Thứ Ba ngày 06.11.2012
Liên tục chương trình, mời quý thính giả theo dõi “Câu Chuyện Những Người Màn Trời Chiếu Đất Ở Hà Nội” của Hoàng Phúc, do Việt Trung thực hiện, qua giọng đọc của Hải Nguyên.
Hà Nội những ngày vào Đông, thành phố bắt đầu ngập lụt sau những trận mưa. Người có nhà có cửa đàng hoàng cũng phải nhăn mặt vì những trận ngập hôi hám, người lang thang cơ nhỡ thì nếm đúng nỗi thống khổ của kẻ không nhà. Nhưng, có những người từng có nhà có cửa đầy đủ vẫn phải nếm nối đau khổ của kẻ không nhà. Họ là những người dân oan đã màn trời chiếu đất suốt hai mươi mấy năm nay trên đất nước. Họ cũng là những người màn trời chiếu đất ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng suốt ba năm nay.
Chị Ngọc, một dân oan bị mất đất bởi những quan tham cộng sản địa phương kẻ với chúng tôi rằng nhiều bữa chị phải thức trắng đêm vì mưa lạnh và đói, chị nói rằng Hà Nội lịch lãm là vậy nhưng cũng đói là vậy. Cái đói xanh xương của một người không nhà, của một người không có cái ăn, của một người không có chỗ ngủ và có thể bị ai đó bốc ra bãi rác trong lúc mình đang say ngủ đã ngấm vào chị trên từng thớ thịt và màu da xanh xao của chị.
(Âm thanh 1)
Gần gốc cây chị Ngọc tá túc là một nhóm chừng bảy mươi đến một trăm người với đầy đủ băng rôn biểu ngữ cùng nhiều tấm bảng ghi tên tuổi, quê quán của những tên quan tham cộng sản đã làm cho gia đình họ điêu đứng, đã làm cho họ suốt hai mươi mấy năm nay vác đơn từ đơn vị xã, phường, nộp đơn, chờ đợi, rồi lại lên cấp tỉnh rồi cấp huyện, cuối cùng là thủ đô để nộp đơn đến cơ quan cấp trung ương... Và rồi lại chờ đợi, vô vọng!
Những người này là ai? Họ là những cán bộ cộng sản từng một thời cơm đùm cơm gói lên chiến khu, nghe theo tiếng gọi của ông Hồ Chí Minh, nghe theo tiếng gọi của đảng để rồi đến khi hai miền Nam Bắc đã hoàn toàn nhuộm màu cộng sản thì đó cũng là lúc cái vỏ chanh số phận của họ bị ném vào sọt rác một cách không thương tiếc bởi chính bàn tay những đồng đội cũ của họ.
[am thanh]
Ông Truyền đến từ Tuyên Quang với hàng chục cái huân chương, huy chương chiến công, kháng chiến đỏ cả ngực, với bộ quân phục người lính cộng sản năm nào, bây giờ ông vẫn đang chiến đấu. Nhưng không phải là chiến đấu lại những quân thù như ông từng được tuyên truyền mà là chiến đấu để đánh lại những kẻ đã lừa dối ông, trù dập và ám hại ông ra thân cơ nhỡ.
Câu chuyện oan khiên của ông Truyền cùng những người lính già trong vườn hoa Mai Xuân Thưởng, một vườn hoa nằm cách phủ chủ tịch nước chưa đầy ba trăm mét, cách văn phòng thủ tướng chưa đầy một trăm mét, cách lăng ông Hồ Chí Minh chưa đầy năm trăm mét. Không biết ông chủ tịch nước đồng thời cũng là đồng đội cũ của những người lính kia có khi nào nhìn thấy họ sống lay lắc, khổ sở chăng? Không biết ông thủ tướng cũng là một đảng viên cộng sản, cũng từng rúc rừng, cũng từng chịu muỗi chích có nghe thấu tiếng kêu của những đàn anh đồng đội cũ hay không?
Và không biết ông Hồ, kẻ đã từng thả những lời đường mật, đã từng rơi nhiều nước mắt mỗi khi nói về độc lập tự do, cơm áo của dân tộc, cũng chính vì những lời đường mật của ông ta mà có không biết bao nhiêu xương máu đã đổ xuống cho sự nghiệp của ông cùng đảng cộng sản, giờ nằm trong lăng kia có nghe được nỗi khổ của những người từng bỏ một phần thân thể để làm nên cái gọi là thành quả cho ông ta? Hay là ông đang nằm cười khúc khích vì một lũ khờ khạo đã bị ông lừa mà không biết gì, bị lừa đến vậy mà vẫn chưa sáng mắt, vẫn còn vác đơn đi kiện? Kiện là kiện cái nỗi gì khi mà tao đã lừa cả dân tộc này đổ máu cho sự nghiệp của tao, sá gì một đám lính như bọn mày mà đi kiện?
(âm thanh 2)
Dường như những người dân thủ đô không có quyền thế, không phải toa rập, móc nối để tìm cho mình chỗ ngồi quyền lực, không có tham vọng bán đứng lãnh thổ dân tộc và không hứa hẹn đường mật với dân đen để rồi cướp bóc, trấn lột giữa ban ngày... lại nghe thấu nỗi khổ của đồng loại đang rên xiết ngoài công viên, nghe thấu nỗi oan và cái đói đang réo sung sục trong bụng hòa âm với tiếng mưa thủ đô nên họ đã không ngần ngại phiền toái, đụng độ với công an, đội mưa để mang vài gói mì tôm, vài hộp cơm đến tặng.
Đó là tấm lòng của những người dân, còn chính quyền, nhà nước thì sao? Ở địa phương thì bị cướp trắng tay, ra thủ đô thì bị xua đuổi như súc vật. Chị Ngọc kể:
(Âm thanh 3)
Ở một đất nước mà chỉ để bảo vệ môt cái xác vô nghĩa, nhà nước phải bỏ ra hàng trăm ngàn tỉ đồng từ tiền thuế, từ mồ hôi nước mắt của nhân dân, ở một đất nước mà hàng ngày, câu chuyện tham nhũng, bất lương của các quan chức trở nên không còn xa lạ, thâm chí nhàm chán, ở một đất nước mà nhân dân bị oan ức, tìm đến cơ quan lãnh đạo cao nhất của chế độ, của nhà nước để kêu oan thì lại bị xua đuổi như những con vật. Vậy, đất nước đó có còn là đất nước của con người, thể chế chính trị của đất nước đó có còn là thể chế chính trị của con người?
Hoàng Phúc
No comments:
Post a Comment