Saturday, November 24, 2012

KINH TẾ VIỆT NAM BÊN BỜ VỰC THẲM

Thứ Ba ngày 20.11.2012     
Sau hàng loạt những tin tức không vui đến với nền kinh tế Việt Nam, người dân muốn biết thực chất cái hệ thống "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đang đưa nền kinh tế tiến lên hay đang đứng bên bờ vực thẳm. Mời quý thính giả nghe bài quan điểm của LLDTCNTQ qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trinh hôm nay.
Người dân từ Miền Bắc đã bị bưng bít và lường gạt suốt hơn 20 năm từ khi chia đôi đất nước năm 1954. Họ đã chóang ngộp sau biến cố 1975, khi chứng kiến một Miền Nam giàu có phồn thịnh. Khi đất nước thống nhất, thay vì nương theo sự phấn khởi của toàn dân mà đẩy mạnh công cuộc canh tân xứ sở, tạo cho người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, thì CSVN vốn bản chất dối trá, tham lam, ích kỷ, kiêu ngạo nhưng ngu dốt và tàn bạo, chỉ biết phá hoại và vơ vét của cải của người dân Miền Nam, tạo ra một xã hội đầy hận thù, chia rẽ, nghèo đói, bất đông, thối nát.
Khi thế giởi đã chuyển mình, lý thuyết kinh tế tập trung của CS đã hoàn toan vô dụng, các nước CS càng ngày càng nghèo đói, tụt hậu so với thế giới tự do mỗi lúc mỗi phồn thịnh hơn. Đầu năm 1979 Đặng Tiểu Bình sang thăm Hoa Kỳ mới sáng mắt, tỉnh ngộ vội chuyển hướng mở cửa ra thế giới bên ngoài. Tiêp theo sự sụp đổ dây chuyền của toàn khối Sô Viết và Đông Âu khi họ sớm nhận ra con đường dân chủ tự do mới là chính lộ dẫn đến một nền kinh tế phát triển vững mạnh.
Việt Nam trong những năm bao cấp, người dân đói nghèo, thiếu ăn đến hồi kiệt quệ thê thảm ngay trên những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ của quê hương mình. Người dân đã không thể vùng dậy thoát ra được, vì quyền lực nằm trong tay đảng CS, lãnh đạo bởi một nhóm người mang bệnh hoang tưởng, cai trị bằng nhà tù và họng súng. Khi Trung Cộng chuyển mình, CSVN mới dò dẫm học theo, cóp nhặt toàn bộ những gì quan thày dạy cho. Thế là cái hệ thống 'kinh tế chỉ huy' được thay thế nửa vời bằng 'kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa' què quặt như ngày nay.
Sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới từ năm 1986, thời gian dư đủ để làm cho quốc gia nên phồn thịnh như Nam Hàn, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản.... thì Việt Nam càng ngày càng tụt lùi; lợi tức đầu người của Việt Nam năm 2011 là 1,411 Dolar mỗi năm, hay 117 Dolar mỗi tháng, so với 9,500 Dollar của Thái Lan, 32,100 dollar của người Nam Hàn, 35,500 Dollar của Nhật Bản. Vậy nguyên do nào đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam không thể tiến lên được?
Nguyên nhân chính làm cho đất nước chậm phát triển là do thể chế chính tri độc tài, độc đảng đã kềm hãm, ngăn chận sự đóng góp tài năng của quần chúng. Một tập đoàn lãnh đạo thiếu khả năng, nhưng vô cùng kiêu ngạo, lại rất tàn bạo, độc ác, tham lam, dối trá lường gạt và che đậy sự xấu xa. Hậu quả tất nhiên là tham những, lạm quyền, bè phái từ trên xuống dưới. Cái Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng CSVN vừa qua đã bộc lộ rõ tính chất gian trá lừa lọc của bè lũ bán nước hại dân,vì tranh giành quyền lực và chia chác tài nguyên quốc gia không đồng đều, nên cần hội họp để thỏa hiệp với nhau. Phần thua thiệt vẫn chỉ là người dân.
Những hình ảnh nghẹn ngào, mếu máo trước ống kính của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, ấp úng và lấp liếm của Trương Tấn Sang, hoặc nhận lỗi, tự kiểm trước Quốc Hội bù nhìn của Nguyễn Tấn Dũng, đều chỉ là trò khỉ để che đậy thực chất đen tối bên trong của tập đoàn lãnh đạo CS chóp bu.
Từ thể chế độc tài độc đảng phe nhóm chia nhau nắm giữ tất cả các nguồn tài nguyên quốc gia, nắm giữ tất cả các công ty quốc doanh then chốt của đất nước, nhưng không có khả năng quản trị, lại tham lam bòn rút làm thua lỗ nhiều tỷ mỹ kim là xương máu của người dân. Trong khi hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân phải phá sản.
Thượng tầng tham nhũng, dĩ nhiên phải cho hạ tầng chia sớt lợi nhuận, nên khắp nước đua nhau làm dự án, các dự án chính là lỗ hà lỗ hổng để tiền thuế của người dân chảy vào túi tham của các đảng viên CS đang thao túng trên khắp nước.
Từ các dự án lớn nhỏ, các tổ chức tài chánh và kế hoạch kinh doanh thiếu minh bạch dẫn đến hậu quả nợ xấu của các ngân hàng thương mại có thể đã lên đến 20% tổng sản lượng quốc gia hay cao hơn nữa. Theo nhiều nguồn tin thì nhà cầm quyền CSVN dự trù ngân hàng nhà nước sẽ mua lại các khoản nợ xấu này. Câu hỏi là nhà nước lấy đâu ra 25 tỷ đôla Mỹ để mua số nợ không thể đòi hay khó đòi này?
Xem chừng chỉ có 2 giải pháp, một là lấy tiền thuế của người dân để mua các khoản nợ xấu, hai là bán đứng VN cho Trung Cộng. Giải pháp thứ nhất sẽ làm kinh tế sụp đổ, còn giải pháp thư hai rất khả thi với một tập đoàn đã bán linh hồn cho kẻ thù phương Bắc. Trong thực tế, Trung Cộng đã khống chế nền kinh tế VN từ nhiều năm qua.
Trước viễn ảnh đen tối này, là người Việt Nam yêu tổ quốc, muốn đất nước độc lập tự chủ, công việc hàng đầu chúng ta phải làm là dẹp bỏ chế độ độc tài đảng trị, "ác với dân và hèn với giặc" đang thống trị trên quê hương. Chỉ khi nào đạt được mục tiêu này thì dân tộc Việt mới có cơ hội thực sự để vươn lên trong cộng đồng thế giới văn minh, tiến bộ./.

No comments:

Post a Comment