Ông Phạm Chí Dũng được tạm tha
Sau 4 tháng bị tạm giam vì viết nhiều bài cho Tạp Chí Phía Trước ở hải ngoại, được biết ông Phạm Chí Dũng đã được cho về nhà tối 22/11 vừa qua., nguyên nhân bị bắt vì có bài viết về Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng do vậy mà bị công an Sài gòn bắt giam,
với bút hiệu Thường Sơn ông đã bày tỏ quan điểm như sau” một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng nhưng có vẻ ổn định và đỡ tốn xương máu, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ sự bùng nổ.”.Hiện nay, ông Dũng vẫn tiếp tục bị điều tra, nhưng việc quy tội hình sự đã được giảm nhẹ từ Điều 79 ban đầu (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) sang Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước).Cũng được biết ông Phạm Chí Dũng là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy SàiGòn Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới ở Paris, ông Dũng từng là cán bộ an ninh được điều sang làm việc cho chính quyền Sài Gòn và nhiều năm làm việc cùng ông Trương Tấn Sang, vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng gây chấn động dư luận, nhất là khi nó diễn ra trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đang có sự tranh chấp trầm trọng chưa bao giờ xảy ra
VN ra lệnh không đóng dấu trên hộ chiếu Trung Cộng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói Chính phủ Việt Nam đã ra lệnh không đóng dấu vào hộ chiếu có đường lưỡi bò của Trung cộng Thay vào đó, ông Đam nói, Việt Nam cấp hộ chiếu rời để "một mặt vẫn tạo điều kiện cho công dân Trung Cộng làm việc hoặc du lịch, giao lưu với người dân Việt Nam; mặt khác thể hiện rõ chính kiến của Chính phủ Việt Nam," Được biết, Việt Nam và Philippines, hai nước có tranh chấp gay gắt nhất với Trung Cộng ở Biển Đông, đều từ chối đóng bất cứ dấu nào vào hộ chiếu mới của Trung Cộng. Một dân biểu Philippines nói hôm 29/11 rằng việc in đường 'lưỡi bò' vào hộ chiếu mà trong đó có cả các vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ lên hộ chiếu là điều "đáng khinh" và "nực cười". Ấn Độ phản ứng lại bằng cách dán visa có hai vùng lãnh thổ tranh chấp Arunachal Pradesh và Aksai Chin mà Trung Cộng cũng in trong hộ chiếu mới.
Trung Cộng tăng áp lực, đuổi tàu Việt khỏi vùng biển Đông
Tờ Trung Cộng Nhật báo, bản Anh ngữ, hôm Thứ Tư 28/11/2012 đưa tin cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam được lệnh lên tàu và khám xét các tàu bị coi là “xâm nhập bất hợp pháp” vào vùng biển thuộc thẩm quyền tỉnh này. Quyết định, có hiệu từ đầu Tháng Giêng 2013, đã được nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam thông qua hôm Thứ Ba 27/11/2012 cho quyền cảnh sát biên phòng leo lên tàu nước ngoài “xâm phạm bất hợp pháp vùng biển chủ quyền” hoặc ra lệnh cho những tàu đó “hoặc đổi hướng hoặc ngừng chạy”. Bản tin nói trên tường thuật thêm “Nếu tàu hoặc thuyền viên ngoại quốc vi phạm quy định, cảnh sát có quyền nắm quyền điều khiển tàu và các phương tiện liên lạc. Quyết định còn nhấn mạnh cảnh sát biên phòng còn tăng cường tuần tra các vùng biển thuộc thành phố Tam Sa và phối hợp hoạt động với các hoạt động tuần tiễu thường xuyên trên biển Nam Hải để bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển.” Rõ ràng, quyết định nói trên nhắm phần lớn vào tàu thuyền Việt Nam rồi tới Philippines. Quyết định của tỉnh Hải Nam được lệnh thi hành diễn ra sau khi Việt Nam, Philippines phản ứng lại hộ chiếu in hình bản đồ Trung Cộng có vẽ 9 đoạn “chủ quyền” chiếm 80% Biển Đông, hình “Lưỡi Bò” nuốt trọn những khu vực đang tranh chấp với Việt Nam và Philippines. Hành động này chứng tỏ dù Bắc Kinh thay đổi lãnh tụ nào thì cái chủ trương bá quyền bành trướng của họ không có gì thay đổi. Về mặt tuyên truyền thì ngoại giao của họ nói giọng hòa hoãn, không muốn gia tăng căng thẳng với các nước chung quanh. Nhưng trong thực tế vẫn tiếp tục các hành động lấn tới, đẩy thêm áp lực.
'Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói' vượt mức 100,000 chữ ký
Tính đến ngày 28 Tháng Mười Một, “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” đã có hơn 113,000 chữ ký, vượt qua mức 100,000 mà ban vận động muốn đạt được.
“Với sự tham gia của gần 100 hội đoàn, cộng đồng, chính đảng và cơ quan truyền thông ở khắp nơi trên thế giới, đây không chỉ là một thành quả to lớn về số lượng chữ ký có được trong một thời gian ngắn, nhưng sự tham gia đông đảo này còn thể hiện cao độ tinh thần đoàn kết của người Việt Nam khắp nơi trong mục tiêu đấu tranh cho nhân quyền tại quê nhà,” bản thông cáo cho biết.
Thông cáo cho biết tiếp: “Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả là trong số lượng hơn 113,000 chữ ký này có gần 5,000 chữ ký từ Việt Nam, nơi mà bất cứ ai cũng có thể bị tù đày hoặc ít ra là bị gây khó khăn trong đời sống hàng này, nếu đơn lẻ đứng lên đòi hỏi những điều được ghi trong bản thỉnh nguyện thư.”
“Sự kiện này mang một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, vì đây là lần đầu tiên một tập thể đông đảo như vậy của người dân trong nước đã công khai lên tiếng về vấn đề nhân quyền,” theo bản thông báo.
“Chúng ta đạt được thành quả này là nhờ tinh thần đấu tranh chống độc tài áp bức luôn luôn tiềm tàng trong mỗi người Việt Nam và đã cùng thể hiện tinh thần đó bằng chữ ký của mình khi chiến dịch 'Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói' được phát động qua sự quảng bá, vận động nhiệt tình của các hội đoàn từ khắp năm châu, đặc biệt từ Việt Nam,” bản thông báo viết. “Bên cạnh đó, sự hăng say đóng góp của các tình nguyện viên, đặc biệt là các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới trong những cuộc xuống đường lấy chữ ký, bất kể những trở ngại của thời tiết, cũng góp phần quan trọng cho thành quả của chiến dịch.”
Theo bản thông báo, vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền, 10 Tháng Mười Hai, sắp tới, với sự hậu thuẫn của hơn 100,000 chữ ký này, ban vận động sẽ phối hợp tổ chức một cuộc tuyệt thực 24 giờ trước tòa đại sứ CSVN ở Washington, DC, để phản đối sự chà đạp nhân quyền trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam, đồng thời cảnh báo dư luận thế giới về tình trạng tự do, nhân quyền và dân chủ bị triệt tiêu tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment