Trong
tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả đài ĐLSN bài
viết có tựa đề: “Người giàu” của Võ Xuân Sơn sẽ được Ngọc Sương trình bày để tiếp
nối chương trình tối hôm nay.
Võ Xuân Sơn.
Một đất
nước có nhiều người giàu, thì đó là điều tốt, hay không tốt?
Có lần, tôi
đến Đức. Vô bệnh viện, thấy bệnh viện được xây mới, hiện đại. Vị giáo sư nói,
rằng họ có được bệnh viện này, là do sau khi thống nhất nước Đức, có một số
hãng lớn chuyển trụ sở về thành phố đó, nên một thành phố thuộc Đông Đức cũ,
mới có thể giàu có để xây được bệnh viện như vậy.
Ở Việt Nam,
chúng ta cũng có những người giàu và những công ty giàu. Còn nhớ, có lần ra
Quảng Nam, gặp mấy anh em, hình như là quan chức gì đó, rất tự hào vì Trường
Hải đặt nhà máy tại đó, đóng góp cho tỉnh rất nhiều. Sau đó, khi gặp mấy anh em
ở Quảng Ngãi, họ dự đoán, sau khi Dung Quất phát triển, thì bệnh viện Quảng
Ngãi sẽ được đầu tư lớn.
Bạn bè tôi
có nhiều người là doanh nhân, một số khá thành công. Cứ mỗi một doanh nhân
thành công, ngoài gia đình, dòng họ của họ được hưởng lợi, thì nhiều người khác
cũng được hưởng lợi theo. Tùy theo quy mô kinh doanh, mỗi doanh nhân có 10,
100, hoặc 1000 nhân viên. Nếu họ thành công, thì 10, 100 hay 1000 gia đình sẽ
có cuộc sống ổn định.
Đối với các
đại gia, thì có thể là là hàng chục ngàn, thậm chí cả trăm ngàn người được
hưởng lợi. Cứ mỗi doanh nhân thành đạt, trở nên giàu có, thì có rất nhiều người
được thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, con cái họ được học hành, cha mẹ họ
được phụng dưỡng tốt, xã hội nhờ đó mà trở nên tốt đẹp hơn. Người giàu đóng góp
cho xã hội nhiều lắm. Đất nước mà có nhiều người giàu, thì chẳng mấy chốc mà
cất cánh vươn cao, bay xa.
Nhưng có
phải người giàu nào cũng đóng góp cho xã hội không? Không. Chỉ những doanh nhân
kinh doanh thành đạt, những nhà chuyên môn có chuyên môn cao, những nghệ sĩ
được mến mộ… nói chung là những người giàu nhờ tài năng, công sức của họ, những
người thực sự tạo ra giá trị cho xã hội, giàu lên nhờ giá trị mà họ tạo ra cho
xã hội, thì cái giàu của họ mới mang lại điều tốt đẹp cho xã hội.
Nếu một tên
cướp, một kẻ buôn bán ma túy, hoặc một kẻ trộm giàu có, thì điều đó có nghĩa là
xã hội này có nhiều người bị trấn lột, bị trộm cắp, bị đầu độc… để cho bọn
chúng giàu lên. Sự giàu lên của bọn chúng sẽ làm cho nhiều người khác bị lâm vô
cảnh bần cùng. Sự giàu lên của chúng chỉ là sự cướp đi các giá trị do người
khác tạo ra, thậm chí, chúng càng giàu thì những giá trị càng bị hủy hoại, xã
hội càng lụn bại bởi sự giàu có của bọn chúng.
Ông tướng
Ca không phải quan chức công an đầu tiên được biết đến là rất giàu. Trước đây
có ông Giộc, có thời là giám đốc công an tỉnh Đồng Nai, nghe nói ông này xây
cái nhà ra giữa sông Đồng Nai. Khi đập các cột ra, người ta thấy không biết cơ
man nào là vàng bạc, châu báu được giấu trong đó. Nghe nói số lượng
vàng bạc, châu báu được tính bằng tấn.
Ông Giộc
hồi xưa thì đã được kết luận là tội phạm, tức là ổng giàu trên xương máu của
người khác. Không biết tướng Ca bây giờ giàu lên do cái gì? Nghe nói ông luôn
rao giảng đạo đức Hồ Chí Minh. Hay là ông giàu lên nhờ tài giảng dạy đạo đức?
No comments:
Post a Comment