Sunday, May 1, 2022

Tin Tức, Chủ Nhật 01.05.2022

Tin Tức

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Miên Dương .

1) THÊM NHIỀU QUAN CHỨC TRỞ THÀNH “CỦI ĐỐT LÒ” CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 Chiều 29/4, Bộ công an ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với một số quan chức trong vụ án liên quan việc mua sắm thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai. Trong số những người bị bắt có Phan Huy Anh Vũ,Giám đốc sở Y tế, nguyên giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai; Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty AIC cùng nhiều quan chức khác. 

Điều đáng chú ý, tiến sĩ  Nguyễn Thị Thanh Nhàn được biết đến là nhân vật “sân sau” của chế độ, kẻ được xem là “bất khả xâm phạm”, từng tháp tùng nhiều lãnh đạo cộng sản công du nước ngoài, nay bị  “vào lò”. Thanh Nhàn từng được Nga và Nhật Bản trao tặng một số danh hiệu cao quý. Trước đại hội đảng XIII, bà này từng bị tờ Intelligenceonline Có trụ sở tại Pháp đưa tin trong một vụ mua bán vũ khí với Israel. Báo chí “lề đảng” đưa tin rằng những sai phạm của các bị can nói trên gây thiệt hại hơn 150 tỉ đồng.

 

2) HOA KỲ BÀN GIAO TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN VÀ BẢO DƯỠNG CHO CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM 

Hoa Kỳ vừa bàn giao một trung tâm huấn luyện và bảo dưỡng tàu, hỗ trợ phi không người lái cho Cảnh sát biển Việt Nam. 

Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 28/4, Tiến sĩ Robert Pope, Giám đốc Bộ phận Giảm thiểu Đe dọa Hợp tác (CTR) thuộc Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng Hoa Kỳ (DTRA) cho biết lễ bàn giao vừa được tiến hành tại Hải Phòng. Ông Pope cho biết trung tâm này bảo dưỡng loại tàu lớn, giúp các tàu này hoạt động trên biển thường xuyên và lâu hơn.

 DTRA đã hỗ trợ xây dựng bốn cơ sở huấn luyện và bảo dưỡng cho bốn vùng Cảnh sát biển Việt Nam. Tại các trung tâm này, Hoa Kỳ cung cấp mô hình mô phỏng tàu thuyền để thủy thủ Việt Nam có thể học cách điều khiển, nâng cao khả năng sử dụng tàu để phục vụ hoạt động tuần tra, bảo vệ chủ quyền tốt hơn. 

Hiện Hoa Kỳ đã chuyển giao 24 tàu tuần tra cao tốc Metal Shark, hai tàu tuần tra lớp Hamilton và đang chuẩn bị chuyển giao chiếc tàu thứ ba cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ phi không người lái cho Cảnh sát biển Việt Nam để mở rộng khả năng quan sát.

 https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-transfer-a-training-center-to-vn-coast-guard-04292022104915.html

 

3) HOA KỲ CẢNH BÁO CỘNG SẢN VIỆT NAM THIẾU Ý CHÍ CHÍNH TRỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT NẠN VI PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ 

Hoa Kỳ cho rằng việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vẫn là “một mối quan ngại đáng kể” trong khi nhà cầm quyền Hà Nội lại thiếu “ý chí chính trị” để giải quyết triệt để vấn đề này. 

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) vừa công bố báo cáo về quyền sở hữu trí tuệ thường niên 2022 trong đó Việt Nam vẫn bị liệt vào nhóm Cần Theo dõi vì cho rằng việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt nam tiếp tục là “một thách thức nghiêm trọng. 

Báo cáo này nhận định rằng mặc dù Việt Nam đã ban hành một nghị định nhằm giải quyết vấn đề buôn bán hàng giả trên mạng, nhưng nạn buôn bán hàng giả và hàng nhái trên mạng vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng. Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam tham gia và giải quyết những vấn đề này và cung cấp cho các bên liên quan quan tâm những cơ hội có ý nghĩa để đóng góp ý kiến khi Việt Nam tiến hành những cải cách này. 

