Chủ Nhật, ngày 10.11.2013
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi
chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với
các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng
máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do
Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Dian
Thưa quí thính giả, quí vị đảng viên cộng sản lâu năm và các bạn công an, bộ đội,
Chuyên mục này tuần trước chúng ta đã dừng lại ở nhận định: giới lãnh
đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là những kẻ không có khả năng quan tâm hơn
tới an sinh, hạnh phúc của nhân dân.
Có hai lý do chính đưa đến nhận định trên. Thứ nhất, Đảng Cộng sản
Việt Nam chỉ có truyền thống thay đổi hay cải cách khi nó cần củng cố,
duy trì quyền thống trị của chúng. Thứ hai, cơ chế chính trị hiện nay
không phải là cơ chế có thể buộc những kẻ lãnh đạo phải có trách nhiệm
với dân chúng.
Về lý do thứ nhất. Chúng ta hãy trở lại thời kỳ trước khi xảy ra cái
gọi là "đổi mới" để thấy rõ truyền thống cơ hội vị kỷ của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Đó là thời gian vào khoảng sau năm 1975 cho tới những năm cuối thập
niên 1980. Thời kỳ này có hai biến cố lớn: Đảng Cộng sản Việt Nam sau
khi tấn chiếm được Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam đã thực hiện chiến
dịch đánh phá kinh tế tư nhân, cướp bóc tài sản, công cụ sản xuất, nhà
xưởng của giới doanh nhân tư thương tại miền Nam và, biến cố thứ hai,
nguồn viện trợ nước ngoài cho Đảng Cộng sản Việt Nam bị cắt giảm đột
ngột do xung đột với Trung Quốc và khối Xã hội Chủ nghĩa tại Đông Âu và
Liên Xô cũng đang lâm khủng hoảng và đang biến đổi.
Hai biến cố đó đã đẩy Đảng Cộng sản Việt Nam lâm vào một cuộc khủng
hoảng sâu sắc, choáng váng sau cơn cuồng say chiến thắng người anh em
miền Nam.
Chúng ta hãy xem lại một vài con số:
Về việc cướp bóc và đánh đổ kinh tế tư nhân miền Nam, tài liệu mới
được bạch hóa gần đây của "Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh" đã viết:
"Kết quả đợt 1 (trong tháng 09 năm 1975): Về tiền mặt ta đã thu được
918.458.230 đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ kim; 61.121 đồng tiền miền
Bắc; một ngàn hai trăm (1.200) franc; 125 đồng tiền Thái;...; vàng:
7.691,3 lượng; hột xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97
hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái.
Các loại kho tàng ta thu được: 60.435 tấn phân;...; 644 ô tô; 2 cao
ốc; 136 máy điều hòa không khí;...; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng
30.000 con; 1 trại gà trị giá khoảng 800 triệu đồng;...; 19 công ty; 6
kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; vân vân.
Đợt 2 (tiến hành trong tháng 12 năm 1975): Tất cả thu được 288 cơ sở
gồm các nghành: công nghiệp: 64; nông nghiệp: 10; thương nghiệp: 82; và
132 các cơ sở, ngành khác. Nhà cửa, kho tàng gồm 715 cái với 5.566
buồng, diện tích sử dụng là 337.518 m2, trị giá tài sản là ba mươi mốt
triệu hai trăm chín mươi ba ngàn năm trăm năm mươi (31.293.550) đồng."
Đó chỉ là những con số mới được công khai, chưa bao gồm các con số
tịch thu, cướp bóc ồ ạt trong lần thứ 3 (năm 1978) và nhiều lần nhỏ lẻ
khác.
Nhưng, cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam đã tịch thu, cướp bóc được từ
kinh tế miền Nam nhiều như thế, đời sống của người dân miền Bắc và cả
nước vẫn bị lâm vào cảnh thiếu thốn hết sức khốn đốn.
Vào năm 1978, cả nước Việt Nam bị lâm vào cảnh đói triền miên. Ngay
tại Hà Nội, người dân chỉ mua được 4 kí-lô gạo mỗi tháng cho mỗi người
trên định lượng 13 kí-lô, phần còn lại phải ăn thay bằng khoai, mì hoặc
ngô. Còn người dân Sài Gòn lần đầu tiên, sau hàng trăm năm không bao giờ
thiếu gạo, đã phải ăn hạt bo bo thay cơm.
Tình hình gay cấn tới mức Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đánh một công điện chỉ thị cho các tỉnh nông nghiệp quanh Hà Nội phải
bằng mọi giá cung cấp gạo cho Hà Nội để đủ bán cho mỗi đầu người bằng
40% tiêu chuẩn định lượng. Họ ép các tỉnh phải thực hiện chỉ thị bằng
việc coi đó là "nhiệm vụ chính trị."
Theo các số liệu đã công khai, mỗi năm Trung Quốc viện trợ cho Đảng
Cộng sản Việt Nam khoảng 300 tới 400 triệu đô-la Mỹ. Tới năm 1977, nguồn
viện trợ này bị cắt đứt hoàn toàn.
Còn nguồn viện trợ từ khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu bị giảm còn một nửa.
Tất cả các chỉ số phát triển kinh tế khác như GDP, công nghiệp, xây
dựng, nhập khẩu, xuất khẩu, vân vân đều thoái triển, có chỉ số trở thành
âm.
Đó chính là tình cảnh trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận
"đổi mới", ngắn gọn là phải để cho nông dân được tự trồng cấy, chăn
nuôi, không bị buộc phải vào hợp tác xã và mọi người dân được dần trở
lại với quyền tự kinh doanh, buôn bán giống như hàng trăm năm trước đây.
Như vậy sự "đổi mới" hay cải cách của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất
chỉ là một hành động bức bách trước tình thế suy sụp, nhằm tự cứu thoát
trước tiên cho mạng sống chính trị của nó. Đó có thể gọi là truyền thống
hay là bản chất vụ lợi, vị kỷ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong khi đó, với cơ chế độc đảng, độc quyền quyền lực, thiếu vắng
đảng chính trị đối lập, không có các thiết chế kiểm soát độc lập, gây
sức ép tới quyền lực như báo chí tư nhân, hội đoàn tư nhân, biểu tình,
bãi công, như hiện nay, chúng ta sẽ không thể tưởng tượng được một đảng
cầm quyền có truyền thống vị kỷ, vụ lợi, tham lam như Đảng Cộng sản Việt
Nam lại sẽ có lúc trở thành một đảng biết quan tâm tới quyền lợi của
đất nước, biết lo lắng cho phúc lợi của nhân dân.
Dian và Tiến Văn kính chào tạm biệt quí vị, quí bạn và xin hẹn gặp lại vào giờ này tuần tới.
Tiến Văn
(10/11/2013)
No comments:
Post a Comment