Chủ Nhật 07.12.2014
Kính thưa quý thính giả, để điểm
lại những sự kiện nổi bật tuần qua xin mời các bạn thính giả theo dõi
buổi hội luận giữa ĐPV Hoàng Ân và PV Trường An.
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh, HA xin kính chào quý thính giả đang theo dõi chuyên mục VNTQ, xin mến chào anh TA.
Trường An: TA xin kính chào quý thính giả đài DLSN, chào chị HA.
Hoàng Ân: Theo thông tin mới nhất tôi vừa nhận được
vào chiều tối ngày hôm qua, công an của cộng sản VN đã khám xét và bắt
khẩn cấp nhà văn Nguyễn Quang Lập, ông cũng là chủ trang blog Quê Choa.
Xin anh có thể nói rõ hơn về sự việc này để gửi đến quý thính giả của
đài được hiểu hơn?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN.
Vào ngày hôm qua 6/12, nhà văn Nguyễn Quang Lập người điều hành Blog
Quê Choa, đã bị Công An Sài Gòn bắt giữ khẩn cấp tại nhà riêng. Ông Lập
bị bắt giam với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của nhà nước" theo điều 258 bộ luật hình sự.
Vài tiếng sau khi bị bắt, trang blog nổi tiếng Quê Choa của ông Lập
vẫn có thể truy cập bình thường.Tuy nhiên, đến 19 giờ tối, trang blog đã
bị khóa truy cập. Đây cũng là kịch bản đã từng xảy ra đối với nhiều
blogger sau khi bị công an bắt giam.
Cùng thời điểm trang blog Quê Choa bị khóa truy cập, cổng thông tin
điện tử bộ công an Việt Nam đã đăng tải bản tin xác nhận vụ bắt người,
đồng thời cho biết đây là vụ gọi là 'bắt quả tang', 'khám xét khẩn cấp'
và 'tạm giữ hình sự'.
Được biết, ông Nguyễn Quang Lập, 58 tuổi, là một nhà văn từng tham
gia quân đội. Ông cũng là một blogger nổi tiếng tại Việt Nam với trang
blog Quê Choa thường đăng tải các bài bình luận thời sự nóng bỏng, trong
đó nổi bật với các chủ đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chống lại sự xâm
lăng của Trung Cộng.
Hiện nay, nhà cầm quyền CSVN đang gia tăng sử dụng điều luật 258 để
đàn áp và bỏ tù những ý kiến đối lập. Hồi tháng 5 vừa qua, hai người
điều hành trang blog Anh Ba Sàm là ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị
Minh Thúy cũng đã bị bắt giam đến nay chưa xét xử.
Hoàng Ân: Cũng liên quan đến vấn đề này thì vào tối
ngày 29/11, công an CSVN cũng đã bắt giam ông Hồng Lê Thọ, chủ trang
blog Người Lót Gạch cùng cáo buộc vi phạm điều 258 bộ luật hình sự. Anh
có suy nghĩ như thế nào về việc CSVN bắt liên tiếp 2 người này?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Vào tối thứ Bảy vừa qua, công an Sài Gòn đã ập vào tư gia nhà báo lề
dân Hồng Lê Thọ và đọc quyết định bắt giam ông với cáo buộc "lợi dụng
các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước", theo qui định
của điều khoản 258 trong bộ luật hình sự VN.
Vụ bắt giam này cũng được long trọng công bố trên trang mạng của bộ
công an, và nhấn mạnh rằng ông Thọ bị "bắt quả tang" nhưng không nói rõ
là khi ấy ông đang làm gì và cho biết thêm là do có người cáo giác.
Được biết điều luật 258 được công an VN thường sử dụng để bắt những
nhà bất đồng chính kiến. Tính từ giữa năm 2013 họ đã lợi dụng điều 258
này để bắt hàng loạt người bất đồng chính kiến như blogger Phạm Viết
Đào, Đinh Nhật Uy, nhà báo Trương Duy Nhất, và gần đây nhất là bắt
blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vào tháng 5/2014 và ông Nguyễn Quang Lập
chủ trang Blog Quê Choa cũng bị bắt vào ngày hôm qua.
Tuy nhiên cũng có vài khác biệt đáng để ý trong động thái bắt blogger
Hồng Lê Thọ. Khác với những trường hợp trước đây, cơ sở để tuyên truyền
cho việc bắt giữ anh Thọ là "theo tin tố giác của quần chúng". Trong
thực tế điều tra xét hỏi tội phạm, cơ sở này thường áp dụng với đối
tượng hình sự chứ không phải đối tượng chính trị.
Mặt khác, Cơ quan an ninh điều tra cũng sử dụng hình thức "Lệnh khám
xét và tạm giữ hình sự" mà không phải là "bắt khẩn cấp, tạm giam" hay
"bắt giam", và chưa kèm theo lệnh khởi tố bị can.
Việc bắt giữ nhà văn Hồng Lê Thọ khiến tôi có cảm giác không khí bắt
bớ bất đồng chính kiến có những dấu hiệu đang quay trở lại gần giống với
trường hợp bắt luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào cuối tháng 12/2012,
sau khi ông Quân nhiều lần xuống đường phản đối Trung Quốc can thiệp
Biển Đông.
