Thứ Tư, ngày 10.12.2014
Liên tục chương trình, mời quý
thính giả nghe Nguyên Hồng nhận định hệ quả làm tê liệt sức mạnh của đại
khối dân tộc qua chuyên mục Con Người Việt Nam để tiếp nối chương trình
tối nay
Từ lâu rồi Đại Khối Dân Tộc Việt đã bị quên lãng. Giới lãnh đạo CSVN
xem Đại Khối Dân Tộc là những người nô lệ vàĐại Khối Dân Tộc Việt không
nhìn ra được sức mạnh của chính mình. Chúng ta cần nhìn lại quá khứ để
rút ra bài học của tương lai hầu có thể thoát được sựđô hộ kiểu mới của
Trung Quốc hiện nay đối với dân tộc Việt Nam với gần 5 ngàn năm văn
hiến.
Thế giới đang đứng trước những thách đố mới của thế kỷ thứ 21. Các
nước nhỏ, trong đó có Việt Nam, cũng đang đứng trước những thách đố của
sự cạnh tranh toàn cầu; sự độ hộ kiểu mới bằng kinh tế, bằng áp lực quân
sự, bằng những thương lượng mà đối trọng kinh tế không tương xứng để
rồi nước nhỏ trở thành chư hầu của các nước lớn bằng hình thức này hay
hình thức khác.
Đối với các nước lớn -- mạnh về kinh tế, mạnh về quân sự-- thì cũng
vì quyền lợi của quốc gia, sẵn sàng hợp tác với các quốc gia quá
khích,độc tài, đi ngược lại những căn bản nhân quyền – dân chủ mà các
quốc gia lớn thường hay tự hào. Nói chung trên thế giới này, tất cả sinh
hoạt chính trị trên lãnh vực của quốc tế đều nhắm vào quyền lợi kinh
tế, quân sự của từng quốc gia một mà nếu cần bán đứng một đồng minh thì
các nước lớn cũng sẵn sàng làm.
Câu hỏi được đặt ra là những quốc gia nhỏ như Việt Nam phải làm gì để
có thể thoát khỏi sự nô lệ kiểu mới trên lãnh vực kinh tế; để tự tạo ra
sức mạnh cho chính dân tộc mình nhằm có thể cạnh tranh với thế giới
trên lãnh vực kinh tế, quân sự và chống lại sự bành trướng của các quốc
gia lớn quá khích như Trung Quốc?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần nhìn về lịch sử của cha ông
trong việc chống sự đồng hóa của giặc phương Bắc; đồng thời nhìn về lịch
sử cận đại của đầu thế kỷ thứ 20, 21 đểrút ra bài học cho tương lai.
Nhìn về quá khứ của 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam thoát khỏi
sự nô lệ giặc phương Bắc bởi cha ông ta biết dựa vào thế lực của Đại
Khối Dân Tộc. Cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu đều dựa vào sức
mạnh của Đại Khối Dân Tộc để giành quyền tự quyết cho dân tộc chính
mình.
Ngoài bà Trưng, bà Triệu, chúng ta còn có Lý Bôn, Ngô Quyền, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi. Tất cả đều dựa vào sức mạnh của Đại
Khối Dân Tộc để vận động mọi người tham gia vào cuộc đánh đuổi giặc
ngoại xâm phương Bắc ra khỏi lãnh thổ, giành lại quyền tự quyết của dân
tộc. Cha ông ta suốt một 1000 năm Bắc thuộc không hề dựa vào một thế lực
ngoại bang để giành lại nền độc lập, thoát khỏi sự nô lệ của giặc
phương Bắc. Ngay cả sau khi thoát khỏi sự nô lệ của Trung Hoa, cha ông
ta không hề dựa vào một thế lực ngoại bang nào trên lãnh vực giữ nước --
chống lại sự bành trướng của Trung Hoa trong thời đại Phong Kiến. Một
thế lực duy nhất mà cha ông ta đã dựa vào -- đó lại Đại Khối Dân Tộc
Việt để cùng nhau giữ nước, giành lại nền độc lập sau 1000 năm bị nô lệ
hóa của phương Bắc.
Đầu thế kỷ thứ 20, dưới đô hộ của Pháp và dưới những ảnh hưởng của
Tây Phương, trí thức Việt Nam có cái nhìn thoáng trên lãnh vực đấu tranh
giành lại quyền tự quyết của dân tộc thoát khỏi Pháp thuộc. Các đảng
phái ra đời với những suy tư mới do ảnh hưởng của triết lý phương tây
vàđa số dựa vào thế lực của Đại Khối Dân Tộc nhằm vận động toàn dân nối
tiếp truyền thống của cha ông để thoát khỏi ách độ của Pháp.
Cũng trong khoảng thời gian của đầu thế kỷ thứ 20, Đảng Cộng Sản Việt
Nam ra đời và thay vì dựa vào thế lực của Đại Khối Dân Tộc để giành lại
quyền tự quyết từ Pháp -- thì Hồ Chí Minh dựa vào thế lực của Quốc Tế
Cộng Sản trong đó gồm có Liên Xô và Trung Quốc, đồng thời lợi dụng lòng
yêu nước của Đại Khối Dân Tộc để giành thắng lợi trong việc đánh đuổi
Pháp ra khỏi Việt Nam với trận đánh Điện Biên Phủ, một trận đánh có sự
tiếp sức của Trung Quốc chứ không phải hoàn toàn do lực lượng Việt Minh
chủ động.
Việt Nam thoát khỏi đô hộ của Pháp không phải bằng chính sức mạnh của
Đại Khối Dân Tộc mà là do thế lực của bên ngoài, sự lựa chọn sai lầm
của đảng CSVN và tạo ra hệ lụy của hôm nay.
Thoát Pháp để rồi đất nước chia đôi. Giới lãnh đạo miền Bắc tiếp tục
dựa vào thế lực quốc tế, lợi dụng lòng yêu nước của dân tộc, để thực
hiện cuộc thống nhất đất nước bằng vũ lực với sự viện trợ súng đạn, tiền
bạc từ Trung Quốc, Liên Xô. Câu nói của Lê Duẫn, cựu Tổng Bí Thưđảng
CSVN,"ta đánh Mỹ làđánh cho Liên Xô và Trung Quốc" đã chứng minh được sự
tình nguyện làm nghĩa vụ quốc tế của đảng CSVN bằng cái giá trả của Đại
Khối Dân Tộc Việt.
Giới lãnh đạo phía miền Nam, do sự cuốn hút của các thế lực quốc tế,
đã không lấy chủ lực của Đại Khối Dân Tộc làm căn bản trong việc giữ
nước, chống lại sự bành trướng của Chủ Nghĩa Cộng Sản, cho nên đã chọn
Mỹ làm đồng minh (cho dù hoàn cảnh đưa đẩy phải chọn đồng minh) trong
trận chiến ngăn chận cộng sản lan xuống các nước Á Châu còn lại. Cuối
cùng Mỹ đã bỏ đồng minh Việt Nam Cộng Hòa để bắt tay với Trung Cộng, bán
đứng Việt Nam Cộng Hòa vàđưa đến sự sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa,
tiền đồn chống cộng mà chính quyền Mỹ muốn gìn giữ sau khi Việt Nam chia
đôi đất nước vào năm 1954.
Tuần sau chúng ta sẽ tìm hiểu sức mạnh của Đại Khối Dân Tộc Việt ra
sao sau ngày đất nước thống nhất trên mặt lãnh thổ nhưng bị chia cắt
trên mặt tinh thần.
Nguyên Hồng
No comments:
Post a Comment