cuồn cuộn bên dưới nay đã lộ hết lên bề mặt xã hội, chuẩn bị cho một cơn bão thay đổi phải đến.
1. Cuộc chiến “nhóm lò, đốt củi”, chống tham nhũng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng trở nên căng thẳng, kịch tính.
Hàng loạt quan chức, đại gia “Đỏ” phải vào tù hoặc ra trước vành móng ngựa, hoặc đang bị “sờ gáy”. Dù còn lâu mới bì được với chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Tập Cận Bình bên Trung Quốc do tầm vóc, uy tín và thế lực của Nguyễn Phú Trọng thua xa Tập Cận Bình, nhưng đã chạm tới hàng loạt quan chức ngân hàng, Bộ Công thương, tới cả Cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam như Đinh La Thăng hay Thượng tá Công an, đại gia có máu mặt như Phan Văn Anh Vũ tức Vũ nhôm, hàng loạt thái tử đảng như Nguyễn Xuân Anh, từng là Bí thư thành ủy Đà Nẵng, v.v…
Hàng loạt quan chức, đại gia “Đỏ” phải vào tù hoặc ra trước vành móng ngựa, hoặc đang bị “sờ gáy”. Dù còn lâu mới bì được với chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Tập Cận Bình bên Trung Quốc do tầm vóc, uy tín và thế lực của Nguyễn Phú Trọng thua xa Tập Cận Bình, nhưng đã chạm tới hàng loạt quan chức ngân hàng, Bộ Công thương, tới cả Cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam như Đinh La Thăng hay Thượng tá Công an, đại gia có máu mặt như Phan Văn Anh Vũ tức Vũ nhôm, hàng loạt thái tử đảng như Nguyễn Xuân Anh, từng là Bí thư thành ủy Đà Nẵng, v.v…
2. Những hành động phản kháng của người dân đã tiến thêm một bước.
Khép lại năm 2017, hai sự kiện làm nhà cầm quyền đau đầu nhất, lại đến từ những người dân bình thường trong xã hội: Sự kiện Đồng Tâm, khi người dân thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức) bắt giữ 38 cán bộ, công an, đòi đối thoại với lãnh đạo Hà Nội và chuyện thu phí BOT, trong đó nổi bật là BOT Cai Lậy, khi các tài xế phản ứng gay gắt vì cho rằng trạm thu phí đặt sai vị trí, yêu cầu di dời, dẫn đến căng thẳng, buộc trạm phải xả liên tục và cuối cùng là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải hạ lệnh cho tạm ngưng thu phí trong hai tháng để xem xét, tính toán lại. BOT Cai Lậy chỉ là một ví dụ cho hàng loạt BOT giao thông từ Nam ra Bắc với tình trạng bóp cổ dân để thu thuế cho bằng được.
Khép lại năm 2017, hai sự kiện làm nhà cầm quyền đau đầu nhất, lại đến từ những người dân bình thường trong xã hội: Sự kiện Đồng Tâm, khi người dân thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức) bắt giữ 38 cán bộ, công an, đòi đối thoại với lãnh đạo Hà Nội và chuyện thu phí BOT, trong đó nổi bật là BOT Cai Lậy, khi các tài xế phản ứng gay gắt vì cho rằng trạm thu phí đặt sai vị trí, yêu cầu di dời, dẫn đến căng thẳng, buộc trạm phải xả liên tục và cuối cùng là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải hạ lệnh cho tạm ngưng thu phí trong hai tháng để xem xét, tính toán lại. BOT Cai Lậy chỉ là một ví dụ cho hàng loạt BOT giao thông từ Nam ra Bắc với tình trạng bóp cổ dân để thu thuế cho bằng được.
3. “Thành tích” chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền trong năm 2017 cũng tăng thêm một bước.
Với con số trên dưới 30 người bị bắt và khép vào các tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự và tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS. Đây là con số cao hơn hẳn so với các năm trước, và những bản án cũng nặng nề, nghiêm khắc hơn.
Nhưng điều đáng nói là không ai sợ hãi, không ai nhận tội cả, trước tòa họ bình thản ung dung dù khi bị bắt hay đơn độc giữa phiên tòa. Người đi vào tù, trong lúc người khác hết hạn trở về, như blogger Nguyễn Ngọc Già, người khác thì lại chuẩn bị tâm thế có ngày đến lượt mình, không ai tỏ ra sợ hãi, khuất phục. Những bản án không đe dọa được họ.
