Trong một thể chế độc tài chuyên chế, bưng bít thông tin, người dân bị tướt đoạt mọi quyền căn bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và biểu đạt, thì đây là môi trường để các loại tin đồn, các lối suy diễn, được loan tải, quảng bá mạnh mẽ trong dân gian. Cái chết vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng Việt Nam, là một ví dụ điển hình cho tình trạng này.
Để biết rõ thêm về sự kiện này, mời quý thính giả theo dõi bài Bình Luận “Khơi lại “Vết nhơ” Ciputra của Tổng Trọng: Tô Đại hay Thủ Chính, ai là thủ phạm?” của tác giả Trà My vừa đăng tải trong trang web Thời Báo Đức Quốc ngày 28 tháng 7 năm 2024, qua giọng đọc của Hướng Dương sau đây...
Vào trung tuần tháng 5/2024, ông Trọng vẫn chủ trì phiên họp “cán bộ chủ chốt”, với cơ cấu “Tứ trụ” mở rộng, có vẻ, sức khỏe “vẫn bình thường”.
Vài ngày trước khi qua đời, theo truyền thông nhà nước, Tổng
Trọng vẫn ngồi đọc tài liệu trên bàn làm việc, tại phòng điều trị của Viện 108.
Cũng trước khi Tổng Trọng qua đời, mạng xã hội xôn xao về dự
án Khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra. Đây là một vụ bê bối xảy ra cách đây 20
năm, bị Hội đồng Nhân dân Hà Nội đưa ra thảo luận lại, về vấn đề thực hiện kỷ
luật, kỷ cương, trách nhiệm, trong thực thi công vụ.
Trước đó, cuối tháng 11/2022, Bộ Kế hoạch Đầu
tư đã có thông báo, kèm theo hồ sơ tài liệu, gửi tới Uỷ ban Nhân dân
Hà Nội, đề nghị có ý kiến về hồ sơ điều chỉnh Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long.
Tuy nhiên, sau gần một năm, Bộ Kế hoạch Đầu tư vẫn chưa nhận được ý kiến của Hà
Nội, mặc dù Bộ này liên tục ra văn bản đôn đốc, đề nghị thành phố Hà Nội sớm
cho ý kiến, để Bộ Kế hoạch Đầu tư có căn cứ báo cáo Thủ tướng.
Một câu hỏi đặt ra là, trong những ngày cuối đời, Tổng Trọng
có biết về đề tài rất nóng này, liên quan đến trách nhiệm của ông từ thời giữ
chức Bí thư Thành ủy Hà Nội hay không?
Câu trả lời là có, thậm chí, Tổng Trọng còn nắm rất rõ.
Tại Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương, ngày 4/7 tại Hà Nội,
dù vắng mặt, nhưng ông Trọng vẫn gửi thư chỉ đạo Hội nghị. Theo đó, ông yêu cầu
Bộ Công an phải chấm dứt tình trạng để lọt, lộ, các tin tức thuộc loại tin nội
bộ, mà theo ông là “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”.
Phải chăng, Tổng Trọng cũng đã rất lo lắng về thông tin liên
qua Dự án Ciputra? Và điều đó có liên quan gì đến cuộc chiến quyền lực, trong nội
bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, trong thời gian vừa qua?
Khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra là một trong những khu
đô thị mới đầu tiên, do nhà đầu tư Indonesia và Việt Nam hợp tác, liên doanh
xây dựng tại Hà Nội, từ năm 2002, với quy mô hơn 300ha, và tổng số vốn khoảng
hơn 2 tỷ USD.
Tuy nhiên, chỉ vì một quyết định “vội vã” của lãnh đạo Hà Nội
khi đó, là Bí thư Thành uỷ Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên, khi
duyệt giá thu tiền sử dụng đất của dự án này sớm hơn 16 ngày, so với ngày công
bố giá đất mới theo Luật Đất đai, đã khiến Ngân sách Nhà nước thiệt hại 3.000 tỷ
đồng.
Theo đó, lãnh đạo Hà Nội đã áp giá đất cũ ở Dự án này, thấp
hơn giá thị trường rất nhiều, chỉ từ 620.000 đồng đến 1.540.000 đồng một mét
vuông. Sau đó 16 ngày, theo Luật Đất đai, giá đất mới được công bố và áp dụng
là từ 6.480.000 đồng đến 12.000.000 đồng một mét vuông, cao từ gấp 8 đến gấp 10
lần. Đã có những cáo buộc đối với các lãnh đạo Hà Nội lúc đó, về việc nhận những
món “quà biếu” với giá trị hàng triệu USD.
Nhưng tại sao, sai phạm của Dự án Ciputra lại nổi lên vào
lúc này, và thủ phạm là Chủ tịch nước Tô Lâm hay Thủ tướng Phạm Minh Chính?
Rõ ràng, việc khơi lại vụ Ciputra, chắc chắn có mục đích
đánh thẳng vào Tổng Trọng, nhằm đẩy Tổng Trọng vào tình thế phải chấp nhận rời
khỏi cương vị Tổng Bí thư, khi chính trường bước vào thời kỳ cuối của giai đoạn
đấu đá quyết liệt nhất.
Thủ tướng Chính rõ ràng không có lực lượng điều tra, nhưng
Cơ quan Thanh tra Chính phủ được Thủ Chính chỉ đạo, sẽ tiếp tay cho Bộ Công an.
Nghĩa là, giữa ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính có sự liên minh.
Vào thời điểm từ đầu năm 2024 đến Hội nghị Trung ương 9, Tô
Lâm nhận thấy sức khỏe của Tổng Trọng đã xấu đi nhanh chóng, nên quyết định bồi
cú đo ván mang tên “Ciputra”. Điều đó có dẫn đến sự qua đời nhanh chóng của Tổng
Trọng hay không, thì vẫn chưa có câu trả lời.
Tuy nhiên, khả năng gia đình Tổng Trọng quyết định rút ống
thở, để tránh né và bảo toàn danh dự, danh tiếng của ông là người liêm khiết,
không dính dáng đến tham nhũng, cũng là điều khó có thể thể loại trừ.
Ai là người được hưởng lợi nhiều nhất khi Tổng Trọng qua đời,
cũng là một phần của câu trả lời.
Cái tên Ciputra là vết nhơ khó rửa của Tổng Trọng. Nhắc tới
Ciputra, người ta sẽ nghĩ ngay tới người “đốt lò”. Đây là bằng chứng cho thấy
ông Nguyễn Phú Trọng không trong sạch hoàn toàn, như nhiều người Việt Nam vẫn lầm
tưởng./.
No comments:
Post a Comment