Thứ Bảy 27.02.2016
Dân oan chính là nạn nhân của chế độ CSVN hiện nay. Họ thuộc nhiều thành phần, nhiều diện khác nhau, trong ấy những người bị mất nhà mất đất là chiếm tỷ lệ đông đảo. Trong tiết mục Tiếng Dân Oan hôm nay, kính mời quí thính giả theo dõi câu chuyện 30 năm đi đòi công lý của sau đây, sẽ do Mỹ Huệ dẫn đọc
Thưa quí thính giả.
Khi CSVN lấn chiếm Miền Nam bằng vũ lực tháng 4, 1975 thì hàng triệu
người phải bỏ nước trốn chay trên các con thuyền mong manh, từ đó tự
điển ngôn ngữ đã có thêm một danh từ mới gọi là "thuyền nhân" tiếng Anh
là "boat people". Khi nghe hai chữ thuyền nhân, người ta nhớ ngay đến
những nỗi kinh hoàng, những cái chết bi thảm của hàng trăm ngàn người
trên đường vượt biên, dù biết rằng ra đi là chín phần chết, một phần
sống, nhưng họ vẫn quyết tâm, thà chết một lần, còn hơn phải chết dần
chết mòn dưới chế độ CS. Cũng từ ngày ấy, trên khắp các miền đất nước
lại nảy sinh một danh từ mới là "dân oan".
Danh từ này nói đến một thành phần rất đông đảo, có đến hàng triệu
người, họ chính là nạn nhân trực tiếp do đảng CSVN gây ra, dân oan gồm
nhiều thành phần thuộc nhiều dạng khác nhau: Họ là quân dân cán chính
VNCH bị lùa vào các trại tù khổ sai, không hề có bản án, họ vào tù, tù
oan! Mục đích là để giết lần giết mòn vì đói rét và lao động cực nhọc.
Khi ấy vợ họ bị hãm hiếp, bị hành hạ. Nhà cửa, tài sản, ruộng vườn bị
tịch thu, bị đuổi khỏi nơi cư trứ, họ bị đưa lên các vùng hoang dã gọi
là kinh tế mới, thực tế là để cố lập, triệt tiêu ý chí phản kháng và
đường sống của họ; con cái thì bị phân biệt đối xử không được học hành,
không được tuyển dụng vào các công sở. Họ là dân oan! Và còn bao nhiêu
thành phần khác nữa đang phải sống âm thầm trong đau khổ.
Hôm nay chúng tôi mời quí thính giả nghe tiếng khóc than của một dân
oan, bà Hoàng Thị Diện, sống ngay ở thủ đô Hà Nội. Gia đình bà không
thuộc vào diện "ngụy quân ngụy quyền" của của Miền Nam Việt Nam trước,
mà là thành phần cách mạng, đã nhiêu năm hy sinh cho đảng, nên đã được
ưu đãi cấp đất cất nhà. Mời quí thính giả nghe :
Mảnh đất cấp cho gia đình bà trong thời bao cấp, chẳng có giá trị gì,
nhưng bỗng dưng miếng đất ấy trở thành miếng mồi béo bở trước mắt quan
chức địa phượng, khi có các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào, thế
là bằng đủ mọi mánh khóe, mọi thủ đoạn nham hiểm và bất chấp luật pháp,
để chiếm cho bằng được miếng đất ấy:
Xuyên qua những tình tiết bà Diện vừa kể, bà và gia đình đã đi tìm
công lý trong suốt 30 năm qua, nhưng công lý vẫn không thấy đâu. Nay ông
bà đã trên 70 tuổi, cái tuổi chẳng còn đóng góp gì được cho cách mạng
nữa, nên cách mạng cũng muốn ông bà ra đi càng sớm càng tốt, để cái
miếng đạt nhỏ xíu còn lại kịa trở về với đảng là xong
Mời quí vị nghe tiếp lời than khóc của bà Diện vào lần tới.
Mỹ Huệt kính chào quí thính giả
No comments:
Post a Comment