Thứ Tư, 17.02.2016
Phong trào tự ứng cử đang xảy ra tại Việt Nam có thể ví như một vết nức bất khả vãn hồi và đang lan dần trên thành trì độc tài độc đảng tại Việt Nam. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngô Nhân Dụng ... với tựa đề: "Gây phong trào tự ứng cử quốc hội."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Tháng trước, chúng tôi đã đề nghị với 127 nhà trí thức trong hãy cùng
các nhà tranh đấu dân chủ khác ra ứng cử quốc hội trong năm nay, nếu
bức thư góp ý kiến của họ bị Đảng Cộng Sản bỏ qua. Bức thư họ gửi cho
giới lãnh đạo đảng, cho các đại biểu dự Đại Hội XII và tất cả các đảng
viên Đảng Cộng Sản khác đã bị bỏ qua rồi. Vì họ nêu ra các ý kiến táo
bạo. Họ khuyên Đảng Cộng Sản đổi tên đảng; đổi tên nước (bỏ nhãn hiệu
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa). Cụ thể hơn, họ đòi Đảng Cộng Sản phải chấm
dứt trấn áp dân chúng và trả lại tự do cho những người khác chính kiến
đang bị giam giữ.
Tới nay, chưa thấy một ai trong số 127 người ký tên dưới bức thư có
hành động nào, sau khi chứng kiến bức thư tâm huyết của mình bị bỏ qua,
không ai thèm nhắc tới. Họ có thể đang chuẩn bị những bước kế tiếp mà
chúng ta không biết. Vì vậy, xin nhắc lại lần nữa: Đề nghị quý vị hãy tự
ra tranh cử quốc hội trong năm nay.
Nên nhắc lại đề nghị này, vì ở trong nước đã có nhiều người mới nêu
ra ý kiến đó. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, là
người đầu tiên, trong tuần trước, tuyên bố sẽ ứng cử đại biểu Quốc Hội
khóa tới. Ông còn kêu gọi các công dân khác hãy tích cực "tự ứng cử,"
nếu hội đủ tiêu chuẩn bình thường về tuổi tác, về lý lịch tư pháp,
v.v... Sau ông Nguyễn Quang A, nhiều người cũng nói họ sẽ tự ứng cử, như
quý ông Nguyễn Tường Thụy (Hội Nhà Báo Độc Lập), Luật Sư Lê Văn Luân,
Lê Công Định, bà Nguyễn Thúy Hạnh, bà Đặng Bích Phượng, v.v...
Ai cũng biết rằng Đảng Cộng Sản sẽ không cho ai đắc cử nếu không được
đảng giới thiệu hoặc do đảng mớm trước xúi ra ứng cử. Nhưng quý vị sắp
ghi tên tranh cử chắc không nhắm mục đích giành lấy cái ghế đại biểu.
Luật Sư Lê Văn Luân nói, dù thất cử nhưng ông sẽ "chứng minh về cơ hội
của những người ngoài Đảng" qua việc ông ra ứng cử. Tiến Sĩ Nguyễn Quang
A nói ông muốn dấy lên một phong trào, tạo ra một "đợt học tập" để "mọi
người biết rằng bầu cử là thế nào, dân chủ là ra sao." Ông còn nhận xét
rằng hành động "tự ứng cử" chỉ thắng chứ không thua!
Như đã trình bày trong mục này, một phong trào tự ứng cử có thể tạo
nên một "thực tại chính trị mới" trong xã hội Việt Nam. Hành động của
năm chục đến một trăm công dân độc lập ghi danh tự ứng cử sẽ gây ra một
hiện tượng chính trị sôi nổi trong một xã hội đang bị ru ngủ. Vì chính
họ quyết định ứng cử, chứ không phải do đảng Cộng Sản đưa ra để tô điểm
hoa hoét như trong các cuộc bàu cử giả dối đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ.
