Sunday, July 7, 2024

Việt Nam Tuần Qua: Chủ Nhật 07.07.2024.

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua

Bảo Trân:Thưa anh Hướng Dương và quý thính giả,việc đàn áp xuyên quốc gia của bạo quyền cs VN tiếp tục xảy ra khitheo lời đòi hỏi của VNcảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông Y Quynh Bdapvà sẽ cho dẫn độ về VN. Tình trạng nguy hiểm của ông này đã khiến quốc tế phải lên tiếng can thiệp.Xin anh cho biết rõ thêm về chuyện này.

Hướng Dương: Vâng,thưa chị và quý thính giả,các chuyên gia quốc tế vào hôm 4/7 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Việt Nam yêu cầu Thái Lan cho phép dẫn độ ông Y Quynh Bđap, theo thông cáo của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phát đi cùng ngày.

Cần biết là ông Y Quynh Bđap là một nhà hoạt động nhân quyền, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan. Các chuyên gia nhân quyền độc lập kêu gọi Thái Lan "từ chối dẫn độ ông Y Quynh Bđap hay bất kỳ yêu cầu nào khác nhằm buộc những người Thượng đang tìm kiếm sự bảo vệ ở nước này phải hồi hương”.

Ông Y Quynh đã sống ở Thái Lan từ năm 2018, nơi ông được Cao ủy Tỵ nạn của LHQ cấp quy chế tỵ nạn và đang chờ tái định cư sang một nước thứ ba. Ông đang bị giam giữ tại một nhà tù ở Bangkok và chờ ra hầu tòa về việc có bị dẫn độ về VN hay không.

Các chuyên gia kêu gọi chính quyền Thái Lan tôn trọng nghĩa vụ không trục xuất theo luật nhân quyền quốc tế, trong đó cấm đưa một người trở về quốc gia nơi họ có nguy cơ bị ngược đãi hoặc bị tra tấn, bị đối xử tàn ác, vô nhân đạo, bị ép phải mất tích, hoặc thậm chí bị mất mạng.

Các chuyên gia cũng hoan nghênh việc Thái Lan phê chuẩn công ước quốc tế về bảo vệ người dân khỏi bị cưỡng bức mất tích vào ngày 14/5 vừa qua, trong đó cấm đưa một người quay trở lại nơi họ có nguy cơ bị cưỡng bức mất tích.

Các chuyên gia cho rằng tổ chức phi chính phủ Người Thượng Vì Công lý đã bị bạo quyền Việt Nam liệt vào danh sách một tổ chức khủng bố một cách hàm hồ. Các chuyên gia cũng nêu lên mối lo ngại về việc một người Thượng đang bị giam giữ ở Việt Nam đã bị tra tấn đến chết vào tháng 3 năm nay.

Bảo Trân:Thưa anh Hướng Dương,mức độ an toàn của công dân VN được tổ chức quốc tế theo dõi đã cho biết tình trạng thực sự của người dân trong chế độc cs này như thế nào. Đây là vấn đề lớn về nhân quyền mà chúng ta cần quan tâm.Anh có thể cho biết sự việc này ra sao không, thưa anh.

Hướng dương:Vâng, thưa chịTổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền (HRMI) vừa công bố tường trình về các chỉ số nhân quyền năm  2024, theo đó đánh giá là người dân Việt Nam “không an toàn” trước nhà nước, trong khi các quyền tự do dân sự và tự do chính trị đang “ngày càng xấu đi”.

Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Tân Tây Lan, vào tháng trước đã công bố tường trình thường niên về tình trạng nhân quyền toàn cầu, thông qua các chỉ số kinh tế và xã hội. Theo đó báo cáo này xếp hạng hiệu suất của mỗi quốc gia bằng cách ấn định điểm số cho 3 tiêu chuẩn chính: phẩm chất cuộc sống, an toàn trước nhà nước và trao quyền.

