Sunday, June 24, 2012

Thời Sự Trong Tuần thứ Bảy ngày 23.06.2012


HS: Mời qúy thính giả của đài ĐLSN theo dõi mục Thời Sự Trong Tuần với Tây Sơn sau đây.
Chào anh Tây Sơn, xin anh cho biết những sự kiện đáng ghi nhận trong tuần qua tại Việt Nam
TS: Kính chào thính giả của đài ĐLSN và anh Hải Sơn. Trong tuần qua chúng ta nghe nói đến chuyện dân oan tiếp tục khiếu kiện tại nhiều nơi nhưng đặc biệt nông dân Dương Nội đã cùng nhau mặc áo đỏ in dòng chữ Tôi Yêu Việt Nam và đằng sau lưng ghi những sai phạm của ủy ban nhân dân huyện Dương Nội khi đi khiếu kiện.

Lần đầu tiên chiến đấu cơ Su-27 của Việt Nam bay từ miền trung ra trinh sát vùng biển đảo Trường Sa khiến Trung Quốc lập tức lên tiếng phản đối. Trước đây sư đoàn Không Quân Tiêm Kích 370 cũng đã gửi chiến đấu cơ từ các sân bay tại miền nam đến tuần tiễu quần đảo Trường Sa. Khi bàn về chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, giới bình luận tại Trung Quốc cho rằng Việt Nam sẽ không cho tàu chiến Hoa Kỳ dùng hải cảng Cam Ranh vì sợ Washington tìm cách lật đổ chế độ cộng sản. Các nước trong khu vực cũng không muốn bị Hoa Kỳ lợi dụng để kiềm chế Trung Quốc vì sợ gây thiệt hại đến mức giao thương với Trung Quốc. Hôm thứ năm vừa qua quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển với tỉ số thuận 495/496 phiếu. Luật Biển sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2013 để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong nỗ lực chống nạn tham nhũng, đại sứ Anh Antony Stokes cho biết chính phủ Anh đang tài trợ các lớp báo chí tại Hà Nội cho dù hiểu rõ báo chí Việt Nam phải nghe theo lệnh khi tường thuật hoặc viết bài. Hiện nay nguồn thông tin nhanh chóng và trung thực tại địa phương phải nói đến các trang blog trên mạng. Cho dù nhà nước tìm cách ngăn chặn người dân đọc các trang blog này, nhưng thông tin trên mạng rất khó bưng bít. Có lẽ các bài viết do bloggers phổ biến trên mạng giúp ích nhiều trong nỗ lực chống tham nhũng và cường quyền. Một khi phóng viên không được bảo vệ khi hành nghề thì ít ai dám phơi bầy sự thật trên các báo đài của đảng và nhà nước.
HS: Anh Tây Sơn có ghi nhận gì thêm về phản ứng của người dân khi biết quốc hội thông qua Luật Biển minh định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ?
TS: Chắc đa số người dân đều phấn khởi nếu biết đến chuyện này. Tuy nhiên nhà nước cố tình bưng bít sự thật diễn ra ngay trong quốc hội. Luật Biển được quốc hội thông qua vào đúng ngày kỷ niệm 87 năm ngày Nhà Báo Việt Nam. Cả 700 tờ báo đảng và nhà nước không đăng tin này. Một vài tờ báo mạng của nhà nước lúc đầu ghi nhận sự kiện rất ngắn gọn, nhưng sau đó bỗng dưng im lìm. Thậm chí còn xóa phần thông tin trước đó. Người dân trong nước nếu đọc được các trang blog mới biết Luật Biển được quốc hội thông qua. Ngược lại, người Việt hải ngoại biết nhiều về những thông tin liên quan đến Luật Biển cùng các bài nhận định, phân tích về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như trong phần tin tức hôm nay, nhóm Nhật Ký Yêu Nước đã kêu gọi người dân tham gia cuộc xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn vào chủ nhật mùng 1 tháng 7 để ủng hộ Luật Biển và phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là cuộc xuống đường quan trọng và đầy ý nghĩa. Hy vọng bà con tham gia đông đảo. Nhà nước đang bị áp lực từ Trung Quốc, nhưng không biết kỳ này có nặng tay với người dân khi xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước giống như dân Phi Luật Tân hay không ?
HS: Xin anh cho biết tình hình thế giới trong tuần qua có gì đáng chú ý ?
TS: Cuộc thương thảo về vũ khí nguyên tử giữa Iran và các cường quốc khó đạt được kết quả. Tình hình tại Syria càng ngày trở nên căng thẳng và bế tắc. Chưa biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phản ứng ra sao sau khi một chiến đấu cơ bị quân đội Syria bắn rớt. Một số sĩ quan Syria đã tìm cách đào ngũ ra nước ngoài. Chính quyền Assad đổ thừa phiến quân chống chính quyền giết hại dân lành trong lúc Hoa Kỳ ngầm viện trợ vũ khí cho phe này. Trong cuộc trao đổi riêng tại hội nghị G20 ở Mexico, tổng thống Nga Putin không chấp nhận đề nghị của tổng thống Hoa Kỳ Obama về một giải pháp thay chế độ Assad để chấm dứt tình trạng đàn áp hiện nay tại Syria. Một chiếc tàu của Nga đã bị hải quân Anh chận lại trên đường đến Syria vì bị tình nghi chở vũ khí và trực thăng đến bán cho Syria. Trong khi đó tại vùng biển phía nam đảo Jeju của Nam Hàn, Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn đã tập trận chung bắn đạn thật trong 2 ngày lần đầu tiên cùng với hàng không mẫu hạm USS George Washington. Đây là kỳ tập trận lớn nhất từ trước tới nay đánh dấu 62 năm cuộc chiến tranh Triều Tiên. Cuộc tập trận giả sẽ giúp quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ phối hợp và chuẩn bị cách phản công khi bị Bắc Hàn xâm lăng. Tại Ai Cập, ủy ban tổ chức bầu cử tuyên bố sẽ hoãn công bố kết quả cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tuần trước cho đến chủ nhật tuần này. Một hội đồng thẩm phán đang duyệt xét khoảng 400 đơn tố cáo gian lận bầu cử từ cả 2 phía. Bên nào cũng công bố đắc cử. Phong trào Anh Em Hồi Giáo tiếp tục biểu tình rầm rộ phản đối quân đội tham quyền cố vị. Hoa Kỳ lo lắng tình hình chính trị tại Ai Cập sẽ trở nên phức tạp nếu cựu thủ tướng Ahmed Shafiq đắc cử.
HS: Vì thời gian có hạn, xin chấm dứt phần Thời Sự Trong Tuần nơi đây và hẹn gặp lại anh trong tuần tới.
Thời Sự Trong Tuần thứ Bảy ngày 23.06.2012
HS: Mời qúy thính giả của đài ĐLSN theo dõi mục Thời Sự Trong Tuần với Tây Sơn sau đây.
Chào anh Tây Sơn, xin anh cho biết những sự kiện đáng ghi nhận trong tuần qua tại Việt Nam

