Thứ Năm, 25.02.2016
Quốc hội csVN chẳng làm gì khác hơn là một đoàn kịch nói diễn những vở tuồng pháp lý ra vẻ nặng ký, nhưng chẳng khác gì những anh thư ký xài chung một cái dấu mộc đỏ mà đảng đưa cho, giơ tay, đóng dấu vào những Bộ luật, nghị quyết, nghị định, thông tư... mà bên hành pháp trình ra, mà hành pháp ở Việt Nam thì ai cũng biết đó là công cụ của đảng.
Theo Hiến pháp Việt nam, Quốc Hội là cơ quan lập pháp, có nhiệm vụ
quyết định và kiểm soát những vấn đề lớn, các chính sách và hoạt động
của bộ máy nhà nước. Đại biểu quốc hội là những người ưu tú về phẩm
chất, năng lực, do cử tri trực tiếp bầu ra và thay mặt cử tri thực hiện
quyền lực nhà nước tại Quốc Hội. Đại biểu quốc hội có nhiệm vụ trình và
biểu quyết thông qua các dự án luật, các nghị quyết của Quốc hội; chất
vấn và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc chỉ
định như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng v.v...
Quốc hội csVN hiện nay, ra đời cùng nhà nước này sau cuộc tổng tuyển
cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Từ đó đến nay, cơ quan này đã trải qua 13
khóa làm việc, với 8 đời Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên, theo chiều dài
thời gian thì từ những năm đầu đến nay, hoạt động của Quốc hội rất yếu
ớt, mờ nhạt, là một thứ bung xung, không có thực quyền quyết định những
vấn đề hệ trọng của đất nước, và phần lớn các đại biểu quốc hội là đảng
viên của Đảng csVN, hiện nay là khoảng 95%, và họ phải tuân thủ các chỉ
thị của đảng. Do đó, Quốc hội Việt Nam không có được sự độc lập khỏi
Đảng Cộng sản Việt Nam, khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước. Quốc hội csVN có mỗi một chức năng duy nhất là hợp thức hóa đường
lối của Đảng csVN và kéo dài sự cầm quyền độc tài, đảng trị, của đảng
qua Điều 4 hiến pháp năm 1992 và cả hiến pháp sửa đổi năm 2013, kể cả
tiếp tay với csVN bán nước, dâng biển đảo của tiền nhân cho Trung cộng.
Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958, dâng hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa cho Trung cộng, để đổi lấy vũ khí xâm lược miền Nam, chính
là một minh chứng hùng hồn cho thấy rằng, Hồ Chí Minh đã ngồi xổm lên
đầu các ông bà Quốc hội ngay từ khóa đầu tiên. Ngày nay có Nguyễn Phú
Trọng chẳng cần phải che đậy úp mở như thời Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phú
Trọng tuyên bố huỵch toẹt ra là: "Cương lĩnh đảng thì quan trọng hơn
Hiến Pháp", như vậy Quốc hội csVN rõ ràng đâu có phải là cơ quan quyền
lực cao nhất, mà thực ra Quốc hội chỉ là những anh Thiên Lôi chỉ đâu
đánh đó mà thôi. Người dân thử tưởng tượng xem nếu chế độ csVN mị dân
này không có Quốc hội thì họ cũng vẫn cầm quyền, chẳng mất sợi lông chân
nào của đảng cộng sản, nhưng bù lại người dân không phải nai lưng đóng
thuế để nuôi báo cô thêm vài trăm con người khoác áo Đại biểu "Nhân Dân"
nhưng lại làm theo ý đảng cộng sản. Đã đến lúc người dân cần đặt lại
vấn đề, là trong lúc kinh tế quá khó khăn như hiện nay, thì việc đóng
thuế để nuôi một cái Quốc hội toàn những ông bà Nghị gật, kiêm cả ngủ
gật, trong hội họp có cần thiết nữa không? Mỗi năm người dân tốn hằng
trăm tỷ đồng chi cho những kỳ họp Quốc hội vô bổ, và tốn hàng trăm ngàn
tỷ đồng khác cho những thiệt hại kinh tế, mà những ông bà Đại biểu Quốc
hội đã từng nhấn nút thông qua các quyết sách sai trái với thực tế,
nhưng là món lợi béo bở cho đảng cầm quyền. Những đổ vỡ từ các tập đoàn
kinh tế như: Vinashin và Vinalines là một bằng chứng hiển nhiên Quốc hội
csVN tiếp tay, giúp sức, cho đảng cộng sản phá hoại và làm nghèo đất
nước. Trong dự án Bô-xít ở Tây Nguyên, Quốc hội csVN một lần nữa biểu
thị là cơ quan quyền lực yếu nhất, khi để cho hành pháp qua mặt lách
luật, làm dự án kinh tế mang tính trục lợi bất chấp hiệu quả kinh tế,
hậu quả môi trường sinh thái cho các thế hệ mai hậu, và nhất là đe dọa
đến an ninh quốc phòng, khi để cho Trung cộng chiếm hữu vị trí chiến
lược quân sự ở Tây Nguyên. Với hai dự án Bô-xít là Tân Rai và Nhân Cơ,
hiểm họa môi trường do bùn đỏ đã hiển hiện rõ ràng qua nhiều sự cố môi
trường. Ngày 13 tháng 2 năm 2016, đường ống dẫn nước có chứa chất xút
độc hại, từ hồ bùn đỏ của Nhà máy alumin Tân Rai bị vỡ, khiến nước chảy
tràn ra ngoài đe dọa môi trường sống của người dân trong khu vực cũng
như những vùng hạ lưu tiếp giáp. Quốc hội csVN đến giờ phút này, hầu như
không có một sự quan tâm nào đến dựa án Bô-xít Tây Nguyên đầy nguy hiểm
và chết người này, họ im lặng một cách vô trách nhiệm và coi như số
phận người dân Tây Nguyên đã được an bài, sống chết mặc bay. Lùi lại
thời gian với nhà máy lọc dầu Dung Quất, với hơn 86% số đại biểu tán
thành, Quốc hội csVN đã thông qua Nghị quyết về việc thực hiện dự án Nhà
máy lọc dầu số 1 Dung Quất. Tuy nhiên sau 7 năm hoạt động kinh doanh,
nhà máy lọc dầu Dung Quất với vốn đầu tư 3 tỉ Dollar này có nguy cơ đóng
cửa trong vòng hai, ba tháng tới đây do thua lỗ nặng, hàng hóa làm ra
không cạnh tranh nổi trên thị trường. Từ năm 2010-2014, Dung Quất lỗ lên
tới 27.600 tỉ đồng VN. Nhìn lại hình ảnh của những ông bà đại biểu Quốc
hội ngủ rất ngon trong các cuộc họp ở Ba Đình, thì hậu quả thất bại của
Bô-xít Tây Nguyên hay Nhà máy hóa dầu Dung Quất Quảng Ngãi không hề làm
cho những ông bà nghị gật mảy may lo lắng, vì họ vẫn "ngủ" tròn giấc để
mơ về những dự án béo bở khác, còn "gật" thì rất đúng quy trình do đảng
đề ra.
Bàn trách nhiệm trong quyết định chủ trương đầu tư công của Quốc hội,
ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết
sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội
cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500
đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch. "Quốc
hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai". Đến đây thì
mỗi người dân chúng ta cần hiểu rõ bản chất thật của Quốc hội csVN là
gì? Gánh hát cải lương? Những bó bông Vạn Thọ trưng trên bàn thờ? Hay
những con rối được giật dây trong tay đảng?
Lý Trần Công
Ngày 25/2/2016
No comments:
Post a Comment