Thứ Bảy 27.02.2016
Kính thưa quý thính giả, Trong lịch sử giáo dục của nước Việt từ thế kỷ thứ 15 đến 19, có hai người luôn được suy tôn là phu tử, đó là Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xứ Đông - Hải Dương và La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, người xứ Hồng Lam - Nghệ Tĩnh. Tuy đã mất vào cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn cách đây hơn 210 năm, nhưng danh tiếng của La Sơn phu tử vẫn mãi được kính trọng vì tính khí thanh cao của một nhà Nho và là một người thầy có tâm sáng, luôn hướng đến việc ích nước lợi dân, giúp vua Quang Trung phát huy nền văn hoá giáo dục.Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tối nay, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp” của Việt Thái qua sự trình bày của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối nay.
Lục Niên phu tử trung hưng quốc,
Tam thế tằng tôn bái ngoại gia.
Tạm dịch:
Phu tử sáu năm chấn hưng đất nước,
Đó là hai câu đối do Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình viết trong từ đường thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
Nguyễn Thiếp tự là Khải Xuyên, sinh năm 1723 tại làng Nguyệt Ao,
huyện La Sơn, trấn Nghệ An, nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông
có nhiều tên hiệu, được biết nhiều nhất là La Sơn Phu Tử, Hạnh Am và Lạp
Phong Cư Sĩ.
Năm 20 tuổi, Ông đỗ giải Hương, được bổ làm Huấn đạo rồi thăng Tri
huyện Thanh Chương. Năm 1756, Ông làm Huấn đạo ở huyện Anh Đô, thăng Tri
huyện Thanh Giang. Sau 13 năm, Ông từ chức, về lập trại Bùi Phong dưới
chân núi Thiên Nhẫn ở Nam Đàn dạy học, bắt đầu sống cuộc đời ẩn cư với
danh hiệu La Sơn Phu Tử.
Năm 1775, Trần Văn Kỷ, một cận thần của Nguyễn Huệ ra Thăng Long để
chiêu mộ sĩ phu Bắc Hà về với nhà Tây Sơn. Khi Trần Văn Kỷ hỏi Nguyễn
Nghiễm, một bậc nguyên lão khả kính về nhân tài của đất Việt thì được
trả lời: “Đạo học sâu xa thì Lạp Phong Cư Sĩ, văn phong phép tắc thì
Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, còn thiếu niên đa tài đa nghệ chỉ có Nguyễn
Huy Tự”. Nhân vật mà “đạo học sâu xa”, có danh hiệu Lạp Phong Cư Sĩ,
chính là Nguyễn Thiếp.
Năm 1780, chúa Trịnh Sâm mời La Sơn phu tử ra Thăng Long. Gia phả
dòng họ Nguyễn viết rõ ý định của Trịnh Sâm bấy giờ là muốn lật đổ nhà
Lê, nhưng Ông kiên quyết can ngăn.
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, vua Quang Trung kéo đại quân Tây Sơn ra
Bắc để quyết chiến với quân Mãn Thanh. Trên đường hành quân, Nguyễn Huệ
ghé qua Nghệ An thăm hỏi La Sơn Phu Tử. Nhà vua hỏi:“Quân Thanh sang
đánh, nay ta đem quân chống cự, về kế công thủ và số được thua, tiên
sinh cho biết thế nào?”. Nguyễn Thiếp bình thản trả lời:“Quân Thanh ở
xa, tình hình quân ta mạnh hay yếu địch không biết, thế công thế thủ
địch không hay. Chúa công ra đánh trận này chẳng qua mươi ngày là giặc
Thanh sẽ tan”.
Quả đúng như nhận định của La Sơn phu tử, ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn đã đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh, tiến vào thành Thăng Long.
Quả đúng như nhận định của La Sơn phu tử, ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn đã đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh, tiến vào thành Thăng Long.
