Cuối năm thường nghĩ về, còn đầu năm không mấy ai muốn nói chuyện ra đi, dù chỉ mới nghĩ đến thì tâm trạng đã rối bời. Đã bâng khuâng, xao xuyến. Ra đi như vậy là sẽ quay về. Quay về vì tình quê hương là sợi dây vô hình ràng buộc đã thấm đẫm trong máu, trong tim. Về, để hồi sinh vùng ký ức nhạt nhòa. Về, để thăm chốn cũ. Cuốn rún vẫn chưa lìa.
Ra đi như vậy là cưu mang nỗi niềm không thể dứt bỏ.
Ra đi để nhớ về.
Buổi sáng gần ngày tiễn Ông Táo, ngồi bên cửa sổ, đọc. Ngoài trời mưa
bụi, lạnh 2 độ C. Ly cà phê nóng mới pha. Đậm. Pha theo kiểu ngày xưa
dù biết đậm có thể ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng cần đậm. Cái đậm sẽ đi vào
máu, sẽ vỗ vào nhịp tim, vỗ vào vùng ký ức mà ngày tháng lê thê muốn vùi
lấp.
Đọc “Tạm biệt Nga: một thế hệ xách túi ra nước ngoài” [1] của phóng
viên Lucy Ash đài BBC. Nội dung viết bỗng chòi đạp, quẫy cựa, đập thình
thịch vào tiềm thức. Nhịp đập của trái tim như tiếng ai đó gõ dồn dập
vào cánh cửa thời gian đã đóng kín im lìm. Hóa ra quá khứ tưởng đã được
phong kín chỉ là lớp tro bụi thời gian phủ rất mong manh bên ngoài. Một
cơn gió vô tình thổi qua cũng đủ tung tóe bụi mù và trong chốc lát lại
trơ ra những gai góc thời cuộc, chua xót đến quặn lòng.
Chỉ một thế hệ người Nga đã xách túi ra nước ngoài, còn người Việt thì hai.
Cùng hoàn cảnh, cùng tâm trạng. Một, ở đất nước là “cái nôi của cộng
sản”. Một, ở đất nước từng ca ngợi “cái nôi” đó. Một, ở đất nước tuy
không có nội chiến dài nhưng “cách mạng tháng Mười” tàn phá tận gốc rễ
nền văn hóa Nga lâu đời. Một, ở đất nước chạy theo ảo tưởng “tháng Mười”
đó bằng cuộc nội chiến tương tàn suốt một phần tư thế kỷ với núi xương
sông máu mà khi kết thúc tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ của loài người.
Tưởng sẽ là anh hùng của mọi thời đại. Ít ai ngờ, rất nhanh sau đó, lại
trở thành “anh hùng” ăn xin khắp thế giới. Ngửa tay xin ăn ngay cả với
kẻ cựu thù!
Điều khác là đất nước “tháng Mười” dù đã từ bỏ cộng sản nhưng hậu quả
vẫn nhãn tiền, còn đất nước chạy theo vẫn bám chặt giáo điều hoang
tưởng.
Khởi điểm “cách mạng” là chống áp bức bóc lột. Chống sưu cao thuế
nặng. Giải phóng nông dân, công nhân là những người cùng khổ, một cổ hai
ba tròng. Rồi cuối cùng quay phắt lại khởi điểm. Nông dân, công nhân
hôm nay bị bóc lột còn tàn tệ hơn trước kia vì sự cấu kết công khai giữa
chế độ với tư bản hoang dã. Bản án tử hình nông dân Đặng Văn Hiến ở Dắk
Nông mới đây nói lên tất cả! Chống tư bản để phe nhóm kết thành hệ
thống tư bản đỏ, càng tàn độc hơn. “Cách mạng” vỡ nhanh như bong bóng xà
phòng. Biến một xã hội có nền tảng văn hóa lâu đời thành một xã hội
mông muội.
Một cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt!
Hai thế hệ của người Việt. Thế hệ xách túi và thế hệ kéo những cái valise samsonite thời thượng ra đi.