TS: Kính chào thính giả của đài ĐLSN và anh Hải Sơn. Trong tuần qua chúng ta nghe nói đến chuyện dân oan tiếp tục khiếu kiện tại nhiều nơi nhưng đặc biệt nông dân Dương Nội đã cùng nhau mặc áo đỏ in dòng chữ Tôi Yêu Việt Nam và đằng sau lưng ghi những sai phạm của ủy ban nhân dân huyện Dương Nội khi đi khiếu kiện. Lần đầu tiên chiến đấu cơ Su-27 của Việt Nam bay từ miền trung ra trinh sát vùng biển đảo Trường Sa khiến Trung Quốc lập tức lên tiếng phản đối. Trước đây sư đoàn Không Quân Tiêm Kích 370 cũng đã gửi chiến đấu cơ từ các sân bay tại miền nam đến tuần tiễu quần đảo Trường Sa. Khi bàn về chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, giới bình luận tại Trung Quốc cho rằng Việt Nam sẽ không cho tàu chiến Hoa Kỳ dùng hải cảng Cam Ranh vì sợ Washington tìm cách lật đổ chế độ cộng sản. Các nước trong khu vực cũng không muốn bị Hoa Kỳ lợi dụng để kiềm chế Trung Quốc vì sợ gây thiệt hại đến mức giao thương với Trung Quốc. Hôm thứ năm vừa qua quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển với tỉ số thuận 495/496 phiếu. Luật Biển sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2013 để  khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong nỗ lực chống nạn tham nhũng, đại sứ Anh Antony Stokes cho biết chính phủ Anh đang tài trợ các lớp báo chí tại Hà Nội cho dù hiểu rõ báo chí Việt Nam phải nghe theo lệnh khi tường thuật hoặc viết bài. Hiện nay nguồn thông tin nhanh chóng và trung thực tại địa phương phải nói đến các trang blog trên mạng. Cho dù nhà nước tìm cách ngăn chặn người dân đọc các trang blog này, nhưng thông tin trên mạng rất khó bưng bít. Có lẽ các bài viết do bloggers phổ biến trên mạng giúp ích nhiều trong nỗ lực chống tham nhũng và cường quyền. Một khi phóng viên không được bảo vệ khi hành nghề thì ít ai dám phơi bầy sự thật trên các báo đài của đảng và nhà nước.

