Chủ Nhật, ngày 17.11.2013
Kính thưa quý vị thính giả của đài
Đáp Lời Sông Núi, sau đây là tiết mục Trả Lời Thư Tín do Thùy Ngân thực
hiện. Ông Tây Sơn, quản nhiệm đài Đáp Lời Sông Núi sẽ hầu chuyện với quý
thính giả đã gửi thư hay gọi vào đàI trong thời gian qua.
Bà Lệ Phương (Sài Gòn): Mặc dù có sự kêu gọi, cảnh giác về tình trạnh nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam của nhiều cơ quan quốc tế lo về nhân quyền, cũng như của nhiều tổ chức và cá nhân người Việt trong nước và ngoài nước, nhưng Việt Nam vẫn được Liên Hiệp Quốc bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền với tỷ số phiếu bầu rất cao. Xin Đài ĐLSN cho biết sự kiện này nói lên điều gì?
Bà Lệ Phương (Sài Gòn): Mặc dù có sự kêu gọi, cảnh giác về tình trạnh nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam của nhiều cơ quan quốc tế lo về nhân quyền, cũng như của nhiều tổ chức và cá nhân người Việt trong nước và ngoài nước, nhưng Việt Nam vẫn được Liên Hiệp Quốc bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền với tỷ số phiếu bầu rất cao. Xin Đài ĐLSN cho biết sự kiện này nói lên điều gì?
Đáp:
Thưa bà Lệ Phương, ngay từ đầu những đoàn thể VN và ngoại quốc tố cáo
tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà cầm quyền CSVN, cũng
đều biết với cơ chế và thể thức bầu cử các quốc gia vào HĐNQ/LHQ, chẳng
hạn cho khu vực Á châu Thái Bình Dương chỉ quy định có 5 quốc gia ứng
viên để điền khuyết 4 ghế hội viên, nên xác suất CSVN được bầu vào
HĐNQ/LHQ rất cao. Thêm nữa, ào giờ chót Jordanie lại xin rút lui khỏi
danh sách ứng viên nên chỉ còn 4 nước cho bốn ghế thành viên. Vì vậy VN
đắc cử vào HĐNQ/LHQ là chuyện đương nhiên! Biết CSVN sẽ trở thành quốc
gia hội viên HĐNQ/LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, nhưng chúng ta vẫn nỗ lực lên
án, vẫn nỗ lực vạch trần các vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN
với dư luận quốc tế vì đây là lúc quốc tế chú ý đến cuộc bầu cử này,
những sự tố cáo, lên án của chúng ta được nhiều quốc gia quan tâm, theo
dõi hơn. Nhìn vấn đề như vậy thì không thể xem đây là sự thất bại của nỗ
lực tranh đấu cho nhân quyền VN!
Ông Đỗ như Toàn (Hưng Yên): Mấy
ngày qua, có nhiều kiến nghị, bản lên tiếng kêu gọi Quốc Hội không
thông qua bản dự thảo hiến pháp. Theo nhận định của Đài thì liệu những
kiến nghị, lời kêu gọi này có tác dụng gì không?
Đáp:
Thưa ông Đỗ Như Toàn, đúng như ông nhận xét, trong tuần qua đã có nhiều
bản lên tiếng, kiến nghị kêu gọi quốc hội CSVN ngưng việc thảo luận và
không thông qua dự thảo tu chính Hiến Pháp. Có hai bản văn đáng chú ý.
Một là “Thư
gửi đoàn đại biểu Quốc Hội TP Sài Gòn đang tham dự kỳ họp Quốc Hội lần
thứ 6” do 29 nhân vật ký tên, quảng bá ngày 11 tháng 11. Và ngày 15
tháng 11 có thêm “LỜI
KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁi P NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992” do 164 người ký tên. Thành phần ký tên đa
số là những khuôn mặt đã tham gia ký tên vào các văn bản phê bình đảng
CS trong thời gian qua. Mặc dù có những kiến nghị này, và có thể từ nay
đến ngày 28 tháng 11, ngày mà QH/CSN bỏ phiêu chung quyết về HP, còn có
thể có thêm nhiều kiến nghị khác nữa, nhưng chúng tôi vẫn tin
chắc là bản dự thảo HP do Đảng CSVN uốn nắn sẽ được QH thông qua! Và
chúng tôi cũng tin là những người ký tên vào các kiến nghị này cùng biết
rõ như vậy. Biết nhưng họ vẫn làm kiến nghị ,vẫn ký tên, là để nói lên
sự bất mãn, sự mất lòng tin với Đảng, với chế độ!