Hiện tượng mới đầu tiên là mỗi ứng cử viên có một chương trình lập
pháp cụ thể. Nêu lên các chương trình là đủ, dù biết rằng mình sẽ bị gạt
ra ngoài cuộc tranh cử, không thể nào thực hiện chương trình đó. Tất
nhiên, quý vị ứng cử viên độc lập không thể nào họp nhau thảo luận về
chương trình tranh cử chung, vì mỗi người sẽ bị công an sẽ chặn đón,
ngăn cản, có thể hành hung khi bước ra khỏi nhà. Nhưng với phương tiện
thông tin qua mạng Internet bây giờ, tất cả vẫn liên lạc được với nhau,
đưa ra một số quan điểm mà ai cũng đồng ý.
Không cần tham khảo với nhau, các ứng cử viên độc lập sẽ nêu lên một
số mục tiêu tương tự, hoặc một số khẩu hiệu tương tự. Chọn một số khẩu
hiệu tác động sâu xa trong lòng đồng bào như: Bảo vệ đất đai, biển đảo
của Tổ Quốc! Chống tham nhũng lạm quyền! Chống bất công xã hội! Bảo vệ
quyền sống làm người! Nếu có một trăm ứng cử viên đồng loạt nêu ra các
khẩu hiệu như vậy, đồng bào sẽ cảm thấy được nghe những tiếng nói mới
vang vọng từ trong đáy lòng họ.
Chương trình lập pháp cần nêu ra những mục tiêu cụ thể mà ứng cử viên
nào cũng đồng ý. Có thể nêu các thí dụ: (1) Xóa bỏ độc quyền chính trị
của đảng cộng sản ghi điều 4 trong hiến pháp hiện hành. (2) Xây dựng
luật pháp dân chủ tôn trọng quyền làm người và các quyền công dân để
thực hiện tam quyền phân lập. (3) Xóa bỏ chế độ hộ khẩu, công nhận quyền
sở hữu đất đai của mọi công dân, xác định quyền tổ chức các công đoàn
độc lập. (4) Thiết lập một cơ quan độc lập đứng ngoài đảng cộng sản và
nhà nước để điều tra, truy tố các hành vi tham nhũng, đặc biệt trong các
vụ chiếm ruộng đất bất công. (5) Thiết định hệ thống tư pháp độc lập
v.v...
Nhưng các đảng viên và cựu đảng viên cộng sản cần tham dự vào làn
sóng tự do dân chủ này. Trước hết, để chứng tỏ chính những người từng
tin vào Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng thức tỉnh. Do đó họ sẽ lôi kéo được các
đảng viên khác cùng tỉnh ngộ. Phong trào này xuất phát từ nguyện vọng
của toàn dân chứ không phải chỉ gồm những người chống chủ nghĩa và Chế
Độ Cộng Sản. Vì vậy, ở mục này tháng trước, chúng tôi đã đề nghị 127 vị
ký tên trong bức thư gửi Đại Hội 12 hãy tự ghi tên tranh cử, sau khi các
ý kiến của quý vị bị Đảng Cộng Sản gạt bỏ.
Trong số những người đã ký tên có đến hàng trăm vị đã hoặc đang còn
là đảng viên. Quý vị đó sẽ làm gì để tiếp tục tranh đấu đòi thực hiện
các ý kiến của họ? Họ có thể ngồi yên, ngủ ngon sau khi những lời tâm
huyết của mình bị đảng "vứt vào sọt rác" hay không? Hoặc họ sẽ kiên nhẫn
chờ đợi, mỗi sáu tháng hay một năm lại viết một bức thư mới "kiến nghị"
với đảng. Hoặc họ phải đứng dậy. Phải hành động. Hành động giản dị nhất
là tham dự vào phong trào tự ứng cử làm đại biểu Quốc Hội khóa tới.
Ai cũng đồng ý, tự ứng cử "chỉ thắng chứ không thua!" Nhưng nếu chỉ
có vài ba chục người tự ứng cử thì thắng lợi đó còn nhỏ và hẹp. Cả một
phong trào tự ứng cử, hàng trăm người cùng nêu lên các khẩu hiệu và mục
tiêu giống nhau, sẽ tạo nên một cơn sóng trào, cơn sóng dâng lên ngày
càng cao để cuối cùng thay đổi vận mệnh đất nước chúng ta.
Ngô Nhân Dụng
No comments:
Post a Comment