Thời điểm ngày 30 tháng Tư và giai đoạn vượt biên, đúng là chỉ kịp
xách túi trốn chạy. Kế đến là những chiếc va li xách tay sờn rách, rỗng
nhưng nặng trĩu những đau buồn của người sa cơ thất thế bị lưu đày trên
chính quê hương với hàng chục năm tù khổ sai, được ra đi theo chương
trình nhân đạo. Một đất nước tự hào đã “giải phóng”, rồi “thống nhất” mà
cho kẻ cựu thù cứu vớt nhân đạo hàng trăm ngàn người! Chính 2 chữ “nhân
đạo” (H.O.) tự nó đã nói lên được rất nhiều điều.
Rồi đến những cái va li thời thượng chứa đầy tiền bạc, kéo êm ái trên
thảm phi trường của những kẻ quyền thế chạy trốn “thiên đường” do chính
họ gây ra, đến phương Tây xin tị nạn!
Trong những chiếc va li thời thượng đó có mùi của máu. Máu của đồng
bào miền Bắc. Máu của đồng bào miền Nam. Máu của hàng trăm ngàn xác thân
chết vô địa táng. Máu và nước mắt dân tộc sau gần 43 năm “được giải
phóng”.
“Giải phóng” là thâu tóm mọi quyền lực để đảng viên chia nhau vơ vét
“không chừa một thứ gì” rồi tìm mọi cách đưa con cháu đi “tìm tự do”!
Những cái va li của Trịnh Xuân Thanh, Vũ “nhôm”, những Đinh La Thăng
và đồng bọn chỉ là phần nổi rất nhỏ của hệ thống băng đảng khổng lồ
nhưng đang được khua chiêng gióng trống mong lấp bớt tiếng kêu gào than
khóc của hàng triệu đồng bào thấp cổ bé miệng, liệu có làm dịu được cơn
phẫn nộ của xã hội đang sục sôi?
“Củi và lò”. Củi là ai? Lò là ai? Là “đồng chí” với nhau cả! Họ mượn
danh “dân tộc” để thanh trừng nhau, như đã từng mượn danh “giải phóng”
mở cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Họ tiếm danh vì chưa bao giờ dân tộc
giao cho họ quyền cai trị. Hiến pháp họ viết. Quốc hội họ diễn hài. Bầu
cử họ diễu cợt. Tất cả để che mắt thiên hạ nhưng thật vô ích. Không một
ai không biết sự thật. Là phe phái bán buôn quyền lực, đến nỗi đảng
trưởng phải “trăn trở việc chạy chức, chạy quyền” [2]
Họ tấn công người yêu nước bằng mọi thủ đoạn. Dùng những bản án phi
pháp, bất nhân, quyết làm băng hoại tinh thần bất khuất của dân tộc theo
lệnh Thiên triều để được hưởng ơn mưa móc. Ví dụ mới nhất là Bộ Văn hóa
mà cho Tàu cộng trình diễn ca nhạc ngay tại Nhà hát lớn Hà Nội nhân
ngày 19/1, ngày đánh dấu 44 năm Hoàng Sa rơi vào tay giặc cướp nước! Bị
phản ứng dữ dội nên phải đình chỉ với lý do “kỹ thuật”. Dùng lý do “kỹ
thuật” lại cho thấy một vấn đề khác. Đó là vì “kỹ thuật” phải ngưng chứ
đó không phải đó là ý muốn của chế độ Hà Nội! Thay vì nói sự thật họ lại
tự tố cáo thêm việc nói láo công khai nữa.
Nhưng tội ác hôm nay không thể che dấu được cho dù họ đã thành lập Bộ
tư lệnh Tác chiến không gian mạng với cả sư đoàn dư luận viên để chiến
đấu chống lại nhân dân! Vì hàng triệu người bình thường đang được
internet khai trí hàng ngày, đang có mặt khắp mọi nơi, làm nhân chứng
mọi sự kiện rồi phơi bày mọi tội ác ra ánh sáng. Internet là nguồn tri
thức đang nằm trong lòng bàn tay mỗi người, không một ai có thể khống
chế được nữa! Là con đường tiến hóa tự nhiên và tất yếu, vô phương ngăn
chận.
Và đấy chính là lộ trình dân chủ tự do ngắn nhất, ít đổ máu nhất.
Năm cũ sắp qua. Dù gì thì chế độ độc tài mục ruỗng cũng không thoát khỏi được quy luật thời gian.
Hồ Phú Bông
No comments:
Post a Comment