Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Đồng Tâm trình bày sau đây.
.LIÊN ĐOÀN KHMER KROM VÀ HRW LÊN ÁN VỤ BẮT NĂM NHÀ SƯ VÀ BA PHẬT TỬ CHÙA ĐẠI THỌ
Liên đoàn Khmer Krom (KKF), một tổ chức tranh
đấu cho quyền của người bản địa Khmer ở Việt Nam hôm 28/3 ra thông cáo lên án
việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ các nhà sư và Phật tử tại chùa Đại Thọ ( tiếng
Khmer gọi là Tro Nom Sek). Liên đoàn Khmer Krom kêu gọi Liên hợp quốc và cộng
đồng quốc tế lên án cuộc đàn áp đang diễn ra của Việt Nam đối với người Khmer
Krom và yêu cầu "trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân bị giam giữ trái
pháp luật."
Tổ chức này gọi các vụ bắt bớ trên là "sự
vi phạm trắng trợn các quyền cơ bản của con người, bao gồm các quyền tự do tôn
giáo, biểu đạt và lập hội," đồng thời cho rằng chính phủ Việt Nam đang
"thể hiện sự coi thường trắng trợn các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và
các nguyên tắc dân chủ." Liên đoàn Khmer Krom đồng thời kêu gọi Liên hợp
quốc và cộng đồng quốc tế lên án cuộc đàn áp đang diễn ra của Việt Nam đối với
người Khmer Krom và yêu cầu "trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân bị
giam giữ trái pháp luật."
Trong khi đó, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc
phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) hôm 29/3
khẳng định, chính quyền Việt Nam đang dùng Điều 331 như một công cụ pháp lý để
tấn công một cách có hệ thống quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer
Krom.
2.VỤ
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHẾT TRONG TRỤ SỞ CÔNG AN, NỮ ĐẠI ÚY BỊ ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC
Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai hôm 24/3 đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với Đại úy công an Thái Thanh Thương, đội phó Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội của Công an huyện Long Thành. Bà Thương là người ký giấy triệu tập ông Vũ Minh Đức đến làm việc sáng 22/03, nhưng đã chết tại bệnh viện vài giờ sau đó. Tuy nhiên, nguyên nhân nữ đại úy bị đình chỉ công tác không được nêu rõ.
Trước đó, ngày 22/3, ông Vũ Minh Đức, 31 tuổi, được người thân đưa đến trụ sở công an huyện theo giấy triệu tập để làm việc với điều tra viên Thái Thanh Thương hoặc điều tra viên Lưu Quang Trung về vụ vụ “gây rối trật tự công cộng” xảy ra vào ngày 7/10/2023 ở xã An Phước. Chiều cùng ngày, gia đình nhận được tin ông Đức bị ngất xỉu trong quá trình bị thẩm vấn nên được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành. Sau đó ông Đức tiếp tục được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy tại Sài Gòn không qua khỏi. Giấy chứng tử của bệnh viện Chợ Rẫy ghi ông Đức chết lúc 23 giờ nhưng một bác sĩ bệnh viện này lại nói với gia đình nạn nhân rằng ông chết khoảng 9 giờ 50 phút tối ngày 22/3.
Trên cơ thể của nạn nhân có nhiều vết bầm dập,
lồi lõm và khi mổ nội tạng, quan sát thấy nhiều vết máu cục bên trong. Có nhiều
cơ sở kết luận rằng ông Vũ Minh Đức đã bị công an đánh đến chết trong quá trình
bị thẩm vấn, tra khảo.
3.ĐẠI
ÁN VẠN THỊNH PHÁT: BÀ TRƯƠNG MỸ LAN KHAI VỀ VAI TRÒ CỦA TƯỚNG CÔNG AN ĐÃ CHẾT
Tại phiên xét xử, bà Trương Mỹ Lan đã bất ngờ
tiết lộ danh tính quan chức cấp cao đã đứng ra nhờ bà để việc sáp nhập ba ngân
hàng thương mại diễn ra thành công vào năm 2012. Đó là ông Trần Minh Tuấn -
nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, cựu Thứ
trưởng Bộ Công an. Tuy nhiên, báo chí nhà nước chỉ nhắc đến ông Tuấn và không
nhắc đến ông Ngọ. Xin nhắc lại, cả hai ông này đều đột ngột qua đời vào tháng
2/2014 với những tình tiết rất bất thường.
Cần biết rằng ông Phạm Quý Ngọ qua đời trong
khi vụ án Dương Chí Dũng đang được xét xử, cách đây mười năm. Một tình tiết
đáng lưu ý, thời điểm đó ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa rằng ông này đã 1
triệu đô la, là tiền của bà Lan hối lộ cho ông Ngọ. Tuy nhiên, bà Trương Mỹ Lan
không được coi là bị can của vụ án và không bị tòa triệu tập để làm nhân chứng.
Theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua
74 pháp nhân, cá nhân để sở hữu, chi phối hơn 85% cổ phần SCB ngay sau khi ba
ngân hàng gồm Sài Gòn, Ngân hàng Đệ Nhất và Ngân hàng Tín Nghĩa được sáp nhập
và trở thành người nắm toàn bộ quyền lực, chi phối SCB sau khi hợp nhất.
Nhiều người nhận định rằng, nếu không có việc
sáp nhập ba ngân hàng nói trên, bà Trương Mỹ Lan khó có thể thực hiện được hành
vi phạm tội mà bà bị cáo buộc trong suốt khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2012
đến năm 2022.
Bởi lẽ, theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan đã
thông qua 74 pháp nhân, cá nhân để sở hữu, chi phối hơn 85% cổ phần SCB ngay
sau khi ba ngân hàng gồm Sài Gòn, Ngân hàng Đệ Nhất và Ngân hàng Tín Nghĩa được
sáp nhập.
4.PHIPIPPINE
RA TUYÊN BỐ CỨNG RẮN TRƯỚC TRUNG CỘNG
Bộ Quốc phòng Philippines hôm 29/3 tuyên bố
rằng không mong có một cuộc chiến hay những rắc rối ở Biển Đông nhưng sẽ không
sợ hãi đến mức phải im lặng, phục tùng hay khuất phục trước Bắc Kinh.
Tuyên bố của Philippines nhằm đáp lại việc Bộ
Quốc phòng Trung cộng cáo buộc nước này hôm 28/3 về các hành động khiêu khích,
tung thông tin sai lệch và phản bội sau khi Manila cáo buộc Bắc Kinh có hành vi
gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Tuyên bố nói “Điều đó cũng cho thấy chính phủ
Trung Quốc không có khả năng tiến hành các cuộc đàm phán cởi mở, minh bạch và
hợp pháp. Những gì họ làm chỉ là lên giọng kẻ cả, và nếu không làm được điều
đó, thì sẽ dọa nạt các nước nhỏ hơn”.
Thái độ gay gắt giữa hai bên được gia tăng sau
loạt tranh chấp gần Bãi Cỏ Mây khi Philippines thực hiện các nhiệm vụ tiếp tế
cho một nhóm binh sĩ được cử đến để bảo vệ một tàu chiến hỏng hóc được neo đậu
trên một bãi cạn từ cách đây 25 năm nhằm mục đích thúc đẩy các tuyên bố chủ
quyền của nước này.
No comments:
Post a Comment