Để có được cuộc sống yên bình, tự do, no ấm thì phải vun trồng, xây dựng, bồi đắp không phải bằng sự trả giá tất cả để có được. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:"Hòa bình và Phẩm giá” của Thái Hạo qua sự trình bày của Khánh Ngọc
Thái Hạo.Cái giá của hòa bình, tất nhiên là rất đắt. Nhưng cũng không phải vì thế mà
người ta chấp nhận trả tất cả để đổi lấy, vì có nhiều thứ còn quý giá hơn.
Đến thời điểm này, cuộc chiến tranh xâm lược của Putin đã cướp đi sinh mạng
hơn 2 nghìn người Ukraine, khiến 3 triệu rưởi người phải chạy tị nạn sang nước
ngoài; thành phố, làng mạc nhiều nơi đã trở thành gạch vụn, những di chứng tâm
lý thì không thể đong đếm cho hết được… Nhưng, người Ukraine đã không “đổi đất
lấy hòa bình”, không đổi lòng tự tôn để lấy bình yên giả tạo, không đổi tự do
để được nhận sự yên thân. Một cuộc chiến chết chóc, nhưng trong tư thế ấy, nó
là biểu hiện của ý thức nhân phẩm, lòng yêu tự do và tinh thần kiêu hãnh.
Không ai ủng hộ chiến tranh cả, thế giới văn minh lên án mọi hình thức bạo
động, nhưng con người văn minh hiểu được thế nào là một đời sống vô nghĩa, và
thế nào là một đời sống có phẩm giá. Sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được sự yên
thân là lối hành xử của nô lệ.
Những thứ diễn ngôn lấy “hòa bình” làm quy chiếu và là giá trị tối hậu
thường là một mưu toan, nhằm ru ngủ người dân, giam nhốt họ trong những giáo
điều ẻo lả, tiêu diệt sức đề kháng và phản kháng, nhúng toàn bộ xã hội vào một
chiếc ao tù của sự hài lòng. Loại diễn ngôn này, không những khiến con người
trở nên yếu nhược, mà hơn thế, còn gây nên nỗi sợ hãi mơ hồ kinh niên cùng với
những giằng xé trong lựa chọn, cho đến khi sự thỏa hiệp được đặt định hoàn toàn
trong mỗi cá nhân.
“Chúng ta đang được sống trong hòa bình, hãy nhìn đi, thấy chiến tranh chết
chóc tang thương như thế đó, biểu tình bất ổn như thế đó…, hãy biết ơn và bằng
lòng…”. Đại loại như thế. Cứ từ ngày này qua ngày khác, người ta gieo rắc vào
đầu những thế hệ nối tiếp cái tâm thức an phận. Chuyện đúng – sai, hay – dở,
tốt – xấu v.v.. dần thành mờ nhạt, và trở nên vô giá trị. Nó tạo thành một cộng
đồng tê liệt mọi ý thức về nhân phẩm, lương tâm và cả các quyền con người căn
bản mà “tạo hóa ban cho” họ.
Trong giáo dục, cái cần dạy ở chiến tranh/đấu tranh cho học trò là bài học
về tính chính nghĩa, là các giá trị thiêng liêng, là sự trả giá tất yếu để vươn
tới văn minh, chứ không phải là nỗi sợ hãi và sự hài lòng bất chấp. “Trả giá”,
đúng thế, chứ không phải “hi sinh”. Trong hoàn cảnh tương tự, “hi sinh” là một
từ phỉnh phờ, không ai bỏ công dọn dẹp chính căn nhà mà mình đang ở nhưng lại
tự nhận là “hi sinh” cả.
Cũng không ai cần một cuộc chiến tranh để trưởng thành, trưởng thành có
nhiều cách, nhưng không phải vì thế mà bằng mọi giá phải chạy trốn nó để đổi
lấy thân phận đớn hèn, ô nhục. Muốn có gạo ăn thì phải lội ruộng cấy lúa, muốn
có tự do và văn minh thì cũng phải sớt từ chuỗi ngày bất động nhiều đêm mất
ngủ, thậm chí mất cả những điều quý giá nhất. Nhưng đó lại chính là một lẽ
thường tình, cái thường nhất trong mọi lẽ. Không có gì được miễn phí cả.
Ở ta, ai cũng mơ ước một cuộc sống bình yên, thịnh vượng và tự do nhưng
không mấy người sẵn sàng chi trả một khoản phí nào đó cho nó cả, dù chỉ là chút
phiền hà. Đó nếu không là ích kỷ thì cũng là viển vông, nếu không phải u mê.
Giáo dục (cả giáo dục nhà trường, xã hội và gia đình) cần phải dạy cho nhau
biết sống không bằng lòng, chứ không phải luôn hài lòng. Giáo dục cần phải dạy
về sự sòng phẳng, rằng để có một xã hội tốt hơn mà trong đó chính họ là người
thụ hưởng, thì cũng chính họ phải bỏ vốn ra đầu tư: là những ngày không bình
yên.
No comments:
Post a Comment