Thursday, July 25, 2024

Tin Tức: Thứ Năm 25.07.2024.

Tin Tức

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Bảo Trân & Thiên An trình bày sau đây.

1/ TẬP CẬN BÌNH CỬ ĐÀN EM SANG DỰ TANG LỄ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã cử ông Vương Hỗ Ninh, nhà lãnh đạo xếp hàng thứ tư của nước này, làm đặc phái viên sang Hà Nội để dự tang lễ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo loan báo của Tân Hoa Xã.

Ông Vương Hỗ Ninh làủy viên thường vụ bộ chính trị sẽ cầm đầu một phái đoàn của Trung Cộng sang dự quốc tang ông Trọng từ ngày 25 đến 26/7 tại Hà Nội. Trước đó, vào ngày 20/7, ông Tập Cận Bình đã đích thân đến tòa đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh để làm lễ chia buồn về cái chết của ông Trọng. Họ Tập đã cúi đầu ba lần trước di ảnh của ông Trọng và sau đó viết vào sổ tang.

Ông Tập cho biết là trong 10 năm qua, ông và ông Trọng đã có nhiều cuộc gặp gỡ thân thiết. Hai người đã gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2011 sau khi ông Trọng lên làm tổng bí thư ở Việt Nam, riêng ông Tập khi đó là phó chủ tịch Trung Cộng. Tổng cộng hai ông đã gặp nhau tám lần trong các chuyến thăm viếng chính thức lẫn nhau.

Họ Tập nhấn mạnh là Trung Cộng luôn ghi nhớ những đóng góp quan trọng của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc nuôi dưỡng quan hệ giữa hai đảng, hai nước cũng như phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-cu-vuong-ho-ninh-sang-du-tang-le-ong-nguyen-phu-trong/7710958.html

2/ NƯỚC ANH HỒI HƯƠNG 55 NGƯỜI VIỆT BỊ BÁC ĐƠN TỴ NẠN.

Năm mươi lăm người Việt đến Anh để xin quy chế tỵ nạn nhưng bị từ chối, và vào ngày thứ Tư 24/7 bị đưa về VN bằng máy bay.

Số người này được hồi hương theo một thỏa thuận giữa hai phía chứ không phải đưa đi nước thứ ba. Và đây là chuyến bay đầu tiên đưa người không được cấp quy chế tỵ nạn về nước kể từ năm 2021.

Thống kê cho thấy trong quý I năm 2024, cứ một trong năm người đến Anh bằng thuyền nhỏ là người Việt Nam. Đây là con số đông nhất trong những người tìm đường vào nước Anh. Vào ngày 15/4 vừa qua, theo số liệu của Anh cho thấy là cóhơn 530 người đến đất Anh. Đây là con số cao nhất đến Anh bất hợp pháp qua eo biển Manche chỉ trong một ngày.

Riêng số người Việt Nam vượt eo biển Manche vào Anh tính đến trung tuần tháng 4 năm nay tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022 có 505 người và nay lên đến hơn 1300 người. Giớibiên phòng Anh báo cáo có những chiếc thuyền nhỏ chở đến 20 người Việt.

Do biện pháp an ninh chặt chẽ hơn đối với các xe tải, cũng như vụ 39 người Việt chết ngạt trong thùng xe đông lạnh vào năm 2019, khiến nhiều người tránh đi bằng đường bộ mà chuyển sang đường biển vào Anh bằng thuyền nhỏ.

Số lượng người Việt vào Anh bất hợp pháp gia tăng là một lý do mà thủ tướng Anh nêu ra yêu cầu quốc hội nước này cần thông qua Dự luật Rwanda. Mục đích là cứu mạng cho những người đang bị các băng nhóm buôn người bóc lột.

Người Việt nhập cư lậu vào Anh thường do những băng nhóm buôn người đưa đến làm tại những tiệm làm móng tay, những trang trại trồng cần sa, những nhà hàng và ngành mua bán dâm tại Anh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/failed-asylum-seekers-to-be-sent-back-to-vietnam-07242024092023.html

3/ CHUYÊN GIA NGÔ THỊ TỐ NHIÊN BỊ KẾT ÁN 3 NĂM RƯỠI TÙ.

Một toà án ở Hà Nội đã kết án chuyên gia môi trường Ngô Thị Tố Nhiên từ một tháng trước nhưng không công bố rộng rãi.

Tổ chức nhân quyền Project 88 vào hôm 23/7 trích dẫn ba nguồn thạo tin, trong đó có hai nguồn cho biết bà Tố Nhiênđã bị kết án 3 năm 6 tháng tù với cáo buộc “chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu và tài liệu của cơ quan”.

