Friday, November 22, 2013

Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và những thách đố đối với người Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 22.11.2013    
Sự kiện Việt Nam trở thành hội viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc không phải là điều ngạc nhiên, điều đáng nói là khi đã vào trong tổ chức này rồi, thì người dân Việt Nam sẽ chứng kiến được những gì xảy ra? Và chúng ta có thể làm gì để cải thiện nhân duyền tại Việt Nam. Kính mời quí thính giả theo dõi bài quan điểm của LLDTCNTQ về sự kiện này, qua giọng đọc của Hải Nguyên.
Kính thưa quí thính giả,
Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy mãi đến năm 2006 thì Hội Đòng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council) mới chính thức ra đời, mà tiền thân của nó là Ủy Ban Nhân Quyền LHQ (United Nations Commission on Human Rights), một bộ phân trong tổ chức LHQ đã có từ lâu, nhưng hoạt động đã không đem lại hiệu quả mong muốn.
Trong lịch sử văn minh nhân loại, trước khi có Hội Quốc Liên, mà nay là Liên Hiệp Quốc, thì vấn đề quyền của con người đã được nói đến trong lịch sử thời cổ đại cách đây hơn 4500 năm, trong vùng Lưỡng Hà mà ngày nay là Iraq. Thủ hiến vùng Mesomotania đã có luật bảo vệ ngưởi góa bụa, trẻ mổ côi và người nghèo khổ thời đó.
Trên đường phát triển của nhân loại, từ những bô tộc nhỏ bé, họ đã biết đoàn kết để sinh tồn. Yếu tổ để một bộ tộc tồn tại và phát triển là chấp nhận quyền lợi hỗ tương, nếu không biết chia sẻ và chấp nhận quyền lợi của nhau thì loài người đã tự diệt vong rồi. Từ khái niệm ấy ta nhận ra các qui luật tự nhiên của con người trong xã hội là được sống, được tôn trọng và được đối xử công bằng.
Khi các chủng tộc lớn mạnh, sự tranh giành đất đai xuất phát. Dân càng đông, nhu cầu càng cao, thì lòng tham càng lớn, dẫn tới những xung khắc dựa trên quyền lợi vật chất. Nhưng khi con người phát triển về kỹ thuật, về trí năng và các chủ nghĩa, thì sự xung đột đã biến tính, trở nên khốc liệt tàn bạo hơn; vượt ra khỏi ranh giới bộ tộc nhỏ bé, và lan rộng ra khắp mặt địa cầu. Các hình thức người nô lệ người, người bóc lột người, nước lớn lấn áp nước nhỏ, kẻ mạnh hiếp đáp người yếu mỗi lúc mỗi phổ thông hơn. Từ đó vấn đề quyền bình đẳng trong xã hội trở thành nhu cầu quan trọng.
Nhưng nhân loại phải chờ đến năm 1689 mới có luật nhân quyền tức là "The English Bill of Rights" xuất hiện tại Anh Quốc, có thể nói đó là một khế ước dân sự quan trọng đầu tiên trên thế giới, nó được tham khảo để đúng 100 năm sau, năm 1789 mới có 10 Tu Chính Án gọi chung là "The United States Bill of Rights" đưa vào Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Sự xung đột trên thế giới mỗi ngày mỗi khốc liệt, Thế Chiến Thứ Nhất 1914-1918 đã giết chết gần 20 triệu người. Thế Chiến Thứ Hai 1939-1945 đã làm cho hơn 80 triệu người vong mạng. Bên cạnh đó còn có trên 100 triệu sinh mạng đã bị Phong Trào Cộng Sản giết từ năm 1917. Những thảm họa đó đòi hỏi cộng đồng nhân loại phải có một tổ chức làm trung gian hòa giải các vụ xung đột, hay ngăn chận, hoặc trừng phạt những cá nhân, tổ chức hay quốc gia gây ra những thảm họa như tr6n. Cơ quan đó là Liên Hiệp Quốc, và một văn kiện được thề giới hoan nghênh là bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền "The Universal Declaration of Human Rights" ra đời ngày 10 tháng 12 năm 1948, tiếp theo là những Công Uớc xác định rõ hơn về các quyền của con người trong xã hội.
Để áp dụng nghiêm chỉnh Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và các Công Ước đã được các quốc gia phê chuẩn, một cơ cấu mới ra đời ngày 15 tháng 3 năm 2006, đó là Hội Đòng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, với 47 thành viên như hiện nay, trong ấy có Việt Nam.
Là người Việt Nam, chúng ta trông đợi gì vào Hội Đồng này, khi nhiều hội viên là những nước có thành tích đàn áp nhân quyền nghiêm trọng, như Trung Cộng, Nga Sô, Cuba, Algerie, Ả Rập xê út....trong ấy có Việt Nam?
Sự kiện Việt Nam được vào Hội Đồng Nhân Quyền có người vui, có người buồn, có người thất vọng, và cũng có người bất cần. Nhưng trên thực tế, CSVN đã và đang vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng, nhưng nhờ vào những kinh nghiệm học hỏi tích lũy được trong gần một thế kỷ từ phong trào cộng sản quốc tế, cộng với bản chất dối trá, tàn ác, lại khéo che đậy, nên chắc hắn trong những ngày tháng tới sẽ có nhiều nạn nhân bị khủng bố, đàn áp một cách tinh vi, mà vẫn không bị thế giới lên án. Đây là một thách đố đối với đồng bào trong nước cũng như hải ngoại, nhất là những tôn giáo, những tổ chức đấu tranh, những nhà trí thức cần có những phương án cụ thể hữu hiệu để phơi bày cho thế giới thấy bản chất lừa dối của CSVN trong mặt trân nhân quyền.
Để cụ thể hóa, chúng tôi đề nghị, từ cá nhân đến tổ chức hãy tiếp nối việc phân phát bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và những Công Ước Việt Nam đã ký kết, mà nhiều bạn trẻ đã làm trong thời gian qua. Đồng thời tổ chức các buổi thuyết trình học hỏi công khai về những văn kiện này; sử dụng các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, cùng tất cả những gì có được để phổ biến sâu rộng cho mọi tầng lớp quần chúng biết đến tài liệu này.
Tiếp theo là thu thập chứng cớ vi phạm nhân quyền do CSVN gây ra bằng hình ảnh, âm thanh, chứng từ, và phổ biến những những chứng cớ này cho thế giới biết.
Chắc chắn những ai thực hiện các công việc trên đây, sẽ gặp muôn vàn khó khắn thử thách, nhưng đây là con đường chúng ta phải chấp nhận để cho nhân quyền người Việt Nam được tôn trọng và tương lai dân tộc được vinh quang.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ

No comments:

Post a Comment