Trong phần báo cáo về Việt Nam, tường trình cho rằng tình trạng nhân quyền của Việt Nam tiếp tục suy giảm trong năm 2023. Về hạng mục an toàn trước nhà nước, Việt Nam chỉ đạt 4.6 điểm trên 10, giảm so với điểm số 4.9 vào năm ngoái.

Theo tổ chức thì nhiều người ở Việt Nam “không an toàn” do có những vụ việc bị bắt giữ, tra tấn, ngược đãi, cưỡng bức mất tích, hành quyết hoặc giết người ngoài vòng pháp luật. Về mục này, dù thiếu dữ liệu để so sánh trong khu vực, song báo cáo cho rằng mức an toàn của người Việt Nam trước nhà nước “thấp hơn mức trung bình” so với các quốc gia khác mà các nhóm có nguy cơ bị vi phạm các quyền này cao nhất là những người ủng hộ nhân quyền, những người có niềm tin chính trị và các nhà báo.

Về hạng mục trao quyền, Việt Nam bị đánh giá rất tệ ở cả 4 chỉ số. Đó là nước này chỉ đạt 2.5 điểm về quyền hội họp và lập hội, 2.8 điểm về bày tỏ quan điểm, 2.7 điểm về tham gia chính quyền và 2.4 điểm về tôn giáo và tín ngưỡng.

Tường trình đánh giá là Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng nghĩa vụ trước mắt về các quyền kinh tế và xã hội.

Bảo Trân:Thưa anh Hướng Dương và quý thính giả, vấn đề VN xuất cảng thép qua Mỹ có những điều không minh bạchvà là mối đe dọa đáng kể đối với các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ.Chuyện này thực sự ra sao, thưa anh.

Hướng Dương: Vâng, thưa chị và quý thính giả, một nhóm nghị sĩ của Ủy ban Thép tại quốc hội Mỹ đã bày tỏ quan ngại của họ tới bộ trưởng Thương mại về việc bộ này xem xét đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nền kinh tế phi thị trường theo yêu cầu của VN.

Trong bức thư gửi Bộ trưởng Gina Raimondo, 37 thành viên của Ủy ban lưỡng đảng, đại diện cho các khu vực có các nhà sản xuất thép, viết rằng Việt Nam “vẫn là một ví dụ điển hình về nền kinh tế do nhà nước kiểm soát từ trên xuống dưới và đã trở thành mối đe dọa đáng kể đối với các nhà sản xuất thép theo định hướng thị trường ở Hoa Kỳ”.

Theo các nghị sĩ này, ngành thép Việt Nam đã chuyển đổi “thành một nhà sản xuất thép lớn và là một trong những nước kinh doanh thép không công bằng tai hại nhất trên thế giới”. Lá thư cho biết là trong năm 2010, lượng thép VN nhập cảng vào Mỹ chưa đến 40 ngàn tấn. Đến năm 2018, lượng nhập cảng từ Việt Nam vượt qua 1 triệu tấn.

Theo cáo buộc của Ủy ban Thép tại quốc hội Mỹ, Việt Nam là nơi các công ty thép từ các quốc gia khác như Trung Cộng tìm cách dịch chuyển sản xuất đến đây để tránh các lệnh phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ. Do đó, theo lập luận của họ, trao quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam mà không xem xét đầy đủ các yếu tố được quy định trong đạo luật thuế quan Hoa Kỳ năm 1930 sẽ là “quá sớm và không chính đáng”.

Lá thư cho biết là trong năm 2010, lượng thép VN nhập cảng vào Mỹ chưa đến 40 ngàn tấn. Đến năm 2018, lượng nhập cảng từ Việt Nam vượt qua 1 triệu tấn.

Hàng chục nghị sĩ Mỹ trước đây cũng đã đưa ra quan điểm tương tự về việc bộ thương mại xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Bảo Trân:  Bảo Trân xin cảm ơn anh Hướng Dương đã giúp cho biết rõ thêm những tin VN quan trọng trong tuần qua. Kính chúc quý thính giả luôn được mạnh khỏe, an lành.

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment