Thứ Tư ngày 07.11.2012
Nếu hình thức bầu cử là một tiêu chuẩn để phân định thể chế chính trị thì rõ ràng cuộc bầu cử ngày 6 tháng 11 tại Hoa Kỳ và Đại Hội 18 của Đảng CSTQ đã nêu bật sự khác biệt giữa thể chế dân chủ và thể chế độc tài. Hậu quả của sự khác biệt này là gì? ... Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài Quan Điểm của LLDTCNTQ với tựa đề: “Bầu Cử - Dân Chủ Và Độc Tài” qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thứ Ba, ngày 6 tháng 11, dân chúng Hoa Kỳ đi bầu Tổng thống cho nhiệm kỳ 4 năm, từ 2013 -2016. Theo Hiến Pháp liên bang Hoa Kỳ, được áp dụng dọc xuống các tiểu bang, quận hạt, thành phố, các chức vụ dân cử, từ nghị viên hội đồng thành phố, đến dân biểu tiểu bang, dân biểu và thượng nghị sĩ liên bang, dù nhiệm kỳ có thể dài ngắn khác nhau, đều được bầu vào ngày Thứ Ba đầu tháng 11 và chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm sau. Thời gian hơn hai tháng từ khi được bầu đến khi nhậm chức dành cho thủ tục bàn giao công việc. Đối với chức vụ Tổng thống Liên Bang và Thống đốc Tiểu Bang, đây là thời gian để thành lập chính phủ của nhiệm kỳ mới.
Cũng trong ngày 6 tháng 11 năm nay, ngòai việc bầu Tổng thống, dân chúng Hoa Kỳ còn bầu lại 33 trong số 100 TNS và tất cả 435 DB liên bang, cùng nhiều Thống đốc, hàng nghìn TNS, dân biểu các tiểu bang, và thị trưởng, nghị viên các thành phố, các công tố viên , giám sát viên, thành viên hội đồng quản trị các khu học chính trên tòan 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. Đâ cũng là dịp trưng cầu dân ý về những biện pháp có tính cách địa phương như tăng thuế, bỏ án tử hình, vv...
Cuộc bầu cử Tổng thống năm nay có phần sôi nổi và gây cấn vì sự khác biệt khá tương phản về chính sách giải quyết các vấn nạn căn bản của Hoa Kỳ giữa ông Obama, ứng cử viên đại diện đảng Dân Chủ và ông Romney, đảng Cộng Hòa. Các vấn nạn chính yếu mà Hoa Kỳ đang phải đương đầu là tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng, tổn phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng , nạn dân nhập cư bất hợp pháp ngày càng đông, chấp nhận hay phản đối việc phá thai và đồng tính luyến ái.
Các cơ quan truyền thông đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc bầu cử này. Trong giai đọan tranh cử, kéo dài hàng năm trước ngày bầu cử, báo chí, đài phát thanh, truyền hình là phương tiện để dân chúng tìm hiểu đường lối, lập trường của các UCV. Cũng chính các phóng viên kỳ cựu là người điều hợp các buổi tranh luận giữa các UCV Tổng thống. Trong ngày bầu cử, như hôm Thứ Ba, 6 tháng 11, hầu như tất cả các cơ quan truyền thông đều dành trọn thời giờ để loan tải tin tức bầu cử, tường trình diễn biễn liên tục từng giây từng phút.
Trong khi thế giới đang chú mục theo dõi cuộc bầu cử TT tại Hoa Kỳ thì nhân dân Trung Hoa cũng đang sắp sửa có thành phần lãnh đạo mới. Thế nhưng nếu TT Hoa Kỳ do dân chúng nô nức xếp hàng tại các phòng phiếu để bầu chọn thì nhân dân Trung Hoa chỉ đóng vai trò của những "khán giả", thụ động chờ đợi quyết định của Đảng CSTQ qua Đại Hội thứ 18 sẽ khai diễn tại Bắc Kinh ngày 8 tháng 11. Thêm vào đó, nếu các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ được các cơ quan truyền thông loan báo rộng rãi thì trái lại ĐH của Đảng CSTQ hòan tòan được giữ bí mật.
Thật ra, nói rằng do Đảng CSTQ bầu thành phần lãnh đạo, nhưng dù Đảng có hơn 82 triệu đảng viên, số đại biểu tham dự Đại Hội 18 cũng chỉ vỏn vẹn 2270 người. Và ngay cả 2270 người này cũng không phải được tự do bầu chọn thành phần lành đạo. Danh sách 9 nhân vật trong Thường vụ Bộ Chính Trị đảng CSTQ, những người sẽ chia nhau nắm giữ các chức vụ chủ chốt, như Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước, Thủ tướng, các phó Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội, vv.. , đã được chọn lựa từ nhiều tháng truớc. Tập Cận Bình, người sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào trong chức vụ Chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch nước, và có thể cả chức vụ Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, hầu như đã được chọn từ nhiều năm trước. Chính vì vậy, mặc dù báo chí trong nước thì nín khe, nhưng giới truyền thông quốc tế đã loan tải khá đày đủ tên và chức vụ và đặc tính những nhân vật chóp bu sẽ nắm giữ vận mạng của 1 tỷ rưỡi dân Tàu trong 10 năm tới!
Nếu hình thức bầu cử là một tiêu chuẩn để phân định thể chế chính trị thì rõ ràng cuộc bầu cử ngày 6 tháng 11 tại Hoa Kỳ và Đại Hội 18 của Đảng CSTQ đã nêu bật sự khác biệt giữa thể chế dân chủ và thể chế độc tài. Hậu quả của sự khác biệt này là gì?
Đó là chế độ Cộng sản Trung Quốc không khác gì nhà Mãn Thanh trong đó hoàng đế nắm quyền tuyệt đối, cai trị không cần luật, mở miệng là nhân danh "ý trời". Nói cách khác, sau khi Trung Hoa thóat khỏi chế độ phong kiến đã tròm trèm 100 năm, nhưng đảng Cộng sản vẫn từ chối không chấp nhận một thể chế dân chủ, vẫn ngồi lên trên pháp luật và gây thảm họa cho xã hội và chà đạp quyền công dân.
Tiếc thay, tại VN, đảng CS cũng rập theo khuôn mẫu của đàn anh Trung Cộng. Thành phần lãnh đạo đất nước cũng do sự sắp xếp, chia chác quyền lợi giữa các phe nhóm trong Đảng CSVN. Hậu quả là đất nước ngày càng lụn bại, suy vong mọi mặt.
Dân tộc Việt Nam, cũng như dân tộc Trung Hoa không thể nào chấp nhận tình trạng lạc hậu, thóai hóa này./.
No comments:
Post a Comment