Trong các chế độ CS, quyền lực quá lớn tập trung vào lãnh tụ. Chính vì thế, tranh dành chức vụ TBT đảng trước địai hội 14, sẽ vô cùng quyết liệt và đẫm máu. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trần Hiếu Chân/ RFA với tựa đề: “"Thế tập" và các "Sứ quân" trước Đại hội 14 của Đảng” sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Trần Hiếu Chân
"Thế tập" thuở trước dưới thời phong kiến là cái quyền được thừa hưởng tước vị từ cha ông truyền lại. Ngày nay quyền này thuộc về con ông cháu cha – cỡ như Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh (con cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Ông Tuấn Anh vừa mới bị loại), hay Đại tá tình báo Nguyễn Duy Linh (con nguyên Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Hưởng. Ông Linh hiện đang ngồi "bóc lịch" trong nhà tù của chính thân phụ)…
Xưa, quyền này thuộc các bậc dòng dõi đế vương. Nay, dưới chế độ "vua tập thể", quyền này thuộc về các "cận thần" vòng trong và vòng ngoài của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Còn đứng đầu các "Sứ quân" thời
nhà Sản, có rất nhiều "thứ sử" đến từ các "châu" khác nhau
: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh… và một số vùng thuộc Miền
Nam, từ "khu Nơm" cho đến các tỉnh Nam Bộ... Tuyên bố ngày 23/2/2024
của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra trước Tiểu ban chuẩn bị Văn kiện cho Đại
hội 14 (sẽ được tổ chức vào tháng 1/2026) là một "cú sốc toàn tập" đối
với các "quần thần".
Vậy tại sao "sự chốt hạ" của Tổng
Trọng trước cuộc họp của Tiểu ban chuẩn bị văn kiện nói trên lại khiến các
"Sứ quân" bị sốc ?
Thứ nhất, là tại vì như Giáo sư Jonathan
London từ Đại học Leiden, Hà Lan, đã bình luận trước đó : "Chưa có tin
chính thức mà vẫn rõ : Không ai có ảnh hưởng chính trị trong thập kỷ qua hơn
ông Nguyễn Phú Trọng. Bây giờ Việt Nam đang chuyển vào giai đoạn mà triết gia
Gramsci gọi đó là interregnum : Quá khứ đang hấp hối, mà tương lai vẫn chưa được
sinh ra. Một giai đoạn có tính quyết định đã đến".
Thứ hai, trong bối cảnh chính trường vẫn
còn bấp bênh như vậy, các "Sứ quân" thấy thật khó đoán định, Tổng bí
thư sẽ "truyền ngôi" cho ai ? Tình huống này khiến giới quan sát đặt
câu hỏi : Quyền lực vô đối của Tổng bí thư Đảng có dẫn đến nguy cơ tha hóa và
thách thức tiến trình "kế vị"? . Bởi vì, chế độ này ở Việt Nam thực
chất là một phiên bản của Trung Quốc, có cội nguồn "tập quyền (hay thế tập)
với các đặc trưng : dưới quyền lực tuyệt đối và bao trùm của người đứng đầu,
quan chức chế độ được cho là phải giáo dục qua tuyển chọn nghiêm ngặt – nhưng lại
dễ bị tha hóa (mua quan bán chức) – nhằm duy trì cái gọi là "sự ổn định"
bề ngoài của chế độ.
Nhưng cái ổn định bề ngoài ấy không che đậy
nổi cái bất định bên trong từ tuyên bố của ông Trọng. Nếu Tổng bí thư áp dụng
công thức "7 lên 8 xuống" của Trung Quốc vào Đại hội tới (điều này có
xác suất khá cao). Tức là, Ủy viên Bộ Chính trị nào chạm 68 tuổi thì buộc phải
về vườn, còn nếu 67 tuổi trở xuống thì có thể được tái nhiệm. Như vậy, cuộc vận
động đổi "Thẻ Căn Cước" của Đại tướng Tô Lâm – trong vòng tám năm phải
đổi đến những ba lần – có thể sẽ lãi to, vì Công an không chỉ "móc
túi" được các phó thường dân, mà còn mở ra nhiều cửa để thu về bạc tỷ từ
các "đồng chí" Trung ương, thậm chí cả Chính trị bộ bị khống chế bởi
tuổi tác (Bản thân Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang trước đây cũng từng phải
khai man Giấy Khai sinh).
Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có thể trở thành
một "Tề Hoàn Công ở thế kỷ 21" ? Tại vị lâu thứ hai trong lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam (chỉ thua mỗi ông Lê Duẩn), ông Trọng có còn đủ thời gian để
tìm được nhân tài nhằm gây dựng lại cơ nghiệp nhà Sản đang vào hồi mạt pháp ? Tổng
bí thư Trọng chắc không quên câu châm ngôn được cho là từ gian hùng Tào Tháo,
"thà ta phụ người trong thiên hạ, chứ đừng để người trong thiên hạ phụ
ta". Các "quần thần" xung quanh ông hẳn đã có dịp trải nghiệm, từ
Đinh Thế Huynh đến Đinh La Thăng, từ Phạm Quang Nghị đến Trần Quốc Vượng…
"để làm bá chủ thiên hạ" thời nay quả không phải dễ !
Cuối cùng, đòn đánh chặn của "tên lửa
Tomahawk" (made by Nguyễn Phú Trọng) gợi nhớ lại một khúc quanh trong lịch
sử. Tuần lễ sau Tết, khi Tổng bí thư làm lễ dâng hương tại Hoàng Thành, khấn
vái trên vùng đất phủ lấp bao đời vua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nghĩ gì
về sự hưng phế của các triều đại, và không biết ông có dự cảm gì, khi thấy mình
vừa mới vắng mặt thời gian ngắn mà các "thủ túc" đã khởi chiến, còn
giới truyền thông thì "bình loạn" quá nhiều phương án đến bản thân
ông cũng sốt ruột ! Nguyễn Phú Trọng có chạnh lòng nhớ đến Vua Tự Đức năm xưa ?
Không con nhưng có đến ba người con nuôi mà chẳng biết nhường ngôi cho đứa nào
? Chính xác hơn, không biết ai trong số mình chấm sẽ là người trung thành khi
ông rời cõi tạm này để đi gặp các cụ Mác – Lê – Hồ?
Trong khi đó, các cuộc đấu "sau hậu
trường" chính trị Ba Đình vẫn diễn ra ngấm ngầm nhưng quyết liệt. Theo
logic thông thường, các "Sứ quân" sốt ruột khi biết rằng "Hoàng
đế chưa băng hà" và "việc truyền ngôi" vẫn theo lộ trình cũ (phải
chờ đến đầu tháng 1/2026), tức là còn phải chờ 23 tháng nữa, thì liệu họ có
"hiệp thông" với nhau lại để ép Tổng bí thư nghỉ hưu sớm ? Cuộc
"vuốt râu hùm" này, "Sứ quân" nào dám khởi xướng, một khi
chưa biết rõ "chiếu chỉ" từ Thiên triều sẽ rọi vào ai ?
No comments:
Post a Comment