Ông Nguyễn Mỹ (Quảng Nam): Theo dõi tin tức không phải từ các báo, đài nhà nước mà từ các cơ quan truyền thông tự do, tôi thấy hầu như ngày nào cũng có tin người dân chống đối lại các cơ quan nhà nước, và chống đối một cách mạnh mẽ, có cả đổ máu. Theo Đài thì hiện tượng này do đâu mà có và hậu quả của nó sẽ như thế nào?
Đáp:
Thưa ông Nguyễm Mỹ, vâng đây đúng là một hiện tượng rất đáng quan tâm.
Không cần phải giải thích dài giòng, ông Mỹ cũng biết nguyên do là vì
tình trạng bất công, thối nát, vô luật pháp của chính những thành phần
chủ chốt trong guồng máy cai trị, hoặc do tay chân, bộ hạ của thành phần
này gây ra. Còn về hậu quả, chắc chắn là dân chúng ngày càng căm phẫn
trước những bất công, thối nát, và sẵng sàng vượt lên sự sợ hãi thường
tình để thực hiện các hành vi chống đối bằng bạo lực, như đã thể hiện
trong các vụ Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết vừa qua. Nói khác đi tình
trạng bất công, thối nát, vô luật pháp của các quan chức Đảng đã tạo ra
một tầng lớp “thế lực thù địch”, phát xuất từ những người dân bình
thường, và sẵn sàng đối đầu trực diện với Đảng, kể cả đối đầu bằng những
phương thức bạo động, như mọi người đã từng chứng kiến!
Ông Đoàn Chính (Nghệ An): Đọc
báo tôi thấy ngày 14 tháng 11 Quốc Hội thông báo sẽ không thảo luận về
bản dự thảo Hiến Pháp ở hội trường nữa mà các đại biểu Quốc Hội chỉ góp ý
vào bản dự thảo và ghi phiếu xin ý kiến. Đài ĐLSN có biết tại sao lại
có sự thay đổi này?
Đáp:
Thưa Ông Đoàn Chính, theo ghi nhận của chúng tôi, sau một số cuộc thảo
luận công khai, qua đó, một số đại biểu quốc hội đã nêu lên nhiều ý kiến
“trái chiều” với Đảng khiến Đảng lo sợ, vừa không thể kiểm soát được
nội bộ, vừa tạo điều kiện cho những “phần tử xấu lợi dụng” - nói theo
cách nói của ông Nguyễn Phú Trọng. Chính vì các lo ngại như vậy nên Đảng
đã quyết định không hội họp thảo luận nữa, mà chỉ lấy ý kiến trên giấy
mà thôi. Nhưng chính cái quyết định này đã cho thấy sự run sợ của Đảng
trước phản ứng của nhân dân, kể cả những cán bộ, đảng viên đang trong
guồng máy cai trị của đảng, như một số các đại biểu quốc hội hiện nay.
Cô Trần Thị Thu (Cần Thơ): Đọc
tin về nước Mỹ, cháu thấy vụ ObamaCare đang được được dân Mỹ bàn cãi
tưng bừng, kẻ binh, người chống. Xin Đài giải thích giùm cho cháu biết
sự việc này ra sao? Và nó có ảnh hưởng gì đến những người Việt sinh sống
tại Mỹ không?
Đáp:
Thưa cô Thu, đây là một sự kiện khá phức tạp, rắc rối mà trong phần trả
lời thư tín ngắn ngủi này, chúng tôi không thể giải thích tường tận như
cô yêu cầu. Trong những ngày tới, Đài sẽ có phần tường trình đặc biệt
về “Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền” (Affordable Care Act) tức Obamacare mà cô hỏi. Xin mời cô Thu và quý thính giả đón nghe./.
No comments:
Post a Comment