Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn/b> biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.
Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu
năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Hôm nay chúng ta sẽ bàn về vấn đề nhân sự sắp tới thay thế
Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đi vào chi tiết những
cuộc tranh cãi, đấu đá, loại bỏ nhau nhằm tranh chiếc ghế của Trọng. Chúng ta
sẽ đi vào những vấn đề có tính tổng thể, bao quát hơn đối với một tổ chức chính
trị.
Thưa quí anh chị em và quí vị, vấn đề thừa kế quyền
lực, chuyển giao quyền lực luôn là vấn đề hệ trọng không chỉ đối với các cá
nhân, các tổ chức đang nắm quyền lãnh đạo, thống trị một quốc gia mà chuyển
giao quyền lực hệ trọng đối với toàn bộ xã hội, quốc gia liên quan.
Từ khi loài người xây dựng nên chế độ chính trị dân
chủ, việc chuyển giao quyền lực đã có sự khác biệt rõ ràng giữa chế độ dân chủ
và chế độ phi dân chủ.
Một trong những khác biệt cơ bản nhất là trong chế độ
dân chủ, chuyển giao quyền lực chính quyền luôn dựa căn bản trên quyền lợi quốc
gia, dân tộc; trong khi đó, trong chế độ phi dân chủ, chuyển giao quyền lãnh
đạo đất nước chỉ dựa trên lợi ích của một đảng phái, thậm chí của một cá nhân.
Việt Nam chúng ta thuộc loại phi dân chủ, tức việc
chuyển giao, thay thế quyền lãnh đạo đất nước chỉ dựa căn bản trên lợi ích của
đảng Hồ-Tàu và bọn chóp bu mà thôi.
Vì vậy, chúng ta không nên trông chờ hay hi vọng vào
việc thay thế Trọng sắp tới. Kẻ nào lên thay thế Trọng, khả năng gần như chắc
chắn, cũng chỉ tiếp tục các chính sách “hèn với giặc Tàu, ác với dân Việt” như
Trọng đã tiếp nối Nông Đức Mạnh từ năm 2011 cho tới nay.
Song, cơ hội cho dân tộc chúng ta lại không hoàn toàn
u tối nếu chúng ta nhìn vấn đề nhân sự thay thế Trọng ở một phương diện khác.
Chúng ta có thể thấy, chế độ dân chủ vẫn không phải là
một chế độ tuyệt hảo chỉ toàn những điều tốt đẹp. Nhưng, ở phương diện cung cấp
tài năng lãnh đạo cho đất nước và tổ chức, chế độ dân chủ không chỉ có khả năng
cung cấp mọi tài năng cần thiết mà còn kích thích, tạo điều kiện cho mọi tài
năng được sử dụng, tỏa sáng. Đặc tính tốt đẹp này cho phép các tổ chức chính
trị và các chính quyền dân chủ thường có sẵn các nhân sự thích hợp, tốt đẹp cho
việc chuyển giao quyền lãnh đạo của đất nước hay của tổ chức. Do đặc tính căn
bản này, chúng ta luôn thấy, từ hơn 200 năm qua, các chế độ dân chủ luôn luôn
có chiều hướng phát triển đi lên; ngay cả khi gặp những trục trặc, sai lầm hay
thất bại, các chế độ dân chủ cũng nhanh chóng lấy lại được thăng bằng và tiếp
tục phát triển vượt hơn hẳn các chế độ chính trị khác.
Giới nghiên cứu khoa học xã hội đã quan sát thấy rằng
bất cứ một tổ chức nào của con người cũng gặp phải hiện tượng già cỗi và thoái
hóa giống như các cá thể sinh học. Nếu không có các biện pháp cải hóa thích
hợp, một tổ chức của con người cũng sẽ phải chết, tức tan rã, tan hàng. Biện
pháp tốt nhất để một tổ chức xã hội chống lại được sự lão hóa, tan rã là phải
đặt nó vào một môi trường cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh là động lực tốt
nhất giúp cho một tổ chức không đi tới tình trạng trì trệ, tan rã vì nó luôn
giúp cho tổ chức phải tự thu nạp thêm kiến thức, kinh nghiệm qua sự va chạm,
cạnh tranh với các tổ chức khác.
Thế nhưng, nhìn vào đảng Hồ-Tàu, chúng ta thấy suốt
hơn 7 thập niên qua, đảng Hồ-Tàu chỉ độc “một mình một chợ” trên miền Bắc và
suốt 47 năm qua chỉ cô độc một mình trên cả hai miền Nam-Bắc.
Sự độc quyền chính trị này là mục tiêu của đảng Hồ-Tàu
do sự tham lam quyền lực và sự nhẫn tâm coi quốc gia, dân tộc chỉ là công cụ
cho việc hưởng thụ của bọn chóp bu trong đảng Hồ-Tàu. Nhưng mục tiêu này cũng
chắc chắn đưa tới sự trì trệ của đảng Hồ-Tàu vì tổ chức này sẽ lâm vào tình
trạng già cỗi về tinh thần và trí tuệ do thiếu sự cạnh tranh.
Chỉ trong hơn hai nhiệm kì của Trọng vừa qua chúng ta
cũng thấy sự tàn nhẫn của chế độ ngày càng vụng về và trơ tráo. Từ việc trơ
tráo trấn áp người biểu tình chống Trung Cộng, chống Formosa cho tới việc coi
thường người dân trong đại dịch Covid. Tuy nhiên, dù lãnh đạo vụng về như thế,
đảng Hồ-Tàu vẫn không thể thay thế được Nguyễn Phú Trọng.
Sự bế tắc này là vô phương cứu chữa vì đảng Hồ-Tàu vẫn
chủ trương trấn áp mọi tổ chức chính trị đối lập.
Hệ quả tất yếu là đảng Hồ-Tàu sẽ tiếp tục già cỗi,
tiếp tục có những hành động vụng về, ngớ ngẩn không thể tin nổi như Phạm Minh
Chính và bầu đoàn của đảng Hồ-Tàu thể hiện trong chuyến thăm Hoa Kì vừa qua.
Sự lão hóa, vụng về, ngớ ngẩn của chúng chính là cơ
hội cho chúng ta - những người muốn cứu nước.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn xin tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị
cùng anh chị em trong chuyên mục tuần tới.
22/05/2022
No comments:
Post a Comment