Thông cáo ngày 27/4 của USTR cho biết có 7 đối tác thương mại bao gồm Argentina, Chile, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nga và Venezuela bị liệt vào danh sách Ưu tiên Theo dõi (Priority Watch List) trong khi Việt Nam và 19 quốc gia khác bị liệt vào danh sách Cần Theo dõi (Watch List). 

https://www.voatiengviet.com/a/my-vietnam-thieu-y-chi-chinh-tri-de-giai-quyet-nan-vi-pham-so-huu-tri-tue/6550431.html 

 

4) TỔNG THỐNG INDONESIA MỜI ZELENSKY VÀ PUTIN DỰ THƯỢNG ĐỈNH G20 

Theo AFP, ngày 29/04, Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo đã mời tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng như lãnh đạo Nga Vladimir Putin tới dự thượng đỉnh G20 dự trù vào tháng 11 năm nay khi Indonesia giữ chức chủ tịch luân phiên G20. 

Là nước chủ tịch luân phiên G20 trong năm nay, Indonesia đã bị các nước phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, gây nhiều áp lực để loại Nga ra khỏi nhóm ngay từ đầu cuộc xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, Jakarta cố gắng cưỡng lại, lập luận rằng với vai trò nước chủ nhà, Indonesia phải ứng xử không thiên vị. Gần đây, chính tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gợi ý mời Ukraine tham dự thượng đỉnh cho cân bằng. 

Hoa Thịnh Đốn không hề muốn có sự hiện diện của lãnh đạo Nga tại thượng đỉnh G20. Tổng thống Joe Biden đã phản đối thẳng thừng sự có mặt của tổng thống Putin tại G20. 

Từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine từ hôm 24/02/2022, các nước phương Tây đã tìm mọi cách cô lập Nga trên trường quốc tế. Nhưng Indonesia, cũng như một số quốc gia mới nổi lên, muốn giữ lập tường trung lập. Cũng trong phát biểu ngày hôm qua, ông Joko Widodo cho biết Indonesia sẽ không gửi vũ khí cho Ukraine như đề nghị của Tổng thống Zelensky. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220430-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-indonesia-m%E1%BB%9Di-zelensky-v%C3%A0-putin-d%E1%BB%B1-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-g20

 

5) NGA TỪNG BƯỚC THIẾT LẬP CHÍNH QUYỀN MỚI Ở MARIUPOL 

Mariupol, thành phố cảng chiến lược miền nam Ukraine sau nhiều ngày cầm cự, đến hôm nay 30/04 đa phần đã bị phá hủy và rơi vào tay quân Nga và Nga đang từng bước thiết lập chính quyền mới ở đây. 

Vàothứ Sáu ngày29/04, tại Mariupol, chiến sự vẫn tiếp diễn quanh nhà máy luyện kim Azovstal, với đường hầm ngầm có từ thời Liên Xô là nơi cố thủ của vài trăm binh lính cuối cùng và là nơi trú ẩn của hàng ngàn dân thường, trong đó có cả trẻ em. Văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm thứ Sáu 29/04 cho biết Ukraine có kế hoạch sơ tán dân thường trú ẩn trong các đường hầm ngầm này nhưng không cho biết chi tiết. Cho đến nay, các chiến dịch sơ tán dân thường gặp nhiều thất bại. 

Trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi bị sáp nhập vào Nga, thành phố cảng chiến lược miền nam Ukraine nay được xem như thuộc về nước Cộng hòa tự xưng Donesk. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220430-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-matxc%C6%A1va-t%E1%BB%ABng-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-thi%E1%BA%BFt-l%E1%BA%ADp-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-m%E1%BB%9Bi-%E1%BB%9F-mariupol

No comments:

Post a Comment