Với con số trên dưới 30 người bị bắt và khép vào các tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự và tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS. Đây là con số cao hơn hẳn so với các năm trước, và những bản án cũng nặng nề, nghiêm khắc hơn.
Nhưng điều đáng nói là không ai sợ hãi, không ai nhận tội cả, trước tòa họ bình thản ung dung dù khi bị bắt hay đơn độc giữa phiên tòa. Người đi vào tù, trong lúc người khác hết hạn trở về, như blogger Nguyễn Ngọc Già, người khác thì lại chuẩn bị tâm thế có ngày đến lượt mình, không ai tỏ ra sợ hãi, khuất phục. Những bản án không đe dọa được họ.
4. Bộ mặt phản dân hại nước của nhà cầm quyền ngày càng lộ rõ. Và nỗi sợ hãi của nhà cầm quyền cũng ngày càng lớn.
Nếu có ai đó đặt câu hỏi với những lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN rằng điều gì làm cho họ sợ hãi nhất? Chưa chắc họ đã dám thú nhận công khai, nhưng câu trả lời thực sự của họ sẽ là: Sợ chế độ này bị sụp đổ, sợ mất chế độ. Đó là nỗi sợ lớn nhất, trải qua bao nhiêu đời lãnh đạo, quan chức VN cho tới ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và dàn lãnh đạo hiện nay.
Nguyễn Phú Trọng và dàn lãnh đạo hiện nay tối ngày nói đến nguy cơ tự “diễn biến hòa bình” trong xã hội, rồi nào “giặc nội xâm”, “Tham nhũng, lãng phí đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”, rồi nào “nguy cơ “khô Đoàn, nhạt Đảng, xa rời chính trị” trong thanh niên, v.v…Nghĩa là chỉ chăm chăm nghĩ đến sự tồn vong của chế độ.
Nếu có ai đó đặt câu hỏi với những lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN rằng điều gì làm cho họ sợ hãi nhất? Chưa chắc họ đã dám thú nhận công khai, nhưng câu trả lời thực sự của họ sẽ là: Sợ chế độ này bị sụp đổ, sợ mất chế độ. Đó là nỗi sợ lớn nhất, trải qua bao nhiêu đời lãnh đạo, quan chức VN cho tới ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và dàn lãnh đạo hiện nay.
Nguyễn Phú Trọng và dàn lãnh đạo hiện nay tối ngày nói đến nguy cơ tự “diễn biến hòa bình” trong xã hội, rồi nào “giặc nội xâm”, “Tham nhũng, lãng phí đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”, rồi nào “nguy cơ “khô Đoàn, nhạt Đảng, xa rời chính trị” trong thanh niên, v.v…Nghĩa là chỉ chăm chăm nghĩ đến sự tồn vong của chế độ.
Đám lãnh đạo đảng cộng sản chỉ lo mất đảng, mất chế độ. Bởi vì đúng
là với họ, mất đảng, mất chế độ là mất cái quyền được đè đầu cưỡi cổ
nhân dân, được đứng trên cả luật pháp, muốn làm gì thì làm, mất bao
nhiêu bổng lộc ăn đến đời con đời cháu không hết. Nỗi nguy mất nước, đất
nước bị tụt hậu cách nước khác hàng chục, hàng trăm năm hay nỗi lo nhân
dân bị đói khổ, bần cùng, chưa bao giờ là mối bận tâm của họ. Họ sẵn
sàng quỵ lụy, bạc nhược trước Trung cộng, thậm chí bây giờ nếu có phải
giao cả nước này cho Tàu mà được Tàu “bảo kê” để tiếp tục tồn tại thì họ
cũng làm.
Nhưng dù đã kiểm soát tư tưởng cho tới từng hành động của người dân
bằng một chế độ cực kỳ hà khắc, đảng và nhà nước cộng sản vẫn không an
tâm, vẫn lo sợ. Sự thật, thông tin đa chiều là nỗi ám ảnh của họ. Và
internet là kẻ thù của họ.
Sự thật từ người dân bình thường cho tới các nhà hoạt động dân sự,
bất đồng chính kiến ngày càng tỏ ra không sợ hãi trong lúc nhà cầm quyền
có đủ mọi thứ trong tay nhưng vẫn không yên, vẫn lo sợ mất đảng, mất
chế độ, là thêm một chỉ dấu tích cực cho năm 2017, trong cái nhìn của
người viết bài này./.
Song Chi
No comments:
Post a Comment