Phiên tòa xử kín diễn ra vào ngày 27/6, đúng một tháng trước khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Âu châu Josep Borrell chuẩn bị tới Hà Nội để đàm phán về vấn đề khí hậu.

Theo thông cáo báo chí của Project 88, phiên tòa không có người ngoài tham dự, và bản án vẫn chưa được công bố.Bà Nhiên bị công an Hà Nội bắt giữ vào ngày 15/9 năm ngoái, nhưng đến 5 ngày sau công an mới chính thức khởi tố bà.

Tổ chức Project 88 nói có nhiều bằng chứng cho thấy việc kết án bà Tố Nhiên có động cơ chính trị.Chẳng hạn như, công an quyết định không công bố việc bắt giữ bà và trong thời gian bị tạm giam, bà bị cách ly mặc dù không gây nguy hiểm cho xã hội.

Cần biết bà Tố Nhiên là chuyên gia khí hậu thứ sáu bị bạo quyền Việt Nam bỏ tù kể từ năm 2021. Trước đó, năm chuyên gia môi trường và xã hội dân sự là Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Nguỵ Thị Khanh, Bạch Hồng Dương và Hoàng Thị Minh Hồng đã bị kết án đến 5 năm tù với cáo buộc “trốn thuế.”

Project 88 cho rằng vụ bắt giữ bà Tố Nhiên là một phần trong chiến dịch đàn áp xã hội dân sự theo chỉ thị 24, được bộ chính trị cs VN ban hành vào tháng 7 năm ngoái với nội dung chính là các hoạt động chính sách, tài trợ nước ngoài và các nhà cải cách là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Trước khi bị bắt, bà Tố Nhiên cầm đầu VIETSE, tổ chức tư vấn năng lượng độc lập duy nhất hoạt động trong nước, vớisứ mệnh là “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam hướng tới một xã hội trung hòa carbon”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/project-88-says-specialist-ngo-thi-to-nhien-sentenced-to-42-months-07242024065633.html

4/ NGOẠI TRƯỞNG KHỐI ASEAN NHÓM HỌP ĐỂ BÀN VỀ MIẾN ĐIỆN VÀ BIỂN ĐÔNG.

Thành viên khối ASEAN vào hôm qua 24/7 đã nhóm họp tại Lào để tìm cách thúc đẩy nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ở Miến Điện và hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, vài ngày trước cuộc họp với ngoại trưởng các cường quốc.

Sau cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN sẽ là hai hội nghị thượng đỉnh vào ngày 27/7 tại Lào để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng với sự tham dự của các quan chức Mỹ, Liên minh Âu châu, Nhật Bản, Trung Cộng, Nga và các nước khác.

Các ngoại trưởng ASEAN sẽ thảo luận về những nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột đang tàn phá ở Miến Điện mà đến nay vẫn không có kết quả. Cuộc xung đột đã leo thang thành cuộc nội chiến ở Miến Điện vốn do quân đội kiểm soát và đã khiến gần 3 triệu người phải di tản, theo Liên Hiệp Quốc.

Các nước lớn nhất trong ASEAN, bao gồm Thái Lan, Nam Dương, Tân Gia Ba và Mã Lai, đã thất vọng vì tập đoàn quân sự Miến Điện đã không sẵn sàng tôn trọng cam kết đối thoại, vốn đã thử thách uy tín của khối và tính khả thi của bản kế hoạch hòa bình được thông qua vài tháng sau cuộc đảo chánh năm 2021.

Không rõ Lào, nước chủ tịch luân phiên của khối, có đạt được tiến triển gì hay không trong việc thúc đẩy sự tiếp xúc giữa Nam Dương với các tướng lãnh và phe đối lập có vũ trang của Miến Điện.

Khối ASEAN dự trù sẽ thúc đẩy việc hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử với Trung Cộng về Biển Đông vốn đã diễn ra quá lâu.Ý tưởng này ra đời vào năm 2002 và đã được đàm phán từ năm 2017.

Nam Dương hy vọng một bộ quy tắc có thể được ký kết vào năm 2026. Tuy nhiên một số nhà phân tích an ninh nghi ngờ về khả năng đạt được bộ quy tắc mang tính ràng buộc hay có thể thực thi.Một số quốc gia ASEAN quyết tâm là nó phải dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), điều mà Trung Cộng luôn bác bỏ.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-asean-hop-tai-lao-de-ban-ve-myanmar-va-bien-dong/7711010.html

No comments:

Post a Comment