Saturday, November 10, 2012

Tin tức thứ Sáu, ngày 09.11.2012

Trẻ em Thanh Hóa đổ xô ra biển mò cua kiếm sống

Đổ ra bãi biển mò cua bán lấy tiền là việc mỗi ngày của hàng trăm cư dân vùng Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa những ngày qua. Đặc biệt trong thời gian cua sinh sản hiện nay, trẻ em cũng bắt được hàng đống cua con mới nở. Mỗi ngày, hàng trăm gia đình rủ nhau ra biển, từ người già đến trẻ em. Mỗi người chỉ cần một thùng xốp, một cái chậu, cây vợt tre là đủ để "săn" cua. Họ thường nhúng mình dưới mực nước biển cao ngang bụng trong khoảng 5 tiếng đồng hồ.
Đây là thời gian đủ để vớt bán một lượng cua, thu được khoảng 300,000 đồng. Ông Lê Văn Tiến, cư dân xã Hải Lộc cho biết, có những gia đình có thể kiếm được vài triệu đồng trong một ngày lặn lội mò cua. Với những người dân nghèo, đó là số tiền quá lớn. Theo nhiều cư dân Hậu Lộc, thị trường cua biển ở tỉnh Thanh Hóa rất sôi động. Thương buôn thường chờ sẵn trên bờ trong khi người săn cua còn lặn hụp dưới biển. Mùa săn cua biển mỗi năm bắt đầu từ tháng 8 cho đến tháng 11 âm lịch.

VN không còn phản đối việc xây đập của Lào.

Vào ngày 7 tháng 11 chính phủ Lào khởi công xây đập thủy điện Xayaburi với số vốn là 3.5 tỷ đôla. Việt Nam đã không phản đối việc xây đập như lần trước với lý do cho rằng chính phủ Lào đã điều chỉnh thiết kế dự án để loại bỏ ảnh hưởng khu vực hạ nguồn. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Lào, ông Viraphonh Virawong đã trấn an dư luận rằng công trình này sẽ không gây ra ảnh hưởng đến môi trường.Cũng cần nhắc lại hồi năm ngoái, Việt Nam và Campuchia đã ký thỏa thuận hoãn bất kỳ công trình đập nào trên sống Mekong ít nhất là 10 năm. Hai nước này đã bày tỏ quan ngại rằng đập Xayaburi sẽ giết chết cá và ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu người dân bên bờ Mekong, vốn trải dài từ Trung Cộng đến Biển Nam, ông Viraphonh nói việc sửa đổi thiết kế, khiến công trình tốn kém hơn 100 triệu đôla sẽ giúp cải thiện quan ngại về việc cá di cư và dòng chảy phù sa, chúng tôi cảm nhận được là Việt Nam và Campuchia nay hiểu rằng chúng tôi đã giải quyết những quan ngại này." Xayaburi được một công ty Thái Lan đầu tư xây dựng và gần như toàn bộ lượng điện sản xuất ra sẽ được bán lại cho quốc gia này.Như chúng ta được biết Lào là nước nghèo nhất khu vực Đông Nam Á và hiện đang phải phụ thuộc vào việc sản xuất điện từ các dòng sống để bán cho các nước láng giềng

Hy Lạp sợ sẽ cạn tiền trong tháng này.

Thứ Tư ngày 7 tháng 11, khoảng 10 nghìn người đã tổ chức biểu tình ở quảng trường Syntagma, phía ngoài tòa nhà Nghị viện trong lòng thủ đô. Người biểu tình hô vang: "Hỡi người dân hãy đừng cúi đầu!" Cảnh sát chống bạo động đã được triển khai để bảo vệ tòa nhà Nghị viện và bắn hơi cay vào đám đông. Cuộc biểu tình bùng nổ sau khi chính phủ Hy Lạp chính thức thông qua gói cắt giảm mới được đưa ra. Tổng giá trị cắt giảm là 13,5 tỷ euro, bao gồm các khoản tăng thuế và cắt lương hưu trí. Thủ tướng Hy Lạp, ông Antonis Samaras cảnh báo trước buổi bỏ phiếu rằng nếu không có tiền cứu trợ, Hy Lạp sẽ hết tiền ngay trong tháng này và phải đối mặt với "thảm họa", như chúng ta đã biết gói cắt giảm mới cũng là gói cắt giảm thứ tư trong ba năm trở lại đây của Hy Lạp.

NGƯỜI TÂY TẠNG TỰ THIÊU ĐÚNG LÚC TRUNG CỘNG KHAI MẠC ĐẠI HỘI ĐẢNG.

Theo tin của các lãnh đạo Tây Tạng lưu vong, có ít nhất 6 người đã tự thiệu chống Bắc Kinh trong hai ngày qua. Tất cả 6 người này đều trẻ tuổi. Trong ngày thứ Năm hôm nay một thanh niên Tây Tạng 18 tuổi đã tự thiêu bên ngoài một tu viện ở tỉnh Thanh Hải. Cũng tại tỉnh này, một phụ nữ 23 tuổi đã qua đời sau khi tự thiêu vào ngày thứ Tư vừa qua. Tại quận Aba ở tỉnh Tứ Xuyên, 3 tăng sĩ 16 tuổi đã cùng tự thiêu với một người qua đời và hai người đang trong tình trạng nguy kịch ở bệnh viên. Trong cung ngày thứ Tư, một người Tây Tạng khác cũng đã tự thiêu tại Tứ Xuyên để phản đối chế độ đàn áp của Bắc Kinh đối với người Tây Tạng. Kể từ tháng Ba năm 2011, người Tây Tạng đã thường xuyên tự thiêu nhắm đánh động lương tâm thế giới trước chính sách tiêu diệt văn hóa mà Bắc Kinh đang áp dụng. Thế nhưng ngày thứ Tư và ngày thứ Năm hôm nay là lần đầu tiên có nhiều vụ tự t thiêu xảy ra cùng thời gian. Điều đó cho thấy làn sóng bất mãn đang dâng cao hơn thay vì lắng xuống theo ý muốn của Trung Cộng trước ngày diễn ra đại hội đảng.

No comments:

Post a Comment