Sau chiến thắng này, vua Quang Trung mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân
bàn việc nước. Ông đã dâng lên nhà vua một tấu chương lấy dân làm gốc
với 3 tiết mục: Quân đức, Dân tâm và Học pháp. Nội dung "Quân đức" là
khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước. "Dân tâm" là dùng nhân
nghĩa để thu phục lòng người. "Học pháp" là chăm lo việc giáo dục. Ông
được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Sùng Chính, và vua Quang Trung giao
cho Ông thực hiện 3 chủ trương:
- Chấn hưng và đề cao chữ Nôm.
- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nước Việt.
Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học. Chỉ trong hai năm, ông đã dịch xong các sách Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách “Thi kinh giải âm” và “Ngũ kinh toát yếu diễn nghĩa”.
Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học. Chỉ trong hai năm, ông đã dịch xong các sách Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách “Thi kinh giải âm” và “Ngũ kinh toát yếu diễn nghĩa”.
Tháng 9 năm 1792,
vua Quang Trung đột ngột băng hà, sự nghiệp của Nguyễn Thiếp trở thành
dở dang. Năm 1802, khi triều Tây Sơn bị sụp đổ, Nguyễn Thiếp lui về ở ẩn
tại trại Bùi Phong và mất vào ngày 6 tháng 2 năm 1804, hưởng thọ 81 tuổi.
Ông để lại hơn 100 tác phẩm. Thơ văn của Ông giản dị, mộc mạc, được Phan Huy Chú khen
là "thơ đều tao nhã thanh thoát, lý thú thung dung, thực là lời nói của
người có đức, các tao nhân mặc khách khác không thể sánh được".
Kể từ đó, nhiều con đường và trường học đã mang tên Nguyễn Thiếp để nhớ đến một nhân tài tâm đức của nước Việt.
* * *
Theo nhiều giai thoại thì khi ra Bắc lần đầu tiên, Bắc Bình Vương
Nguyễn Huệ đã 3 lần đích thân đến nhà La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp để mời
Ông ra giúp sức. Nhưng vì tấm lòng trung thành với nhà Lê, nên mãi đến
khi vua Lê Chiêu Thống dẫn quân Thanh xâm lược thì ông mới quyết tâm phò
tá vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, mà điển hình là danh xưng "Chúa công"
trong câu trả lời của Ông về kế sách đánh quân Thanh của vua Quang
Trung.
Cũng kể từ đó, vị kẻ sĩ lỗi lạc ở Bắc hà đã không tiếc công sức trợ
giúp triều đình Tây Sơn thống nhất sơn hà, chấn hưng đất nước và củng cố
nền độc lập. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt, chữ Nôm được ấn định
là quốc ngữ trong nền giáo dục, thay vì phải học chữ Hán như ngàn năm
trước. Và La Sơn phu tử là người có công lớn nhất trong cuộc cách mạng
văn hóa và giáo dục này.
Điều đáng tiếc là vua Quang Trung mất quá sớm, triều đình Tây Sơn
cũng sụp đổ, nên sứ mạng lịch sử của La Sơn phu tử phải nửa đường gẫy
gánh. Thế nhưng cái tên Nguyễn Thiếp vẫn chói sáng trong nền học thuật
VN, với những tác phẩm đồ sộ mà hậu thế khó có ai sánh bằng.
Trong những ngày đầu năm Ất Mùi 2015 này, khi tưởng nhớ đến Chiến
thắng Đống Đa, người dân Việt trong và ngoài cũng nên thắp nén hương
lòng để tưởng nhớ về một danh nhân luôn nghĩ "đến dân đến nước" khi dâng
lên 3 kế sách trị quốc cho vua Quang Trung. Nhưng điều đáng suy ngẫm
nhất là, trong tình thế tăm tối của đất nước hiện nay, dân tộc Việt phải
xuất hiện nhiều kẻ sĩ như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp mới có hy vọng
chận đứng được hiểm họa mất gốc và mất nước!
No comments:
Post a Comment