Hoàng Ân: Trong tuần qua, hơn 20 chục tổ chức xã hội
dân sự đã cùng ký tên vào một thông điệp lên án những vi phạm nhân
quyền trầm trọng của bạo quyền VN nhân ngày kỷ niệm Nhân quyền Quốc tế
10/12 năm nay. Anh vui lòng nhắc lại sự kiện này để gửi đến quý thính
giả của đài cùng nghe?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, hơn 20 tổ chức xã
hội dân sự đã cùng ký tên vào một thông điệp lên án bạo quyền VN nhân
ngày 10/12. Theo đó, thông điệp mở đầu bằng câu "nhà cầm quyền cộng sản
độc tài độc đảng tại Hà Nội đã và đang hạn chế hay tước bỏ mọi nhân
quyền của toàn dân VN" được nêu ra trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế
và hai công ước quốc tế mà VN đã long trọng ký kết và cam kết sẽ tuân
theo. Thông điệp trưng dẫn bản hiến pháp phi dân chủ và hàng trăm vụ bắt
giam, kết án nặng nề những người đã bày tỏ quyền tự do ngôn luận một
cách ôn hòa.
Chính vì thế, nhân ngày Nhân quyền Quốc tế, các tổ chức dân sự xã hội
tại VN kêu gọi bạo quyền Hà Nội phải sửa đổi hiến pháp và tuân thủ các
tiêu chuẩn về nhân quyền, trả tự do cho các tù nhân lương tâm và phải
chấm dứt các vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến. Ngoài ra thông
điệp cũng yêu cầu trả lại quyền sở hữu về đất đai cho nông dân, cho phép
nông dân và công nhân có được những công đoàn riêng để bảo vệ cho quyền
lợi thiết thực của họ.
Hoàng Ân: Thưa anh TA. Thế còn việc nhà cầm quyền Hà
Nội yêu cầu chính phủ Campuchia trục xuất một nhóm người thượng về VN
thì sao thưa anh?
Trường An: Theo như tôi được biết, Một vị tướng cảnh
sát Campuchia tuyên bố là chính phủ nước này sẽ đáp ứng việc bắt giam
và trục xuất 16 người Thượng theo lời yêu cầu của nhà cầm quyền VN.
Giới truyền thông Campuchia cũng cho biết, 16 người Thượng này đã đào
thoát từ Tây Nguyên sang tỉnh Ratanakkiri để lánh nạn vào tháng qua.
Thiếu tướng cảnh sát Nguon Koeun cho biết là nhà cầm quyền tỉnh Gia Lai
đã gửi cho bộ nội vụ Cam Bốt một danh sách ghi rõ tên tuổi của 16 người
Thượng này, với lời yêu cầu trục xuất họ về lại VN để xét xử.
Trong khi đó, Cao uỷ Tỵ nạn LHQ đã liên lạc với giới chức Cam Bốt
ngay khi nhận tin này để ngăn chận việc trục xuất 16 người Thượng, với
lý do là tính mạng của họ sẽ bị nguy hiểm nếu bị trả về VN.
Hoàng Ân: Sau vụ việc một số lãnh đạo cấp cao cộng sản VN chiếm đoạt
các nhà công vụ để sử dụng cho mục đích riêng thì mới đây, rất nhiều
người trong số họ khi bị phanh phui thì đều đổ lỗi cho cơ chế. Anh vui
lòng nói rõ hơn về sự kiện này để quý thính giả của đài được tường tận
hơn?
Hoàng Ân: Nhà cầm quyền Hà Nội vào hôm 4/12 cho biết
là hơn 300 căn biệt thự nhà nước đã biến thành tư gia của các cựu quan
chức thành phố mà chưa thu hồi được vì cái gọi là "lỗ hỗng trong cơ
chế".
Trường An: Một trong những vụ điển hình là căn biệt
thự rộng 400 thước vuông được cấp cho nguyên chủ tịch Hoàng Văn Nghiên
từ năm 2001, đến năm 2006 thì ông này về hưu nhưng nhất quyết không trả
lại nhà nước, dù dư luận và báo chí liên tiếp đặt câu hỏi về căn biệt
thự rất có giá trị này. Một số quan chức khác khi được hỏi thì tỉnh bơ
nói rằng "không thấy ai đòi lại" nên cứ tiếp tục ở, trong khi một số
khác thì nói rằng "dù muốn trả cũng biết trả cho ai, cho cơ quan nào".
Cùng ngày, quốc hội VN đã sôi nổi thảo luận về tình trạng không thu
hồi được các tài sản quốc gia nói trên, đồng thời yêu cầu mở cuộc thanh
tra toàn diện.
Hoàng Ân: Cám ơn anh PV Trường An đã chia sẻ các tin
tức và nhận xét để gửi đến thính giả của Đài ĐLSN. Kính chào tạm biệt
và hẹn gặp lại anh và quý thính giả trong chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment