Thứ Hai, ngày 29.12.2014
Trong khi đảng và nhà nước CSVN
tung hô CSTQ và tôn thờ "16 chữ vàng và 4 tốt", bịt mắt bịt tai, mặc cho
Trung Quốc lấn đất và cướp vùng biển của tổ tiên, thì mặt khác lái buôn
Trung Quốc tung những đòn phép thâm hiểm ám hại nhân dân Việt Nam. Mời
quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của AZ với tựa đề: "Thương
Lái Trung Quốc Tung Đòn Độc Địa Với Bà Con Nông Dân Việt "sẽ được Hướng
Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Từ đầu năm đến nay, hàng trăm thương lái Trung Quốc rong ruổi khắp
Việt Nam để thu mua những món hàng độc địa làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình hình sản xuất, chăn nuôi của bà con nông dân.
Hãy bảo vệ lợi ích của bà con nông dân và nông nghiệp nước nhà Điểm
mặt những món hàng mà thương lái Trung Quốc thu mua ở Việt Nam thời gian
qua cho thấy sự ...
Từ đầu năm đến nay, hàng trăm thương lái Trung Quốc rong ruổi khắp
Việt Nam để thu mua những món hàng độc địa làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình hình sản xuất, chăn nuôi của bà con nông dân.
Điểm mặt những món hàng mà thương lái Trung Quốc thu mua ở Việt Nam
thời gian qua cho thấy sự ngược đời, chúng đánh vào lòng tham của dân ta
với dã tâm phá hoại làm suy kiệt cây trồng, gia tăng dịch bệnh, cạn
kiệt con giống... Đầu tiên là ốc bưu vàng đến gỗ sưa, dứa, dừa non, phân
trâu, đuôi trâu, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa, lá
khoai lang, lá điều, cá sấu con, rễ tiêu, mầm thảo quả, đĩa, móng trâu,
mèo, cây kim cương, lá mì... hàng loạt mặt hàng quái gỡ này thương lái
Trung Quốc mua để làm gì? Tại sao bà con nông dân lại nhẹ dạ cả tin bán
cho chúng. Đây có lẽ là câu hỏi khó có lời giải đáp chính xác.
Tuy vậy, khi đánh giá lại những điểm tương đồng trong các sản phẩm mà
thương lái Trung Quốc thu mua với số lượng lớn ngoài mục đích thu lợi,
sâu hơn chính là dã tâm phá hoại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
nông nghiệp nước ta. Các hoạt động này đều tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân
bằng sinh thái và sản xuất, gây thiệt hại đến nền kinh tế, làm ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng và tạo ảnh hưởng xấu đến các thương hiệu,
thương mại của Việt Nam. Đây chính là cơ hội tốt để các sản phẩm độc hại
của Trung Quốc rộng đường chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, thương lái Trung Quốc thu mua móng
trâu, khi đó phong trào giết trâu lấy móng diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng
nông thôn Việt Nam, giá của 4 cái móng bằng giá... cả 1 con trâu. Một số
người dân không ngần ngại giết thịt trâu để lấy móng bán, một bộ phận
trộm cướp móng trâu xuất hiện mạnh mẽ. Chỉ một thời gian rất ngắn, số
lượng trâu giảm mạnh, sức kéo của nông dân bị triệt phá nghiêm trọng, và
thương lái Trung Quốc không còn thu mua nữa.
Điển hình hơn vào năm 1997 thương lái Trung Quốc sang Việt Nam ráo
riết thu mua mèo với giá cao. Người dân lùng sục khắp các thôn bản, ngõ
ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang Trung Quốc. Thậm chí, nhiều
người còn trộm mèo của nhà hàng xóm, bắt mèo hoang đem bán. Tình trạng
bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm
làng xáo trộn. Thời gian sau, mùa màng bị chuột phá hoại nghiêm trong
bởi sự mất cân bằng sinh thái.
Mỗi năm, thương lái Trung Quốc lại tung chiêu mua những món hàng lạ
đời, thoạt nhìn cứ ngỡ là phi vụ làm ăn buôn bán bình thường, nhưng suy
cho cùng xét cho tận chúng tiềm ẩn nguy cơ phá hoại vô cùng lớn, mà
người thiệt hại trực tiếp chính là bà con nông dân và các đầu nậu. Trước
mùa điều, thương lái thu mua lá điều khô giá cao, đến mùa thì họ bặt vô
âm tính để lại đống nợ nần cho các đầu nậu thu mua, bà con mất mùa
điều. Trước mùa tiêu, họ thu mua rễ tiêu làm cây tiêu mất sức, năng suất
giảm mạnh, mất mùa, là cơ hội để tiêu độc Trung Quốc thâm nhập thị
trường Việt Nam...
Đầu năm 2014 đến nay, rất nhiều đoàn thương lái người Trung Quốc đến
các tỉnh miền Tây đặt hàng mua số lượng lớn lá khoai lang với giá 10.000
đồng/kg. Họ yêu cầu một hợp tác xã vận động nông dân cắt lá khoai lang
đem đến nơi tập trung để đưa xe đến chở và chi tiền hoa hồng 1.000
đồng/kg. Theo các chuyên gia nông nghiệp, khoai lang bị vặt lá non thì
năng suất sẽ giảm trên 50%, có thể không cho củ được.
Song song mua lá khoai lang, thương lái Trung Quốc tung tin thu mua
mầm thảo quả với giá gần 50.000 đồng/kg, trong khi giá bán cao nhất vào
dịp giáp tết chỉ từ 16.000 – 18.000 đồng/kg. Ở Hà Giang và nhiều địa
phương biên giới phía Bắc, thảo quả là cây xóa đói giảm nghèo vì có giá
trị kinh tế cao. Nếu người dân chặt mầm ồ ạt thì thiệt hại kinh tế là
rất lớn. Thương lái Trung Quốc còn đang săn mua ráo riết cá sấu sống,
đặc biệt là cá sấu con có trọng lượng 3 – 5kg... một cách triệt để khiến
giá cá sấu tăng, đạt xấp xỉ 230.000 đồng/kg. Đây là trường hợp hiếm
thấy trong nuôi cá sấu. Các chuyên gia khuyến cáo nếu tình hình này kéo
dài rất có thể sẽ làm sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong
tương lai.
Gần đây nhất, trên địa bàn xã Ia Blang (huyện Chư Sê) xuất hiện một
số người tự ý đứng ra thu gom gốc, rễ tiêu rồi về bán lại cho đầu mối
tại TP Pleiku và cho thương lái người Trung Quốc. Giá mua rễ tiêu dao
động quanh mức 45.000 đồng/kg. Việc bà con chặt rễ tiêu bán cho thương
lái Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất tiêu trong năm nay.
Sắp tới thương lái Trung Quốc sẽ thu mua gì nữa đây?
Các chuyên gia khẳng định, cần phải phổ biến rộng rãi những âm mưu,
chiêu trò của các đối tượng xấu nhắm vào nền kinh tế nước nhà cho người
dân hiểu và không tiếp tay cho các đầu nậu và thương lái Trung Quốc. Đây
là một trong những vấn đề nóng được đưa ra chấp vấn tại kì họp Quốc
hội. Trả lời chất vấn, ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công Thương cho
rằng: Chuyện thương lái nước ngoài mua trái phép nông thủy sản ảnh hưởng
đến sản xuất, tiêu dùng trong nước, khiến doanh nghiệp trong nước thiếu
nguyên liệu để chế chế biến và gây hỗn loạn thị trường là có thật.
Nhưng, từ đầu năm 2014 đến nay đã giảm hẳn so với thời gian trước.
Trước những âm mưu của thương lái Trung Quốc, hy vọng bà con nông dân
Việt Nam hãy bình tĩnh, sáng suốt và ngăn chặn kịp thời những âm mưu đó
để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bản thân mình và nền nông nghiệp
nước nhà, tránh mọi âm mưu xấu của ngoại bang.
AGRIVIET
No comments:
Post a Comment