HS: Anh Tây Sơn có ghi nhận gì thêm về phản ứng của người dân khi biết quốc hội thông qua Luật Biển minh định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ?
TS: Chắc đa số người dân đều phấn khởi nếu biết đến chuyện này. Tuy nhiên nhà nước cố tình bưng bít sự thật diễn ra ngay trong quốc hội. Luật Biển được quốc hội thông qua vào đúng ngày kỷ niệm 87 năm ngày Nhà Báo Việt Nam. Cả 700 tờ báo đảng và nhà nước không đăng tin này. Một vài tờ báo mạng của nhà nước lúc đầu ghi nhận sự kiện rất ngắn gọn, nhưng sau đó bỗng dưng im lìm. Thậm chí còn xóa phần thông tin trước đó. Người dân trong nước nếu đọc được các trang blog mới biết Luật Biển được quốc hội thông qua. Ngược lại, người Việt hải ngoại biết nhiều về những thông tin liên quan đến Luật Biển cùng các bài nhận định, phân tích về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như trong phần tin tức hôm nay,  nhóm Nhật Ký Yêu Nước đã kêu gọi người dân tham gia cuộc xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn vào chủ nhật mùng 1 tháng 7 để ủng hộ Luật Biển và phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là cuộc xuống đường quan trọng và đầy ý nghĩa. Hy vọng bà con tham gia đông đảo. Nhà nước đang bị áp lực từ Trung Quốc, nhưng không biết kỳ này có nặng tay với người dân khi xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước giống như dân Phi Luật Tân hay không ?
HS:  Xin anh cho biết tình hình thế giới trong tuần qua có gì đáng chú ý ?
TS: Cuộc thương thảo về vũ khí nguyên tử giữa Iran và các cường quốc khó đạt được kết quả. Tình hình tại Syria càng ngày trở nên căng thẳng và bế tắc. Chưa biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phản ứng ra sao sau khi một chiến đấu cơ bị quân đội Syria bắn rớt. Một số sĩ quan Syria đã tìm cách đào ngũ ra nước ngoài. Chính quyền Assad đổ thừa phiến quân chống chính quyền giết hại dân lành trong lúc Hoa Kỳ ngầm viện trợ vũ khí cho phe này. Trong cuộc trao đổi riêng tại hội nghị G20 ở Mexico, tổng thống Nga Putin không chấp nhận đề nghị của tổng thống Hoa Kỳ Obama về một giải pháp thay chế độ Assad để chấm dứt tình trạng đàn áp hiện nay tại Syria. Một chiếc tàu của Nga đã bị hải quân Anh chận lại trên đường đến Syria vì bị tình nghi chở vũ khí và trực thăng đến bán cho Syria. Trong khi đó tại vùng biển phía nam đảo Jeju của Nam Hàn, Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn đã tập trận chung bắn đạn thật trong 2 ngày lần đầu tiên cùng với hàng không mẫu hạm USS George Washington. Đây là kỳ tập trận lớn nhất từ trước tới nay đánh dấu 62 năm cuộc chiến tranh Triều Tiên. Cuộc tập trận giả sẽ giúp quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ phối hợp và chuẩn bị cách phản công khi bị Bắc Hàn xâm lăng. Tại Ai Cập, ủy ban tổ chức bầu cử tuyên bố sẽ hoãn công bố kết quả cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tuần trước cho đến chủ nhật tuần này. Một hội đồng thẩm phán đang duyệt xét khoảng 400 đơn tố cáo gian lận bầu cử từ cả 2 phía. Bên nào cũng công bố đắc cử. Phong trào Anh Em Hồi Giáo tiếp tục biểu tình rầm rộ phản đối quân đội tham quyền cố vị. Hoa Kỳ lo lắng tình hình chính trị tại Ai Cập sẽ trở nên phức tạp nếu cựu thủ tướng Ahmed Shafiq đắc cử.
HS: Vì thời gian có hạn, xin chấm dứt phần Thời Sự Trong Tuần nơi đây và hẹn gặp lại anh trong tuần tới.

No comments:

Post a Comment