Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Bảo Trân & Thiên An trình bày sau đây.
1/ BẠO QUYỀN VN VẪN CHƯA PHÓNG THÍCH BÀ NGUYỄN THÚY HẠNH
Nhà đấu tranh Nguyễn Thúy Hạnh hiện vẫn điều trị bệnh ung
thư trong lúc bị công an tạm giam, trong lúc có các nguồn tin trên mạng nói
rằng bà đã được trả tự do.
Vào rạng sáng hôm qua 13/3, hai trang mạng có tên là “Nhật ký
Yêu nước” và “Nguyễn Viết Dũng” loan tin là sau nỗ lực của nhiều người, bà
Nguyễn Thúy Hạnh đã được nhà cầm quyền trả tự do ngày 12/3 để về chữa bệnh ung
thư.
Nhưng một nguồn tin cho biết là ít giờ sau đó là bà Hạnh
vẫn chưa được thả. Nguồn tin này cho biết thêm là công an hiện đang xem xét đơn
kiến nghị từ thân nhân của bà Hạnh và có thể sẽ trả lời sau khoảng một tuần
nữa.
Cần biết là vào cuối tháng Giêng, chồng bà Hạnh là cựu nhà
báo Huỳnh Ngọc Chênh, tố cáo trên mạng là bà bị tạm giam trong điều kiện tồi tệ
suốt gần 3 năm qua và gần đây bị phát giác đã bị ung thư cổ tử cung.
Bà Hạnh bị công an bắt giam vào đầu tháng 4/2021 với cáo
buộc “tuyên truyền chống phá chế độ” sau nhiều năm bà đấu tranh cho tự do và
dân chủ, đồng thời là người sáng lập và điều hành Quỹ 50k chuyên giúp đỡ gia
đình của các tù nhân lương tâm.
Cho đến nay vẫn chưa thấy bạo quyền Hà Nội thông báo khi
nào sẽ đưa bà ra xét xử. Nhưng đến cuối tháng Hai vừa qua, hàng trăm nhân sĩ
trí thức đã đang lá thư chung, đề nghị trả tự do cho bà Nguyễn Thúy Hạnh để đi
chữa trị ung thư.
2/ THÊM MỘT TIỂU
BANG ÚC NGƯNG NHẬN DU HỌC SINH CỦA 4 TỈNH VN
Sở giáo dục tiểu bang New South Wales vừa thông báo đến các
đối tác tuyển sinh ở Việt Nam là họ sẽ dừng nhận học sinh từ 4 tỉnh VN sang học
cấp phổ thông ở các trường công lập.
Vào sáng 12/3, các công ty tư vấn du học tại Việt Nam nhận
được thông báo là sở này sẽ dừng nhận hồ sơ của các học sinh từ các tỉnh Quảng
Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Ninh.
Sở giáo dục tiểu bang New South Wales cho biết quyết định này
là vì "những lo ngại liên quan đến việc không tuân thủ các quy định từ học
sinh" của một số tỉnh ở Việt Nam.
Cần biết là vào tháng trước, sở giáo dục tiểu bang Nam Úc
đã tạm ngưng nhận đơn của học sinh ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình vào các
trường công lập sau khi một số học sinh bị mất liên lạc. Sở này cho biết là
quyết định được đưa ra sau khi xem xét quê quán của những học sinh này về việc
mất tích.
Một phát ngôn nhân của cảnh sát Nam Úc cho biết các cuộc
điều tra không cho thấy 4 du học sinh này đang gặp nguy hiểm và “dường như đang
chủ động trốn tránh cảnh sát”.
Tính đến tháng 10 năm ngoái, hơn 31 ngàn du học sinh Việt
đang ở Úc, xếp thứ 6 về số sinh viên quốc tế, trong số này bao gồm sinh viên của
các ngành đại học, cao đẳng và các chương trình học nghề hay tiếng Anh.
https://www.voatiengviet.com/a/7525887.html
3/ CASINO PHÚ QUỐC
BÁO CÁO THUA LỖ HƠN 150 TRIỆU MỸ KIM
Casino Phú Quốc, được thiết lập thí điểm cho người Việt vào
chơi, tính đến nay đã lỗ lũy kế là 3720 tỷ đồng, tương đương với hơn 150 triệu
Mỹ kim.
Bộ tài chính Việt Nam thông báo số thua lỗ vừa nêu của
Casino Phú Quốc vào hôm qua 13/3.
Cần biết Casino Phú Quốc là một trong hai sòng bạc mà bộ chính
trị CSVN cho phép thí điểm để người Việt Nam được vào chơi. Thời gian thí điểm là
3 năm. Ngoài Phú Quốc còn có Casino Vân Đồn, nhưng chỉ mới có Casino Phú Quốc
bắt đầu thực hiện việc này từ đầu năm 2019 đến nay.
Báo cáo cho thấy là suốt thời gian qua, số người Việt vào
chơi là gần 300 ngàn người, chiếm 62% tổng số người tham gia. Trong thời gian
có dịch Vũ Hán, không còn khách nước ngoài mà chủ yếu là người Việt, thế nhưng
số lượng cũng giảm.
Tại Việt Nam, hiện có 9 casino đang hoạt động, trong đó có
6 casino có quy mô nhỏ. Ngoài ra còn 2 dự án casino đang trong quá trình xây
dựng.
4/ VN CẦN CÓ BIỆN PHÁP ĐỂ TRÁNH
LỌT VÀO DANH SÁCH RỬA TIỀN
Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý để giám sát tài sản
ảo và nhà cung cấp dịch vụ này nhằm tránh nguy cơ bị liệt vào danh sách rửa
tiền.
Đó là kêu gọi được đưa ra tại hội thảo góp ý về vấn đề vừa
nêu, diễn ra vào ngày hôm qua 13/3 ở Hà Nội do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ
chức.
Phó chủ tịch hiệp hội, ông Nguyễn Đoan Hùng, tuyên bố là việc
hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản ảo không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà
còn thể hiện cam kết về chính trị của Việt Nam trong phòng chống rửa tiền, đồng
thời giúp minh bạch hóa thị trường và nâng cao tín nhiệm quốc gia.
Cần biết là vào tháng 2 năm ngoái, nhà nước VN ban hành
quyết định về kế hoạch hành động quốc gia nhằm thực hiện cam kết về phòng chống
rửa tiền.
Quyết định này được ông Phan Đức Trung, phó chủ tịch thường
trực của hiệp hội nói trên, nhận định là nhằm đưa hoạt động của giới blockchain
vào khuôn khổ để giảm thiểu rủi ro cho Việt Nam có thể bị đưa vào danh sách về
rửa tiền.
No comments:
Post a Comment