Khi Việt Nam ký kết các hiệp ước mậu dịch với Châu Âu, cũng như vận động để Hoa Kỳ thừa nhận nền kinh tế VN là kinh tế thị trường, thì một trong những điều kiện phải đi kèm và quyền lợi của người lao động. Quyền này được nêu ra trong Công Ước 87, nhưng đến nay VN chưa phê chuẩn. Mời quí thinh giả theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ, tai sao Hà Nội chưa phê chuẩn Công Ước 87.
Thưa quí thinh giả,
Măc dù Việt Nam đã là thành viên Liên Hiệp Quốc, đã từng ứng cử và đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền của tổ chức quốc tế này, nhưng cho đến nay VN vẫn chưa phê chuẩn Công Ước 87, đó là một Công Ước quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động; mà thành phần này vẫn được đảng CS tôn vinh là sức manh nòng cốt của đảng!Tại sao VN chưa hoặc không muốn phê chuẩn Công Ước này?
Thưa, có nhiều lý do, một là Điều 2 của Công Ước viết rằng: “Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó”.
Và Điều 3nói rõ hơn: “1. Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình.
2. Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó”.Như thế nhà nước không thể can thiệp vào tổ chức nghiệp đoàn của người lao động, một điều mà đảng CS rất lo sợ.
Hai là, nếu nhà nước CSVN phê chuẩn C.Ư 87, thì họ cũng phải triệt để thi hành điều 25 trong bản hiến pháp hiện hành của nước này. Điều25 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.Cho đến nay, điều này chẳng những đã không được thi hành, mà nó còn là cái cớ để bỏ tù rất nhiều công dân, khi họ thực thi quyền con người do hiến pháp qui định.Điều 25 cũng xác định quyền hội họp, lập hội và biểu tình, nhưng những quyền này đều bị nghiêm cấm ở Việt Nam.Tại sao lại có chuyện mâu thuẫn như thế?
Thưa,vì bản chất của đảng CS là độc tài chuyên chính, họ lợi dụng sức mạnh của giới lao động để xây dựng đảng, khi nắm được quyền lực rồi, thì tất cả những phương tiện không còn cần thiết nữa, đúng với nguyên tắc: “mục đích biện minh cho phương tiện”.
Hiện nay ở VN chỉ có Tổng Liên Đoàn Lao Động VN,do nhà nước điều khiển, tổ chức này, thay vì làm trung gian để dàn xếp các tranh chấp giữa công nhân và chủ nhân, thì họ luôn đứng về phía chủ nhân, để bóc lột sức lạo động và đàn áp công nhân.
KhiVN mở cửa mời gọi các công ty nước ngoài vào đầu tư, cũng như khi VN muốn ký kết các thỏa thuận mậu dịch với các quốc gia khác, thì buộc lòng họ phải tuân thủ các qui định được ghi trong các công ước quốc tế. Do đó họ luôn tìm cách trì hoãn hoặc luồn lách sao có lợi cho đảng.
Năm 2014,khi Tàu Cộng đưa dàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, người dân rầm rộ xuống đường biểu tình, nhiều người lên tiếng đòi hỏi quốc hội phải thông qua luật biểu tình, nhưng rồi dư luật ấy cũng chìm xuồng từ đó. Còn việc lập hội ở VN xem ra rất xa vời; vì đảng CS rất sợ sự tập hợp của quần chúng. Cứ nhìn vào chiến dịch triệt hạ các tổ chức xã hội dân sự trong thời gian qua thì rõ.
Những thông tin gần đây cho thấy, để cứu vãn nền kinh tế rất bấp bệnh hiện nay, VN sẽ phải phê chuẩn Công Ước 87, nhưng trước khi phê chuẩn, họ sẽ chuẩn bị thế nào, để có thể khống chế, lũng đoạn hay vô hiệu hóa các ngiệp đoàn lao động do công nhân lập ra. Về phía người lao động, khi C.Ư được phê chuẩn, thì công nhân sẽ lập ra các nghiệp đoàn lao động riêng, với sự hỗ trợ của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labour Organization (ILO). Từ đósẽ có các cuộc biểu trình, để tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của mình. Đây sẽ là một cuộc đối đầu mà đảng CS không hề muốn.
Đây là thời điểm thuận lợi để cho người nông dân, công nhân, đã từng bị đảng CS lừa dối chiếm đoạt công sức và tài sản, cố gắng đấu tranh giành lại những gì đã bị cướp mất suốt trong mấy chục năm qua. Với tinh thần đoàn kết, công bằng và lẽ phải, chắc chắn sự thành công sẽ thuộc về người lao động Việt Nam.
Cảm ơn
quí thính giả đã theo dõi bài QD của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment